Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM :

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận về tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tế thị trường (Trang 28 - 29)

NHTM tại TPHCM

2.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM :

CN-NHNNg có lợi nhuận cao nhất trong hệ thống và luôn tăng nhanh qua các năm như năm 1999 tổng lãi ròng là 300,2 tỷ đồng (12 Ngân hàng lãi và 3 Ngân hàng lỗ), năm 2000 là 407,8 tỷ đồng ( 16 Ngân hàng lãi, 01 Ngân hàng lỗ). Mặc dù NHTMQD giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống NHTM, đồng thời có rất nhiều lợi thế như huy động vốn gấp 3,18 CN-NHNNg và dư nợ cho vay NHTMQD gấp 2,13 lần dư nợ cho vay CN-NHNNg ; tỷ lệ sử dụng vốn cho vay và đầu tư trong tổng tài sản có của NHTMQD chiếm 62% trong khi đó tỷ lệ này của CN-NHNNg là 53%ø ; tỷ trọng tổng tài sản của khối NHTMQD luôn đứng đầu trong hệ thống NHTM năm 1998 là 48%, năm 1999 là 46%, năm 2000 là 46% trong khi đó tỷ trọng này của CN-NHNNg qua các năm là 23% ( năm 1898), 27% (năm 1999), 25% ( năm 2000). Mặc dù không bị hạn chế đối với cho vay tín chấp nhưng kết quả kinh doanh của NHTMQD vẫn chưa tương xứng vì doanh số thu

lãi ròng về hoạt động tín dụng, bảo lãnh của NHTMQD chỉ cao gấp 1,38 lần CN-NHNNg ; thu kinh doanh ngoại tệ bằng 1,02 lần CN-NHNNg. Chi phí trả lãi vốn huy động, vốn vay của NHTMQD gấp 3,1 lần của CN-NHNNg. Do vậy, mặc dù tổng thu nhập của NHTMQD gấp 1,4 lần, nhưng tổng chi phí gấp 1,6 lần của CN-NHNNg. Kết quả kinh doanh của NHTMQD trong năm 1999 lỗ -175,7 tỷ đồng (23 Ngân hàng lãi và 8 Ngân hàng lỗ), năm 2000 lãi ròng 145.8 tỷ đồng ( 30 Ngân hàng lãi, 01 Ngân hàng lỗ).

Khối NHTMCP có tổng số lãi ròng trong năm 1999 là 28.8 tỷ đồng ( 13 Ngân hàng lãi, 07 Ngân hàng lỗ), năm 2000 là 177.1 tỷ đồng ( 16 Ngân hàng lãi, 07 Ngân hàng lỗ). Nhìn chung cả khối NHLD gồm 04 Ngân hàng đều có lãi năm 1999 là 36 tỷ đồng, năm 2000 là 42.9 tỷ đồng. Các khối NHTM đều cố gắng giảm số Ngân hàng lỗ và tăng số Ngân hàng có lãi trong mỗi khối. Đây là sự nổ lực rất lớn trong việc lành mạnh hoá hệ thống tài chính của của hệ thống NHTM.

Nguyên nhân lỗ của một số NHTM chủ yếu do các khoản nợ cũ phát sinh từ năm 1996, 1997, 1998 đến nay. Theo quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 02/11/2000, hằng quý các NHTM phải dùng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro trong cho vay trong khi tiến độ xử lý tài sản đảm bảo đối với các khoản nợ xấu, nợ khó đòi, diễn ra rất chậm chạp.

* Nhìn chung các ngân hàng thương mại Việt Nam đều có vốn tự có nhỏ hơn nhiều so với các ngân hàng trong cùng khu vực. Ngân hàøng có vốn tự có lớn nhất khoảng 170 triệu USD, nhỏ nhất 1 triệu USD trong khi một ngân hàng trung bình của khu vực đã có vốn tự có 1 tỷ USD. NHTMQD chỉ trông nguồn " tái cấp vốn " của NHNN vốn đã rất hạn chế và không phải lúc nào cũng thực hiện được. Chất lượng tín dụng cũng như khả năng sinh lời của hầu hết các NHTM Việt Nam còn thấp. Do công nghệ lạc hậu, chi phí nhân lực quá lớn và năng suất lao động thấp. Một thách thức chủ yếu khác là khả năng quản lý của các NHTM mại Việt Nam tụt hậu rất xa so với các NHTM trong khu vực.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận về tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tế thị trường (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)