Hiện nay việc quản lý tài chính ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập còn nhiều tồn tại cần được khắc phục. Khi cải cách cơ chế quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các cơ quan, đơn vị có thêm nguồn thu từ hoạt động kinh tế và các nhân viên dôi dư ra cũng có thêm việc làm. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý mới chưa đồng bộ, còn nhiều kẽ hở (vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý chưa được sửa đổi), tại các cơ quan hành chính, đơn vị hành chính sự nghiệp vẫn có những suy nghĩ sai lệch về kinh phí nhà nước cấp, quản lý buông lỏng, chế độ hạch toán, thống kê không được chấp hành nghiêm túc nên vẫn còn một số khuyết điểm như sau:
o Chế độ lập dự toán thu chi hàng quý không được chấp hành nghiêm chỉnh, không tính toán đầy đủ, cụ thể dựa trên chế độ dự toán chi và chính sách tiết kiệm của nhà nước.
o Chi tiêu tiêu dùng chiếm một phần lớn trong tổng chi, tức là quá tốn kém cho các khoản hành chính, tiêu dùng như điện tiêu dùng, bưu phí, điện thoại, hội nghị, công tác phí trong khi khoản này lẽ ra cần tiết kiệm triệt để.
Điển hình như mới đây, dưới chính sách tiết kiệm của Trung Quốc, kỳ họp Quốc hội Quốc gia, các đại biểu Quốc hội phải đi xe buýt tới địa điểm họp, có đại biểu phải dùng chung phòng khách sạn với nhau và phải tự bỏ tiền túi để mua hoa quả cũng như nước uống; văn phòng hội nghị cũng được trang trí đơn giản hơn. Ở Việt Nam, mỗi một cuộc họp, hội nghị tốn một phần đáng kể chi phí cho lẵng hoa trang trí cũng như nước, trà cho các thành viên tham dự nhưng trên thực tế, sau khi kết thúc hội họp, hầu hết các chai nước chưa được dùng hết; hoa tươi cũng không được trưng dụng cho một mục đích khác mà thường bỏ đi luôn. Từ những vấn đề nhỏ như thế cũng gây ra sự lãng phí lớn cho NSNN.
o Ngoài ra, một số đơn vị vẫn còn bao cấp điện nước tiêu dùng cho những khu nhà tập thể; chi tiền công quỹ để tiếp khách, quà biếu phô trương, không có ý nghĩa hiệu quả thiết thực.
o Nhiều tổ chức sản xuất – dịch vụ lập ra dựa trên kinh phí nhà nước nhưng không đăng kí kinh doanh, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN.
o Các cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính cũng buông lỏng việc giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đẫn đến những lỏng lẻo, kẽ hở trong việc thực hiện quản lý tài chính ở các cấp dưới.
Những vấn đề trên đây cần được giải quyết triệt để hơn nữa để công tác quản lý tài chính ở các cơ quan, đơn vị sự nghiệp được minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả hơn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
2. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
3. Thông tư số 71/2006/TT-BTCquy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập