Bình thường thì trong cơ thể người, có thể nồng độ CRP dương tính nhưng ở mức thấp do hệ miến dịch của cơ thể (cụ thể là tế bào gan) tạo ra.
Khi cơ thể bị nhiễm trùng, tế bào thực hiện chức năng niễm dịch của cơ thể sẽ tăng sinh và biệt hóa thành những tế bào chuyên biệt để chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.
Tùy theo mức độ đáp ứng của cơ thể mà các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng có sự khác nhau (tùy cơ địa bệnh nhân )
Trong bệnh VCTC nguyên nhân có thể do nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễm khuẩn, lúc đó cơ thể sẽ có những đáp ứng khác nhau tùy nguyên nhân gây bệnh. Nếu do nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ đáp ứng với tác nhân nhiễm khuẩn, biểu hiện trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng như: sốt, CRP tăng, tốc độ lắng máu tăng, bạch cầu tăng, nồng độ ASLO tăng…
Kết quả nghiên cứu có 60% bệnh nhân được chẩn đoán VCTC nhưng CRP không tăng, 40% trường hợp còn lại tăng ở các mức độ khác nhau, nhưng chủ yếu là mức độ nhẹ (8 - 30 mg/l). Điều này cho thấy vấn đề nhiễm trung không còn vai trò lớn trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây VCTC hiên nay. Tuy nhiên, CRP lúc ra viện trở về mức bình thường, chiếm 97,1% chứng tỏ đây là một chỉ điểm rất tốt để theo dõi diễn tiến thuận lợi của quá trình điều trị.
Như vậy, qua đánh giá nồng độ của CRP trong bệnh VCTC chúng ta có thể xác định được có vai trò của nhiễm khuẩn hay không trong bệnh VCTC. Vì CRP lá một protein tăng khá sớm và nhanh trong các phản ứng viêm cấp. Đồng thời đánh giá được tiên lượng của bệnh.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về giá trị của C reactive protein trong bệnh viêm cầu thận cấp ở 35 bệnh nhi từ 2-14 tuổi vào điều trị tại phòng thận - tiết niệu Khoa Nhi Bệnh viện Trung Ương Huế, từ ngày 15 tháng 4 năm 2008 đến ngày 15 tháng 4 năm 2009 có một số kết luận sau: