1.1 .Khái niệm về rủi tín dụng và nợ xấu trong hoạt động của NHTM
1.1.1 .Rủi ro tín dụng
1.2. Một số vấn đề cơ bản về nợ xấu
1.2.2. Tác động của nợ xấu
Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng đều muốn tránh nhƣng thực sự lại rất khó tránh khỏi nợ xấu, khi mà nó luôn song hành cùng hoạt động tín dụng theo mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Bởi thế khi đƣa ra một món cho vay thì ngân hàng đã phải xác định nguy cơ phát sinh nợ xấu. Vấn đề đặt ra là cần phải xác định xem tỷ lệ nợ xấu thế nào là phù hợp, bao nhiêu là cao và bắt đầu ảnh hƣởng xấu đến hoạt động của NHTM. Yêu cầu về tỷ lệ nợ xấu đƣợc đƣa ra vì khi nợ xấu ở mức độ cao sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với NHTM và nếu xảy ra trên diện rộng có thể dẫn đến khủng hoảng cho nền kinh tế. Các tác động chính của nợ xấu ảnh hƣởng trực tiếp tới chủ thể tham gia và gián tiếp đến nền kinh tế nhƣ sau:
Đối với các NHTM:
Nợ xấu làm cho doanh thu thấp dẫn đến giảm lợi nhuận của ngân hàng hay thua lỗ. Kể cả không tính đến ảnh hƣởng giảm doanh thu, thì các khoản chi phí cũng tăng lên đáng kể, nó bao gồm các khoản chi phí nhƣ: Chi phí quản lý nợ xấu, chi phí huy động, chi phí trích lập dự phòng rủi ro và các chi phí khác liên quan. Việc gia tăng các khoản chi phí khiến cho lợi nhuận còn lại cũng trở nên thấp hơn so với dự tính ban đầu.
Do không thu hồi đƣợc các khoản cho vay, nợ xấu làm chậm quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm thanh toán cho những khoản tiền gửi, điều này sẽ khiến ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán. Với tỷ lệ nợ xấu ở mức cao còn có thể dẫn đến sự phá sản của các NHTM.
Nợ xấu còn tác động đến uy tín của ngân hàng và làm nó giảm sút. Khi một ngân hàng có mức độ rủi ro của các tài sản có cao thì ngân hàng đó thƣờng đứng trƣớc nguy cơ mất uy tín của mình trên thị trƣờng. Không một ai muốn gửi tiền vào một ngân hàng mà ngân hàng đó có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu vƣợt quá mức cho phép, có chất lƣợng tín dụng không tốt và gây ra nhiều vụ thất thoát lớn. Thông tin về việc một ngân hàng có mức độ rủi ro cao thƣờng đƣợc báo chí nêu lên và lan truyền trong dân chúng, điều này sẽ khiến cho uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng bị giảm mạnh gây nên sự bất lợi trong hoạt động cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Đối với khách hàng vay:
Với bối cảnh kinh tế thị trƣờng hiện đại, hầu nhƣ mọi nguồn lực cho hoạt động kinh doanh của khách hàng chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, do vậy, tình trạng nợ xấu, khó đòi của khách hàng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng, điều này làm giảm tốc độ chu chuyển vốn của khách hàng.
Dễ thấy khi khách hàng cần tạo lập mối quan hệ với ngân hàng, việc phát sinh nợ xấu sẽ làm cho chính khách hàng đó mất đi uy tín, là vật cản lớn gây ra khó khăn cho bản thân họ, sẽ không có bất kỳ ngân hàng nào muốn và dám duy trì quan hệ lâu dài với doanh nghiệp có tiền sử phát sinh nợ xấu cao.
Tuy vậy, có một điểm sáng với khách hàng đi vay. Khi các NHTM tiến hành xử lý nợ xấu, họ sẽ sử dụng nhiều biện pháp nhằm thu hồi nợ, bên cạnh các biện pháp cứng rắn thì khách hàng cũng đƣợc hỗ trợ bằng các biện pháp nhƣ giãn nợ, cấp thêm vốn, giảm lãi...Điều này tạo cho các doanh nghiệp khó khăn có điều kiện cơ cấu lại hoạt động, bộ máy của mình và từ đó có điều kiện phục hồi, trả nợ vay ngân hàng.
Trong công tác xử lý nợ xấu đã tạo ra gánh nặng cho ngân sách, lúc này tạo ra câu hỏi cho ngân sách chính phủ về phƣơng hƣớng xử lý. Ngân sách trở thành nguồn trông cậy đối với các NHTM. Trong khi đó, nguồn thu ngân sách ngày càng khó khăn và khó đảm bảo sẽ ảnh hƣởng đến việc xử lý nợ xấu dài hạn, gây bội chi ngân sách và kéo theo những rủi ro nhƣ lạm phát, bất ổn kinh tế, lúc này áp lực lên chính phủ sẽ lớn hơn.
Đối với nền kinh tế:
Tác động của nợ xấu còn ảnh hƣởng gián tiếp thông qua mối quan hệ: Ngân hàng - khách hàng- nền kinh tế. Theo đó, nợ xấu ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh ngân hàng và cũng sẽ ảnh hƣởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Nợ xấu phát sinh sẽ làm hạn chế khả năng khai thác đáp ứng vốn, khả năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, nợ xấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế do vốn ứ đọng, sản xuất kinh doanh đình trệ.
1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu.
Các ngân hàng kịp thời có các giải pháp phòng ngừa và xử lý thông qua việc đo lƣờng chính xác rủi ro tín dụng nói chung hay nợ xấu. Việc làm này cần đƣợc triển khai thƣờng xuyên, khoa học, chính xác với các chỉ tiêu đánh giá phổ biến nhƣ:
- Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ
Đây là tỷ lệ đƣợc sử dụng phổ biến nhất, nó giúp phản ánh tỷ lệ các khoản vay khó thu hồi đầy đủ trên tổng các khoản cho vay khách hàng, rủi ro tín dụng sẽ cao và ngân hàng phải đối mặt nhiều vấn đề ảnh hƣởng chi phí, thu nhập và thanh khoản, ngƣợc lại, chỉ tiêu này thấp thể hiện rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng thấp và các kế hoạch của ngân hàng sẽ đƣợc thực hiện tốt
Đây là mức tổn thất thật sự, phản ánh mức rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ngân hàng. Khi tỷ lệ này cao sẽ cho thấy hoạt động tín dụng ngân hàng bị tổn thất lớn, danh mục cho vay thiếu chất lƣợng và hoạt động kinh doanh không hiệu quả, nguy cơ phá sản cao.
- Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn/Tổng nợ xấu
Chỉ tiêu này trực tiếp phản ánh rủi ro của nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) trên tổng nợ xấu. Với nhóm nợ này thì độ rủi ro gần nhƣ tuyệt đối, việc thu hồi nợ theo cam kết và qua đàm phán gần nhƣ bằng không. Khi tỷ lệ này càng cao thể hiện rủi ro mất vốn của ngân hàng càng lớn và bắt buộc ngân hàng phải khẩn trƣơng và quyết liệt triển khai giải pháp xử lý nợ xấu.
1.3. Phòng ngừa và xử lý nợ xấu của NHTM.
1.3.1. Nội dung phòng ngừa và xử lý nợ xấu.
1.3.1.1. Phòng ngừa nợ xấu
Phòng ngừa nợ xấu là hoạt động trong NHTM bao gồm tổng thể các giải pháp của NHTM nhằm làm giảm đến mức thấp nhất khả năng phát sinh các khoản nợ xấu thông qua vận dụng các công cụ, biện pháp trong toàn bộ quá trình cấp tín dụng.
Cụ thể các hoạt động đƣợc triển khai gồm có:
− Phòng ngừa rủi ro tín dụng thông qua cố gắng tránh những khoản cấp tín dụng có rủi ro và nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn, xem xét và đánh giá lại các khoản đã giải ngân theo định kỳ, đảm bảo hoạch định và triển khai thực hiện tốt quy trình tín dụng,. Bên cạnh đó, vấn đề về nhân sự đƣợc các ngân hàng quan tâm đúng mức đề tránh những rủi ro xuất phát từ phía cán bộ ngân hàng.
− Ngân hàng xây dựng hệ thống cảnh báo, chú ý phát hiện dấu hiệu của các khoản vay có khả năng dẫn tới nợ xấu. Một số dấu hiệu dựa vào kinh nghiệm làm việc ngân hàng, có thể nêu ra nhƣ: Khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, quan hệ với ngân
hàng giảm, khách hàng đột nhiên sử dụng hết hạn mức tín dụng đƣợc cấp để “bất động hoá” dƣ nợ...
− Một hoạt động thiên về hƣớng kỹ thuật, sổ sách là việc trích lập dự phòng.
Mức trích lập dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng đƣợc xác định theo công thức:
Trong đó:
R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng
Ri: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dƣ nợ gốc của khoản nợ thứ i
Theo đó Ri đƣợc tính toán theo:
Với:
Ai: Số dƣ nợ gốc thứ i
Ci: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính của khoản nợ thứ i
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm (trƣờng hợp Ai< Ci thì Ri đƣợc tính bằng 0)
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể với từng nhóm là: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%.
− Phòng ngừa nợ xấu thông qua việc mở rộng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng, nghiệp vụ chứng khoán hoá của ngân hàng.
Hợp đồng trao đổi các khoản rủi ro tín dụng (Credit Default Swap):
Đây là hợp đồng hoán đổi tín dụng mà trong đó bên mua hợp đồng sẽ phải trả một khoản phí cho bên bán hợp đồng. Khoản phí này đƣợc xem nhƣ một khoản thu nhập đối với bên bán. Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì bên bán phải bồi hoàn lại cho bên mua giá trị của khoản vay theo đúng các điều khoản của hợp đồng. Ngƣợc lại, rủi ro tín dụng không xảy ra, tức ngƣời vay trả trƣớc hết toàn bộ gốc và lãi đúng hạn thì hợp đồng sẽ hết hiệu lực và bên mua sẽ mất toàn bộ phí. Các giao dịch mua và bán hoàn toàn đƣợc bảo mật, bên tham chiếu - ngƣời đi vay - không hề biết có giao dịch này bởi lẽ hai bên giao dịch công cụ phái sinh tín dụng này sẽ không thông báo cho bên tham chiếu biết.
Hợp đồng quyền chọn rủi ro tín dụng (Credit Default Option):
Là một công cụ bảo đảm cho giá trị của các khoản cho vay ngân hàng, trong đó bên mua hợp đồng sẽ trả phí để mua quyền chọn bán các khoản nợ của mình, bên bán sẽ cam kết thanh toán theo giá thực hiện trong hợp đồng khi sự kiện rủi ro tín dụng xảy ra. Nếu nhƣ khách hàng vay vốn trả nợ nhƣ kế hoạch, bên mua sẽ thu đƣợc khoản thanh toán nhƣ dự định, hợp đồng quyền chọn sẽ không đƣợc sử dụng và bên mua cũng sẽ mất toàn bộ khoản phí trả cho hợp đồng quyền chọn. Nhƣng nếu khách hàng không trả nợ hoặc khoản vay bị giảm sút giá trị, bên mua có quyền yêu cầu bên bán thanh toán giá trị tổn thất theo cam kết.
Hợp đồng trao đổi toàn bộ thu nhập (Total Return Swap):
Theo đó bên mua sẽ chuyển giao toàn bộ lãi của khoản vay và bất kỳ khoản tăng giá nào của khoản vay đó, đổi lại bên bán sẽ thanh toán cho bên mua một mức lãi suất cơ bản đƣợc chọn cộng với một tỷ lệ lãi suất cố định và bất cứ khoản giảm giá nào của khoản vay. Theo hợp đồng này, các bên sẽ thanh toán cho nhau định kỳ bất kể có xảy ra sự kiện rủi ro tín dụng hay không vì bản chất của hợp đồng là sự trao đổi rủi ro và giá trị hai dòng tiền mỗi bên. Nếu ngƣời
vay trả nợ đầy đủ hay tăng hạn mức tín nhiệm, bên bán sẽ đƣợc lợi vì giá trị của khoản vay tăng lên. Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi ngƣời vay không thể thanh toán đƣợc khoản nợ.
Chứng khoán hoá các khoản cho vay:
Tiến hành cơ cấu lại các khoản vay mà theo đó các tài sản thế chấp khác nhau của những ngƣời đi vay đƣợc tập hợp và đóng gói bởi một tổ chức chuyên trách (gọi là SPV - Special Purpose Vehicle), sau đó thông qua công tác định giá rủi ro của các tổ chức định mức tín nhiệm, những tài sản đó đƣợc làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu qua kênh của tổ chức bảo lãnh phát hành với mức giá và lãi suất hợp lý. Tƣơng ứng tiền từ ngƣời mua các chứng khoán này sẽ đƣợc chuyển đến những trung gian tài chính (thƣờng là các NHTM, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính…) để những trung gian này lắp vào các khoản cho vay thế chấp trƣớc đó.
1.3.1.2. Xử lý nợ xấu
Xử lý nợ xấu là những hoạt động của ngân hàng đƣợc triển khai khi nợ xấu đã chính thức phát sinh. Mục đích xử lý nợ xấu nhằm làm giảm những tổn thất do nợ xấu gây ra, thông qua các công cụ nhƣ:
− Dùng quỹ dự phòng để xử lý:
Triển khai thực hiện đúng quy định mà Luật các TCTD đƣa ra là sử dụng quỹ dự phòng đã trích lập trƣớc đó để trang trải cho các khoản nợ không thể thu hồi đƣợc.
− Cơ cấu lại khoản nợ:
Khi một khoản vay đã bị chuyển thành nợ xấu, ngân hàng có thể xem xét tiến hành gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng, đƣa khoản vay ra khỏi vùng nợ xấu trên cơ sở thẩm định lại phƣơng án kinh doanh, dự án đầu tƣ của khách hàng và tinh thần trách nhiệm, hợp tác của khách hàng. Nếu công việc thuận lợi, ngân hàng không những có thể giảm đƣợc tỷ lệ nợ xấu mà còn có
thể giúp khách hàng có thêm thời gian trả nợ để tập trung vào thực hiện tốt công việc kinh doanh, vƣợt qua khó khăn trƣớc mắt
− Bán nợ cho các tổ chức:
Khi tiến hành bán nợ, ngân hàng sẽ bớt đi áp lực về nợ xấu do khoản nợ xấu sẽ không còn nằm trên sổ sách, từ đó ngân hàng có thời gian trích lập dần dự phòng để bù đắp rủi ro. Trong trƣờng hợp cần tiền, các trái phiếu ngân hàng nhận đƣợc do bán nợ có thể chiết khấu tại NHNN. Tuy nhiên, đây không phải là hành động mua đứt bán đoạn, mà theo đó ngân hàng vẫn còn trách nhiệm xử lý nợ xấu với một số biện pháp khác trong thời gian bán nợ.
− Thu hồi nợ thông qua xử lý tài sản bảo đảm:
Thƣờng đƣợc triển khai: (i) Trƣớc hết nên thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản để trả nợ do biện pháp này ít tốn kém, rút ngắn thời gian xử lý làm giảm lãi phải trả, giảm thiệt hại cho hai bên; (ii) Khởi kiện khách hàng trong trƣờng hợp họ không tự nguyện bán tài sản, tuy vậy biện pháp này khá mất thời gian và phải trải qua nhiều thủ tục rắc rối, phức tạp.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả phòng ngừa và xử lý nợ xấu.
1.3.2.1. Tiêu chí đánh giá phòng ngừa nợ xấu
Sự thay đổi trong cơ cấu các nhóm nợ trong nợ xấu
Việc ngân hàng phân ra các nhóm 3, 4, 5 trong nợ xấu dựa vào độ rủi ro của khoản vay và từ đó ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau sao cho phù hợp. Phƣơng pháp phòng ngừa nợ mà ngân hàng đang áp dụng là đã mang lại hiệu quả Khi một khoản nợ ngân hàng đƣợc chuyển từ nợ có khả năng mất vốn xuống nhóm thấp hơn, rủi ro thấp hơn thì có thể nói rằng.
Mức giảm tỷ lệ nợ xấu
Khi tỷ lệ này giảm xuống, đồng nghĩa với việc phòng ngừa nợ xấu của ngân hàng đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, sẽ là không chính xác khi mà tổng dƣ nợ của ngân hàng tăng kéo theo làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm.
Mức giảm tỷ lệ xoá nợ ròng/Tổng dư nợ xấu
Mức giảm tỷ lệ xoá nợ ròng/Tổng dƣ nợ xấu khi tỷ lệ này giảm đi, nghĩa là ngân hàng đã thu hồi đƣợc những khoản nợ xấu mà trƣớc đó đã đƣa ra ngoại bảng, giảm phần nào đƣợc tổn thất, đây là việc xử lý nợ xấu của ngân hàng đã