Bạch giới tử

Một phần của tài liệu THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG, AN THẦN, KHAI KHIẾU, CHỈ KHÁI BÌNH SUYỄN, TRỪ ĐÀM (Trang 45 - 57)

2/ Bạch giới tử tử

• Tên khoa học: Semen Sinapis albae. • Thuộc họ: Cải (Brassicaceae)

• Bộ phận sử dụng : hạt Bạch giới tử

• Thành phần hóa học : glucosid ( sinigrin ) • Tính vị : ôn, vị cay, không độc

• Quy kinh : Can, Phế ,Tỳ ,Tâm bào

• Công năng chủ trị : Tiêu thủng, giảm đau, ho suyễn, đờm lạnh, nhọt bọc thủng độc

• Cách dùng và liều dùng : Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng vị

thuốc Bạch giới tử theo nhiều cách khác nhau. Có thể dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được. Dùng tươi hoặc phơi khô tán thành bột mịn trộn giấm đắp ngoài da hoặc nấu thành nước uống. Ngày uống 3 – 6 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột.

3/ Cát cánh

• Tên khoa học: Platycodon grandiflorum A.DC. Campanulaceae

• Tên khác: Khổ cát cánh, Phòng đồ, Cánh thảo, Mộc tiện, Ngọc cát cánh

• Bộ phận dùng: rễ

• Tính vị: đắng, cay, ấm • Quy kinh: Phế

• Thành phần hóa học: saponin, đường, chất béo

• Công năng: Thông phế khí, tuyên phế khử đờm, bài nùng, tán phong hàn • Chủ trị:

 Ho khó khạc đờm, hoặc đờm nhiều, ngực bứt rứt khó chịu.

 Khí phế bị tắc, hầu họng sưng đau, viêm họng, viêm amiđan,

 Phế ung, phế có mủ, ngực và cơ hoành cách đau, ho nôn ra đờm mủ. Ngoài ra, còn có tác dụng tiêu trừ khí tích trong dạ dày, ruột.

4/ Mạch môn

• Tên khoa học : Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl

• Họ : Convallariaceae ( mạch môn đông )

• Bộ phận sử dụng : Củ mạch môn

• Thành phần hóa học : saponin steroid, homoisoflavonoid và polysacarid

• Tính vị : Ngọt, hơi đắng, hàn • Quy kinh : Tâm, phế, vị

• Chủ trị : Phế nhiệt do âm hư, ho khan, ho lao, khô nóng, khô khát, bồn chồn mất

ngủ, táo bón

• Liều dùng : Ngày dùng từ 6g – 12g. Dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

5/ Thiên môn

• Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis.

• Họ: cây thuộc họ Măng tây có pháp danh khoa học là Liliaceae. • Bộ phận sử dụng : rễ củ mọc thành chùm

• Tính vị : vị ngọt, hơi đắng, tính mát. • Quy kinh : vào các kinh phế và thận.

• Tác dụng: dưỡng âm, nhuận táo, thanh phế, sinh tân.

• Công dụng: chữa trị các bệnh như phế ráo ho khan, đờm dính, họng hô, miệng khát, ruột ráo táo bón.

• Liều dùng, cách dùng

6/ Hạnh nhân

• Tên khoa học: Semen Pruni Armeniacae.

• Họ : Rosaceae

• Thành phần hóa học chính: amygdalin, dầu béo, amygdalin enzyme (emulsin), amygdalin enzyme (amygdalase)

• Tính vị: Vị đắng, hơi ấm và hơi độc. • Quy kinh: Kinh Phế, Đại tràng.

• Công năng: ngừng ho, bình suyễn, tuyên phế, nhuận tràng, trừ đờm, trị hen suyễn,

ho ngoại cảm, tắc hầu, nhuận tràng thông tiện.

• Chủ trị: Các chứng ho do phong hàn hoặc phong nhiệt, ho suyễn do phế nhiệt, táo bón do tràng táo. Ho ngược đưa khí lên, họng tắc hạ khí, tâm lạnh bôn đồn

7/ Bách bộ

• Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour., Stemonaceae

• Tên khác: Dây đẹt ác, Dây ba mươi, Rận trâu • Bộ phận dùng: rễ

• Tính vị: ngọt , đắng, bình

• Quy kinh: Phế

• Thành phần hóa học: alkaloid, glucid, lipid, protid, acid hữu cơ • Công năng: Ôn phế chỉ khái, hạ khí, sát trùng

• Chủ trị:

 Ho, ngạt mũi, khản tiếng, tức ngực.

 Ho lâu ngày do viêm khí quản, ho gà, lao hạch, viêm họng.

 Thanh tràng: dùng trị chứng viêm đại tràng mạn tính.

 Sát trùng: trị giun đũa, giun kim

Một phần của tài liệu THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG, AN THẦN, KHAI KHIẾU, CHỈ KHÁI BÌNH SUYỄN, TRỪ ĐÀM (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)