Xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu 05 TM DA so 4 (Trang 42)

còn có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của nhân dân từ đó gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật nuôi. Bụi còn có tác động xấu đến hệ thực vật trong khu vực, biểu hiện thường thấy là cây cối trong khu vực lân cận thường bị phủ bởi một lớp bụi trên lá, từ đó sẽ gây ra cản trở quá trình quang hợp của cây, cây cối sẽ bị còi cọc, chậm lớn, lá úa vàng nhanh, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển và ra hoa kết trái của cây trồng.

+ Hoạt động của các loại phương tiện vận tải và máy móc thi công sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, SOx, NOx, cacbuahydto, bụi,… Tùy theo công suất sử dụng mà tải lượng ô nhiễm có thể tính toán được dựa trên hệ số tải lượng ô nhiễm như trình bày trong bảng chi tiết. Thông qua đó có thể ước tính tải lượng khí thải ra trong 1 ngày và 1 năm hoạt động do quá trình giao thông xe trong khu vực san lấp mặt bằng.

c. Tác động do quá trình khi dự án đã đi vào hoạt động:

Các nguồn có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường khi Dự án bắt đầu đi vào hoạt động bao gồm:

• Nước thải các loại (bao gồm cả nước mưa, nước thải sinh hoạt);

• Khí thải, bụi thải ra từ các phương tiện giao thông đi lại trong khu vực, khí thải từ máy phát điện dự phòng, mùi thải từ khu vực nhà hàng, nhà ăn, nhà bếp,…;

• Tiếng ồn và nhiệt thừa; • Chất thải rắn.

• Các sự cố về an toàn lao động và cháy nổ

6.7 Đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý bảo vệ môi trường trường

* Trong quá trình thi công xây dựng:

Bụi: Cần có kế hoạch tổ chức xây dựng và tập kết vật liệu thích hợp để hạn chế lượng bụi toả ra trong quá trình thi công. Khi chuyên chở các việu có khả năng phát sinh nhiều bụi các xe phải được phủ bạt kín. Cần phải có xe phun nước trong những ngày nắng. Ban quản lý công trình cần thực hiện tốt việc quản lý xây dựng và quản lý môi trường trong quá trình xây dựng.

Tiếng ồn: Để hạn chế tiếng ồn trong quá trình xây dựng cũng cần có kế hoạch thi công hợp lý. Các thiết bị thi công gây ồn lớn không được phép hoạt động quá 23h đêm.

Nước thải: Trong quá trình xây dựng nước mưa cuốn theo đất cát xi măng rơi vãi được dẫn vào hố lắng trước khi thải vào mương tiêu trong khu vực. Bùn lắng cần được nạo vét khi giai đoạn xây dựng kết thúc. Trong quá

trình xây dựng cần xây các nhà vệ sinh gần các lán trại. Các bể phốt của các nhà vệ sinh này sau khi công trường kết thúc cần được hút đi và lấp đất.

Chất thải rắn: Bao gồm đất cát cốp pha thép xây dựng và chất thải khu văn phòng các xí nghiệp phải được tập trung tại bãi chứa quy định.

Trong quá trình khu dân đi vào hoạt động:

Nước thải của các hộ gia đình cần phải được xử lý tại từng nhà rồi mới được xả vào hệ thống thoát nước thải chung của toàn khu. Sau khi tập trung xử lý tại trạm xử lý nước thải của khu để đạt tiêu chuẩn B, nước sẽ được xả vào hệ thống mương thoát nước khu vực để thoát ra mạng chung.

Toàn bộ các chất thải rắn của các hộ gia đình phải được tập trung tại khu vực quy định rồi được chuyển đến bãi rác của khu vực.

Khí thải và tiếng ồn trong hoạt động sản xuất không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nếu vượt phải lắp đặt thiết bị lọc khí hoặc tiêu âm chống ồn.

Các phân tích và giải pháp cụ thể cho các vấn đề về môi trường sẽ được làm rõ trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường của phần lập Dự án.

PHẦN 8. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN 7.1 Cơ sở pháp lý

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 năm 2014;

Căn cứ Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 năm 2020 sửa đổi 1 số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 năm 2014;

Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Quyết định số 65/QĐ-BXD ngày 20/01/2021 về việc ban hành suất vốn đầu tư và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020.

7.2 Tính toán tổng mức đầu tư

Tính toán tổng mức đầu tư của dự án được thống kê theo bảng sau:

Bảng tổng mức đầu tư dự án Stt Hạng mục Thành tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Ghi chú

A Đầu tư hạ tầng kỹ thuật 38 100,0

(Áp dụng suất vốn đầu tư xây dựng công trình HTKT khu đô thị theo quy định tại bảng 42 - Quyết định số 65/QĐ-BXD ngày 20/1/2021) 1 Giao thông 21,28 56,0 2 San nền 7,6 20,0 3 Thoát nước mưa 0,76 2,0 4 Thoát nước thải + VSMT 2,356 6,2 5 Cấp nước 1,14 3,0 6 Cấp điện 3,078 8,1 7 Thông tin liên lạc 1,786 4,7

B Chi phí đền bù giải phóng

mặt bằng 6,0

Tổng cộng 44

PHẦN 9. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Việc lập các đồ quy hoạch chi tiết những khu vực phát triển đô thị, cụ thể là Quy hoạch chi tiết khu dân cư Số 4, phường Châu Sơn trên địa bàn thành phố là hết sức cần thiết nhằm:

- Cụ thể hóa QĐ số 2059/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên.

- Xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với nhiều tiện ích, tạo quỹ đất ở mới, quỹ đất tái định cư trên địa bàn thành phố, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Sông Công.

Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thành phố Sông Công được UBND thành phố Sông Công giao nhiệm vụ tổ chức lập quy hoạch. ban quản lý kính đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cùng phối kết hợp để đơn vị tư vấn hoàn thành đồ án quy hoạch theo đúng quy trình làm cơ sở để báo cáo UBND thành phố phê duyệt theo quy định./.

Một phần của tài liệu 05 TM DA so 4 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)