9.8.3.QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ(Tiếp theo)

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 9 PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (Trang 26 - 28)

§  Quy trình Quản lý Danh mục Đầu tư

Bước 1: Tư vấn về các loại hình đầu tư: Bước đầu của quy trình sẽ giúp cho các nhà

đầu tư có kiến thức, thông tin, tạo tiền đề cho các quyết định ủy thác đầu tư sau này.

Bước 2 : Xác định kỳ vọng

Tìm hiểu và xác định mục tiêu, kỳ hạn đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư ;xây dựng danh mục đầu tư phù hợp nhằm tối đa hoá lợi ích của từng khách hàng.

Bước 3 : Ký hợp đồng Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

Hợp đồng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán sẽ được xây dựng dựa trên kết quả của hai bước trên và chi tiết mức độ rủi ro chấp nhận, mức độ sinh lời kỳ vọng, chi phí quản lý đầu tư,...theo từng nhà đầu tư..

Bước 4 : Xây dựng cơ cấu đầu tư tối ưu:Nghiên cứu các phương án đầu tư, kết hợp với xu thế thị trường nhằm xây dựng cơ cấu danh mục đầu tư tối ưu nhất, trên cơ sở đáp

ứng lợi nhuận kỳ vọng của khoản đầu tư ủy thác và giảm thiểu rủi ro.

Bước 5: Cung cấp thông tin:Cung cấp các báo cáo chi tiết về hoạt động đầu tư định kỳ hàng quý và theo yêu cầu của từng nhà đầu tư.

Bước 6 : Kết thúc hợp đồng:Tất toán hợp đồng hay tiếp tục hợp đồng tùy theo kỳ

9.8.3.QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ(Tiếp theo)

§  Quản lý danh mục trái phiếu thụ động:

ü  Là chiến lược mua và nắm giữ trái phiếu cho đến ngày đáo hạn mà không cần chú trọng đến phân tích ảnh hưởng của biến động lãi suất trên thị trường.

ü  Đầu tư vào các danh mục có thành phần trái phiếu tương tự như các chỉ số trên thị trường,nhằm thu được kết quả tương tự như chỉ số đó

§  Quản lý danh mục trái phiếu chủ động:

ü  Là chiến lược mua và nắm giữ trái phiếu trên cơ sở phân tích thị trường để xây dựng các danh mục đầu tư trái phiếu mang lại mức sinh lời cao hơn mức sinh lời chung của thị trường.

ü  Các yếu tố ảnh hưởng đến danh mục đầu tư phải dự đoán là sự thay đổi về:lãi suất,cơ cấu kỳ hạn lãi suất,chênh lệch lãi suất giữa các laoij trái phiếu khác nhau.

§  Quản lý danh mục thụ động cổ phiếu:

ü  Chiến lược mua.bán cổ phiếu theo một chuẩn mực nào đó,để tạo ra danh mục cổ phiếu có lượng và chủng loại gần giống với chỉ số chuẩn,mức sinh lời tương tương với mức sinh lời chuẩn.

§  Quản lý danh mục cổ phiếu chủ động:

ü  Chiến lược mua,bán cổ phiếu nhằm thu được mức sinh lời dự kiến đầu tư cao hơn mức sinh lời của danh mục thụ động chuẩn,hoặc thu được mức lợi nhuận trên mức trung bình ứng với một mức rủi ro nhất định

CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu 1: Câu 1:

1.Chỉ số P/E trong phân tích cơ bản là gì?

2.Ý nghĩa của P/E trong đầu tư,kinh doanh chứng khoán?

3.Phương pháp nhận biết P/E cao hay thấp trong phân tích cơ bản ?

Câu 2:

1.Phương pháp tính toán và ý nghĩa các hệ số khả năng sinh lời trong phân tích cơ bản : ROE;ROA;ROI;EPS.

2.Ý nghĩa của mối quan hệ giữa Giá cổ phiếu(P) và hệ số EPS ? 3.Quan điểm đầu tư giá trị trong đầu tư kinh doanh chứng khoán? Câu 3:

Phân tích nội dung lý thuyết đa dạng hóa và lý thuyết thị trường có hiệu quả trong quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

Câu 4:

Phân tích quy trình và nội dung quản lý danh mục đầu tư chứng khoán?

Câu 5: Phân tích các laoij rủi ro không hệ thống và rủi ro hệ thống trong kinh doanh, đầu tư chứng khoán? Các giải pháp kiểm soát để hạn chế rủi ro ?

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 9 PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (Trang 26 - 28)