Một số dự báo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 91 - 93)

4. Phương pháp nghiên

3.1. Định hướng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu

3.1.1. Một số dự báo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An

Về phát triển kinh tế:

Khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu và có tầm nhìn dài hạn. Đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Tận dụng thời cơ từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển ngành nông nghiệp đa chức năng, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã; phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến đến tổ chức tiêu thụ. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao chất lượng, thực chất, hiệu quả và bền vững. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm lĩnh vực nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 đạt 4,5 - 5,0%.

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng có lợi thế của tỉnh; chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng khoa học - công nghệ, ứng dụng công nghệ cao. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp xanh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Thu hút đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, thân thiện môi trường; phát triển hạ tầng cung cấp điện phù hợp với quy hoạch và yêu cầu phát triển KTXH. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị tăng thêm lĩnh vực công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2021 - 2025 đạt 14,5 -

84

15,5%; tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 16,5 - 17,5%. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, du lịch và quảng bá thương hiệu sản phẩm của tỉnh. Phát triển dịch vụ với tốc độ nhanh, bền vững, đưa Nghệ An trở thành trung tâm dịch vụ thương mại, tài chính, du lịch của vùng Bắc Trung Bộ. Phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,765 tỷ USD; doanh thu du lịch đạt trên 11.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị tăng thêm lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 2021 - 2025 đạt 9 - 10%.

Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển doanh nghiệp tư nhân, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hộ gia đình; liên kết xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ. Phấn đấu đến 2025, có trên 30.000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 20.000 doanh nghiệp hoạt động.

Khai thác bền vững tiềm năng, lợi thế nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế biển và vùng ven biển. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Đẩy nhanh xây dựng, phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ logistics, khu đô thị ven biển theo hướng tiếp cận mô hình sinh thái, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư.

Tiếp tục bổ sung cơ chế, chính sách và ưu tiên nguồn lực phát triển 03 vùng kinh tế trọng điểm: Phát triển thành phố Vinh - thị xã Cửa Lò, các huyện Đông Nam của tỉnh gắn với vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh; phát triển vùng Hoàng Mai gắn với vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An; phát triển miền Tây Nghệ An, trọng tâm là Thái Hòa - Nghĩa Đàn - Đô Lương - Tân Kỳ - Con Cuông - Quỳ Hợp.

Về phát triển văn hóa - xã hội; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường:

Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. Phát triển các trường đại học, cao đẳng và cơ sở đào tạo theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, hội nhập quốc tế, trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực vùng Bắc Trung Bộ.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thực hiện tốt khâu đột phá ứng dụng khoa học

85

công nghệ, những thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2025, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp đạt mức khá so với cả nước, tỷ lệ đổi mới công nghệ 35 - 38%.

Xây dựng con người văn hóa, gia đình văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa con người xứ Nghệ; tạo điều kiện để văn học - nghệ thuật phát triển đúng định hướng. Phát triển các loại hình thông tin truyền thông theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng và phát triển thể thao thành tích cao, phấn đấu đến năm 2025 thể thao Nghệ An nằm trong tốp 10 - 15 cả nước.

Tiếp tục tăng cường năng lực y tế dự phòng. Phát triển Bệnh viện Hữu nghị đa khoa và một số bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh thành cơ sở y tế chất lượng cao khu vực Bắc Trung Bộ. Đẩy mạnh xã hội hóa y tế; phát triển bệnh viện chuyên khoa ngoài công lập. Nâng cao hiệu quả QLNN về hành nghề y, dược, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo, gắn phát triển kinh tế với giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt chế độ đối với người có công và chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội. Chăm lo công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo đảm các chế độ cho người lao động; công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; công tác dân số - gia đình, người cao tuổi; chính sách bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ; công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội.

Quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và bền vững tài nguyên trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển; chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, giữ đất, giữ rừng góp phần phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)