Hệ thống đàm thoại chuông cửa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và triển khai mô hình nhà thông minh (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ HỆ THỐNG TÍCH HỢP TRONG NGÔI NHÀ HIỆN ĐẠI

3.2 Hệ thống đàm thoại chuông cửa

Hệ thống đàm thoại chuông cửa có hình (chuông hình) là hệ thống liên lạc nội bộ thông minh, hệ thống quản lý khách ra vào.

Hệ thống đàm thoại chuông cửa có hình là hệ thống dùng để quản lý cuộc gọi thực hiện ở lối vào tòa nhà (bên ngoài) đến căn hộ, biệt thự…(bên trong) thông qua phương tiện giao tiếp là âm thanh và hình ảnh. Tính năng chính của hệ thống đàm thoại chuông cửa có

hình là cho phép người bên trong nhà có thể xác định khách, và người trong nhà chỉ nói chuyện hay cho khách vào khi muốn điều đó.

Nhìn chung, hệ thống đàm thoại có hình gồm có 2 phần chính: Indoor Station và Outdoor Station

Hình 3- 4 Hệ thống đàm thoại có hình

Outdoor Station: được thiết kế để lắp đặt ngoài cửa, khu vực cách ly dành cho khách để liên lạc với bên trong. Thông thường Outdoor Station có tích hợp camera, bàn phím, microphone, nút gọi và các thiết bị đọc dữ liệu khác như: dấu vân tay, đầu đọc thẻ,…

Indoor Station: Được thiết kế để lắp đặt bên trong (phòng, trong nhà,…), thông thường indoor station là một thiết bị nhận cuộc gọi có chức năng xác nhận và ra lệnh cho phép mở cửa, có thể tích hợp màng hình cảm ứng, micro và loa.

Ứng dụng của hệ thống đàm thoại có hình thường dùng để quản lý ra vào trong các khu nhà cao tầng, khách sạn và các chung cư cao cấp. Khi đó trong hệ thống Intercom sẽ có 1 bộ trung tâm đặt tại khu vực tiếp tân hoặc phòng bảo vệ an ninh để xác nhận, cho phép khách hàng ra vào. Đối với biệt thự Village, thì hệ thống chuông hình sẽ được rút gọn lại thành hệ thống chuông cửa có hình Door Video Call.

Khi khách đến lối vào chính của khu chung cư, nơi mà sự giám sát an ninh là trách nhiệm của nhân viên bảo vệ. Bảo vệ sẽ gọi cho chủ nhà thông qua điện thoại ở phòng bảo vệ. Điện thoại trong căn hộ tương ứng sẽ đổ chuông báo cho chủ nhà. Chủ nhà trả lời điện

thoại bằng cách nhất tai nghe và nói chuyện với bảo vệ. Cuộc gọi sẽ tự động ngắt khi tai nghe được để lại vị trí cũ.

Khách vào sảnh thang máy chính và nhấn nút gọi cho căn hộ từ bảng gọi cửa. Điện thoại gọi cửa bên trong căn hộ sẽ phát âm thanh (khác với âm thanh từ điện thoại bảo vệ gọi lên) thông báo cho chủ nhà và hình ảnh của khách sẽ hiện lên trên màn hình điện thoại. Chủ nhà trả lời điện thoại bằng cách nhất tai nghe và nói chuyện với khách.

Chủ nhà có thể chấp nhận cho khách vào thang máy bằng cách nhấn vào nút mở cửa trên điện thoại gọi cửa trong căn hộ. Ngay lập tức, các rơle sẽ gởi tín hiệu đến hệ thống điều khiển thang máy (cấp bởi nhà thầu thang máy). Tủ giám sát thang máy sẽ đáp ứng các tín hiệu này bằng cách gọi thang máy xuống tầng trệt hay tầng hầm để khách có thể vào thang máy và mang thang máy chỉ đến tầng của mình.

Ở đây có hai cách liên lạc giữa bảng gọi cửa và điện thoại trong căn hộ, bảng gọi cửa và điện thoại bảo vệ, điện thoại bảo vệ và điện thoại trong căn hộ, bảng gọi cửa và điện thoại bảo vệ.

Mỗi bảng gọi cửa sẽ có khả năng tương tác với chỉ trong khối nhà đó.

Các cuộc gọi tới các điện thoại căn hộ hay điện thoại bảo vệ sẽ thông qua các số được cài đặt là 4 số.

Hệ thống vẫn có thể hoạt động bình thường nếu một hay nhiều điện thoại căn hộ bị kẹt phím.

Hệ thống sẽ được giao tiếp với hệ thống kiểm soát ra vào để điều khiển việc đóng/ mở cửa chính và cửa thang máy từ chủ nhà.

Bạn cũng có thể yên tâm ra ngoài hoặc có con trẻ mà không phải lo có kẻ trộm đột nhập với hệ thống camera trong và ngoài có thể quan sát cả ban đêm…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và triển khai mô hình nhà thông minh (Trang 41 - 44)