Lễ hội đua bò An Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nền văn hóa ẩm thực mùa nước nổi nhằm quảng bá du lịch Tỉnh An Giang (Trang 32)

Các sản phẩm khác Các loài sinh vật đặc trưng của mùa nước nổi như cây lúa trời, cây lúa mùa nổi… là đối tượng tham quan chính của du khách. Những sản vật của thiên nhiên này được xem là những “mỏ gen quý hiếm” và thu hút rất nhiều nhà khoa học, giới chuyên gia. Nhiều dự án bảo tồn và phát triển những sinh vật quý hiếm đang được triển khai tại nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL. Trong đó, việc tổ chức cho du khách tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái các loài động thực vật đặc trưng trong mùa nước nổi đang được xem là một sản phẩm du lịch độc đáo. Các trò chơi thi bơi xuồng, thi bắt lươn, thi bắt vịt, thi hái bông điên điển, thi câu cá, thi bẻ cà na… luôn thu hút đông đảo du khách. Các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương thường xuất hiện trong các chương trình du lịch mùa nước nổi ở vùng ĐBSCL như Lăng mộ cổ Nguyễn Huỳnh Đức (Long An); khu du tích Gò Tháp, khu di tích Xẻo Quýt, Lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Đồng Tháp); Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, Làng Chăm (An Giang)…

1.4.4. Mối quan hệ giữa du lịch mùa nước nổi với các hoạt động du lịch khác

Du lịch mùa nước nổi góp phần làm phong phú các loại hình du lịch của vùng ĐBSCL, tạo sức hút đối với du khách. Loại hình du lịch này góp phần tạo ra những

20

sản phẩm du lịch đặc trưng cho những địa phương có mùa nước nổi. Phát triển du lịch mùa nước nổi còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc định vị sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương. Các địa phương có khai thác du lịch mùa nước nổi không chỉ có khả năng liên kết tour hiệu quả trong địa bàn tỉnh mà còn góp phần đa dạng sản phẩm du lịch của cả vùng. Khai thác du lịch mùa nước nổi hợp lý góp phần bảo vệ cảnh quan của địa phương và phát triển du lịch bền vững. Hoạt động du lịch mùa nước nổi còn nâng cao giá trị của các yếu tố sinh thái, văn hóa đặc trưng của vùng. Du lịch mùa nước nổi góp phần quảng bá du lịch của các địa phương trong vùng ĐBSCL với những nét độc đáo về tự nhiên, văn hóa và con người. Tổ chức tốt hoạt động du lịch mùa nước nổi còn góp phần nâng cao ý thức của những người tham gia du lịch. Phát triển du lịch mùa nước nổi tạo điều kiện thuận lợi để bảo tồn các tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa của địa phương.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Mùa nước nổi là một hiện tượng tự nhiên chỉ có ở vùng ĐBSCL. Mùa nước nổi cũng đã trở thành một phần của cuộc sống, một phần của tình cảm, một nỗi nhớ thương da diết của những con người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Tây. Với những nỗ lực đầy sáng tạo nhằm thích nghi với thiên nhiên, cư dân vùng ĐBSCL đã khai thác tốt các nguồn lợi của mùa nước nổi mang lại. Trong đó, khai thác dịch vụ du lịch mùa nước nổi là một thế mạnh của các địa phương trong vùng.

Du lịch mùa nước nổi ở vùng ĐBSCL là một loại hình du lịch mới. Nếu được đầu tư đúng mức, khai thác hợp lý, sẽ tận dụng được tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn những giá trị văn hóa đặc thù của mùa nước nổi và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Mùa nước nổi ở An Giang mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt và đang trở thành một tài nguyên du lịch hấp dẫn. Đến An Giang vào mùa nước nổi, du khách sẽ có cơ hội gần gũi hơn với thiên nhiên và trải nghiệm những nét văn hóa vô cùng độc đáo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nền văn hóa ẩm thực mùa nước nổi nhằm quảng bá du lịch Tỉnh An Giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)