Contactor điện từ cũng hoạt động dựa trên nguyên lý trên.
Hình 3.3 Mô tả cấu trúc cơ bản của contactor. Bên trong contactor có hai mạch
điện, một là mạch điều khiển, mạch còn lại là mạch động lực. Mạch điều khiển đƣợc nối với cuộn cảm của nam châm điện. Mạch động lực đƣợc nối với tiếp điểm tĩnh của contactor.
Nam châm điện trong contactor có cấu tạo giống nhƣ nam châm điện gồm cuộn dây quấn quanh lõi sắt non nhƣ đã khảo sát ở trên. Khi có điện cấp vào cuộn dây thông qua mạch điều khiển, từ trƣờng tạo ra sẽ từ hoá nam châm điện. Từ trƣờng này sẽ hút lõi thép vào nam châm, làm tiếp điểm trong contactor đóng lại và khép kín mạch động lực. Khi ngắt mạch điều khiển, từ trƣờng ở nam châm điện biến mất, và tiếp điểm trở về trạng thái cũ nhờ tác động của lò xo.
3.2.3 Phân loại
Có nhiều cách phân loại contactor.
- Nguyên lý truyền động : Ta có contactor kiểu điện từ, kiểu hơi ép, kiểu thủy lực … Thƣờng thì ta gặp contactor kiểu điện từ.
Đinh Công Thanh – Nguyễn Tiến Chung
Lâm Quốc Nghĩa – Nguyễn Duy Anh 35
- Theo dạng dòng điện : Contactor điện một chiều và contactor điện xoay chiều.
- Theo kết cấu : Ngƣời ta phân contactor dùng ở nơi hạn chế chiều cao (nhƣ bảng điện ở gầm xe) và ở nơi hạn chế chiều rộng (ví dụ buồng tàu điện).
Phân loại tiếp điểm contactor.
- Theo khả năng tải dòng : Tiếp điểm chính (cho dòng điện lớn đi qua từ 10A đến 1600A hay 2250A), tiếp điểm phụ (cho dòng điện đi qua có giá trị từ 1A đến 5A)
- Theo trạng thái hoạt động: Tiếp điểm thƣờng đóng (là loại tiếp điểm ở trạng thái kín mạch khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ không có điện), tiếp điểm thƣờng mở (là tiếp điểm ở trạng thái hở mạch khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ không có điện).
3.3 Nút nhấn