HƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG VAY VỐN CỦA CÁC
5.3.1 Đối với các DNNVV
5.3.1.1 Về rình độ củ người quản lý doanh nghi p
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy trình độ học vấn của người quản lý điều hành doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều với khả năng vay vốn BIDV của DNNVV, trong khi kết quả thống kê cho thấy phần lớn người điều hành DNNVV có trình độ học vấn tương đối thấp. Vì vậy, việc nâng cao trình độ học vấn cho người quản lý điều hành DNNVV tại TP.HCM là vấn đề cấp thiết hiện nay. Đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới, điều này mở ra nhiều cơ hội đồng thời cũng có nhiều thách thức cho người quản lý điều hành doanh nghiệp. Để có thể hội nhập được trong điều kiện này đòi hỏi người quản lý doanh nghiệp phải có một trình độ học vấn và chuyên môn nhất định, đồng thời phải thường xuyên trau dồi kiến thức, học tập thực tế thông qua báo đài, Internet, ... qua đó nắm bắt được thông tin về tình hình hoạt động của ngành nghề trong nước cũng như thế giới để có thể điều hành doanh nghiệp được tốt hơn.
Để nâng cao trình độ học vấn cho người quản lý điều hành DNNVV, cần có sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp và sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Người quản lý DNNVV cần tích cực tham gia các lớp đào tạo, tập huấn ngành nghề do các chuyên gia huấn luyện; tham gia các tổ chức, hiệp hội liên quan để học tập thêm kinh nghiệm, các NN cũng có thể liên kết với những tổ chức đào tạo như: hòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP.HCM, các khoa chuyên ngành của các trường đại học... để đăng ký học các khóa học phù hợp nhằm nâng cao trình độ học vấn cũng như gia tăng kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp.
5.3.1.2 Về tỷ suất lợi nhuận của doanh nghi p
Kết quả hồi quy cho thấy tỷ suất sinh lợi có ảnh hưởng cùng chiều với khả năng vay vốn BIDV của DNNVV, tuy nhiên hiện nay các NN đang sử dụng công nghệ lạc hậu chính vì vậy làm cho chi phí sản xuất tăng cao dẫn đến tỷ suất sinh lợi chưa đạt như kỳ vọng. Mặt khác, công nghệ lạc hậu cũng làm cho năng suất thấp, sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng. Việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ không phải là dễ dàng đối với các DNNVV vì xuất phát từ hai nguyên nhân: thứ nhất, các DNNVV không có đủ vốn để đầu tư; thứ hai, các DNNVV vẫn chưa thể đánh giá được tính hiệu
quả của đầu tư, do đó họ không dám mạo hiểm. Mặc dù vậy, muốn hay không các doanh nghiệp cũng phải có những chiến lược đổi mới công nghệ hiện đại hơn để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đang dạng của người tiêu dùng. Từ đó doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác quản lý, kiểm tra và tiếp thị. Việc tổ chức kiểm tra tình hình thanh toán và tổ chức công tác tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu, bảo hành sản phẩm đều có ý nghĩa giúp sản phẩm doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao, góp phần làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, nâng cao doanh thu bán hàng.
5.3.1.3 Về mối quan h với BIDV
Như đã phân t ch, mối quan hệ nghiệp vụ với BIDV là một nhân tố quan trọng tác động cùng chiều đến khả năng vay vốn BIDV của các DNNVV. Vì vậy, để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn của BIDV, các DNNVV cần phải tăng cường hơn nữa mối quan hệ nghiệp vụ và xã hội đối với Ngân hàng như tăng cường hoạt động thanh toán qua ngân hàng, sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng (như thanh toán lương, thanh toán xuất nhập khẩu...) trong hoạt động kinh doanh của mình, luôn có tinh thần hợp tác và giữ uy t n đối với ngân hàng trong quá trình vay vốn, tránh tình trạng thanh toán lãi vốn không đúng hạn. Bên cạnh đó, các NN cần tận dụng công nghệ thông tin để quảng bá hình ảnh tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp thông tin cho Ngân hàng khi muốn tìm hiểu doanh nghiệp.
5.3.1.4 Về kế ho ch kinh doanh và kế ho ch vay vốn
DNNVV cần phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh cụ thể; từng doanh nghiệp cần lựa chọn đúng vị trí của mình trong phân công lao động xã hội, chọn những khâu, những địa điểm, những sản phẩm có thể cạnh tranh thành công. Dựa trên tiềm lực của bản thân, ngành hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu và tiềm năng, lợi thế s n có của địa phương và nhất là quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương về ngành nghề, loại hình, lao động, nguồn nguyên liệu s n có... để có chiến lược phát triển phù hợp. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải tăng cường trình độ đội ngũ quản lý, hoạt động dịch
vụ tư vấn đặc biệt là tư vấn của ngân hàng trong việc xây dựng các dự án, các phương án vay vốn khả thi, đáp ứng yêu cầu của ngân hàng.
Ngoài ra, DNNVV nên tham gia ít nhất vào một hiệp hội doanh nghiệp để có được sợ hỗ trợ nhất định từ phía hiệp hội, chẳng hạn như Hiệp hội các doanh nghiệp trẻ, Hiệp hội ngành nghề. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng nhưng không đủ tài sản đảm bảo khoản vay thì Hiệp hội có thể dùng uy tín của mình đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn. Ngoài ra, việc tham gia vào các hiệp hội, doanh nghiệp sẽ tận dụng được các cơ hội làm ăn giữa các doanh nghiệp, học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm quản lý.
5.3.2 Đối với BIDV
5.3.2.1 Về tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng
Kết quả khảo sát cho thấy, rào cản lớn nhất làm cho các DNNVV tại TP.HCM khó tiếp cận vốn vay của BI ch nh là do điều kiện tài sản thế chấp. Với quy mô còn hạn chế, các DNNVV không có hoặc có rất ít tài sản đảm bảo để vay vốn, về hình thức tín chấp thì hầu như không thể vì đây là những doanh nghiệp nhỏ chưa tạo được thương hiệu, uy tín trên thị trường, hoạt động kinh doanh chưa ổn định,... Vì vậy, việc đổi mới cơ chế về thế chấp, tín chấp để vay vốn ngân hàng cho phù hợp với điều kiện của DNNVV là thật sự cần thiết để giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn của BIDV. Chẳng hạn BIDV có thể thực hiện cho vay không cần hoặc chỉ cần một phần tài sản thế chấp, linh hoạt hơn trong việc nhận tài sản làm tài sản đảm bảo vay vốn. Để làm được điều này, BIDV cần phải thẩm định kỹ phương án, dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng cường nắm bắt thông tin, theo dõi giám sát hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên hơn. Trong quá trình giám sát, nếu thấy doanh nghiệp có khó khăn sẽ kịp thời tư vấn hỗ trợ để doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn và điều này giúp doanh nghiệp mạnh dạn tiếp cận vốn ngân hàng. Ngân hàng cũng có thể áp dụng các hình thức đảm bảo bằng các khoản phải thu của doanh nghiệp, thế chấp hàng hóa...
Bên cạnh đó, BI cũng có thể liên kết với các Hội doanh nhân, Hiệp hội doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính tín dụng khác như Hội doanh nhân trẻ TP.HCM, Quỹ bảo lãnh tín dụng TP.HCM trong việc cho vay các
NN chưa đủ điều kiện vay theo quy chế ngân hàng. Các Hội, Hiệp hội và tổ chức tài chính tín dụng này sẽ đứng ra bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ đối với khoản vay của DNNVV, từ đó làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn BI đối với DNNVV.
5.3.2.2 Về quy trình, thủ tục vay vốn
Kết quả khảo sát cho thấy thủ tục vay vốn cũng là một trong những nguyên nhân làm NN trên địa bàn TP.HCM gặp khó khăn khi vay vốn tại BIDV. Vì vậy, BIDV cần tiếp tục cải tiến thủ tục cho vay theo hướng giảm bớt các thủ tục phiền hà, đơn giản hóa các thủ tục xét duyệt, thẩm định, giải ngân, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ đảm bảo tính kịp thời cung ứng vốn cho hoạt động của các DNNVV cụ thể như sau:
Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ các biểu mẫu về hồ sơ vay vốn thông qua mạng thông tin của BIDV.
Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ vay vốn qua mạng.
BIDV nhận hồ sơ qua mạng có thể thẩm định sơ bộ, nếu thấy đạt yêu cầu thì báo cho doanh nghiệp chuẩn bị những hồ sơ cần thiết để tiến hành thẩm định thực tế tại doanh nghiệp, nếu hồ sơ không có vấn đề gì thì tiến hành các thủ tục cần thiết để giải ngân cho doanh nghiệp ngay. Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu thì báo ngay cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tìm nguồn vốn khác.
5.3.2.3 Về chính sách đối với DNNVV
Hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sở đảm bảo ba mặt lợi ích: lợi ích nhà nước, lợi ích ngân hàng và lợi ch khách hàng dưới hình thức thuận mua vừa bán thông qua giá cả cho vay hay lãi suất cho vay. Vậy để hấp dẫn khách hàng là các DNNVV, mức lãi suất cho vay phải linh hoạt, tùy vào từng thời kỳ hay từng đối tượng mà chính sách lãi suất cũng có những ưu tiên khác nhau.
Đối với các DNNVV, lãi suất lại càng được quan tâm hơn do vốn đầu tư của họ thường không lớn, nếu chi ph đầu vào quá cao, lợi nhuận họ thu được không đủ bù đắp cho chi phí sẽ dẫn đến tình trạng không trả được nợ, xuất hiện nợ quá hạn nợ xấu. Vì vậy, BIDV cần theo kịp những thông tin thị trường về cung cầu vốn nhằm xây dựng bài toán lãi suất hợp lý đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng nhưng cũng không loại trừ lợi ích của doanh nghiệp.
Tùy vào từng tiêu chuẩn của các DNNVV mà BI đưa ra mức lãi suất ưu đãi khác nhau. Những doanh nghiệp có quan hệ lâu năm với ngân hàng, vay trả đúng hạn, có uy tín thì BIDV có thể cho vay với lãi suất ưu đãi hơn, hoặc thời hạn trả nợ không hạn chế có thể phụ thuộc vào thời gian thu hồi vốn của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp mới vay vốn lần đầu, nếu dự án khả thi thì BIDV có thể tạo điều kiện để giải ngân được nhanh chóng với những ưu đãi về lãi suất và vốn vay cao hơn so với những món vay thông thường.
DNNVV hoạt động trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề và mỗi ngành lại có những thế mạnh cũng như hạn chế riêng nên nhu cầu hay quan niệm của họ về vốn và chi phí vốn cũng khác nhau vì vậy khi BIDV mở rộng quan hệ tín dụng với các lĩnh vực mới thì nên tím hiểu kỹ để có những nhận định, đánh giá chính xác nhắm xây dựng một biểu lãi suất phù hợp với từng đối tượng ngành nghề cụ thể.
5.3.3 Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền
5.3.3.1. Hỗ trợ đà o, phát triển nhân lực
BIDV phối hợp với phòng Thương mại và Công nghiệp trợ giúp phát triển nguồn nhân lực của các DNNVV thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn các kỹ năng cần thiết như điều hành hiệu quả và chuyên nghiệp các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực, kỹ năng xây dựng các dự án hiệu quả... qua đó, tạo điều kiện thuận lợi nhất để lực lượng doanh nghiệp này phát triển ngày càng nhiều về số lượng, mạnh về chất lượng, tăng cường khả năng cạnh tranh.
Đổi mới và phát triển chương trình dạy nghề, đặc biệt chú trọng tăng cường sử dụng các chương trình đào tạo tiên tiến ở các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc kết quả phân tích nghề và thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh.
5.3.3.2 Hỗ trợ đổi mớ , n ng c năng ực công ngh , rình độ kỹ thuật
Như đã trình bày ở phần trên, kỹ thuật công nghệ hiện nay của các DNNVV tại TP.HCM vẫn còn lạc hậu làm cho chi phí sản xuất tăng cao dẫn đến tỷ suất sinh lợi thấp ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng tại BIDV nói riêng và các ngân hàng nói chung. o đó, Thành phố cần hỗ trợ các DNNVV trong việc đổi mới,
nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật thông qua chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất mới; tổ chức các cuộc hội thảo, báo cáo chuyên đề về công nghệ để giúp các NN trên địa bàn cập nhật thông tin và lựa chọn công nghệ phù hợp với nhu cầu và ngành nghề của doanh nghiệp.
5.3.3.3 Hỗ trợ về hông n và ư vấn
Thông qua cổng thông tin điện tử của TP.HCM cần cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, các ch nh sách, chương trình giúp đỡ phát triển DNNVV và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng bộ hệ thống dữ liệu thống kê về DNNVV với các tiêu ch được tách bạch theo quy mô doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác theo dõi, đánh giá, trợ giúp DNNVV và công tác xây dựng chính sách, chương trình về DNNVV.
5.4 HẠN CHẾ ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn của DNNVV tại một khu vực của một ngân hàng cụ thể, do vậy kết quả nghiên cứu chịu ảnh hưởng của chính sách và quy trình tín dụng của Ngân hàng này là rất lớn.
hoảng thời gian nghiên cứu là 5 năm (2012 - 2016), mẫu nghiên cứu từ 167 bộ hồ sơ vay vốn của các NN tại BI khu vực T .H là chưa đủ lớn để mang t nh đại diện.
Bên cạnh đó, ó nhiều yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay của các NN tại BIDV trên địa bàn T .H nhưng do hạn chế về mặt thu thập dữ liệu nên tác giả không thể đưa hết các yếu tố vào đề tài. ác biến được sử dụng trong đề tài chủ yếu là các yếu tố nội tại doanh nghiệp mà chưa xem xét đến các yếu tố bên ngoài như ch nh sách tài khóa và tiền tệ, các yếu tố vĩ mô …
5.5 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả kiến nghị một số hướng nghiên cứu trong tương lai như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu trong tương lai cần mở rộng nhiều vùng, địa bàn cho toàn hệ thống BI , qua đó có những đề xuất phù hợp cho tương lai.
Thứ hai, các nghiên cứu trong tương lai có thể sử dụng thêm các biến thuộc yếu tố môi trường kinh doanh và pháp lý đặc thù của doanh nghiệp để xác định mức độ tác động đến khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp.
Cuối cùng, các nghiên cứu trong tương lai có thể nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời so sánh kết quả tại các ngân hàng Việt Nam qua đó xác định những điểm cần cải tiến của các ngân hàng Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Trong chương này, luận văn đã nhận định kết quả nghiên cứu và nêu lên định hướng phát triển tín dụng của BIDV trong thời gian tới, đặc biệt là tín dụng đối với các NN . Ngoài ra, trong chương này luận văn còn đưa ra các giải pháp đối với các DNNVV, giải pháp đối với BI địa bàn TP.H , đồng thời cũng đưa ra các kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các DNNVV tại BI địa bàn TP.HCM.
ẾT LUẬN
Trong thời gian qua quan hệ tín dụng giữa các DNNVV với các ngân hàng