Những mặt còn tồn tại, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Phù Cừ (Trang 26 - 27)

- Trong sản xuất nông nghiệp: một số xã, thị trấn chưa trú trọng làm thuỷ

lợi nội đồng, diện tích lúa lai, vùng trồng rau màu tập trung có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu chưa được mở rộng, việc đưa các loại giống cây trồng vật nuôi cho năng suất chất lượng và hiệu quả cao vào sản xuất còn hạn chế.

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai và bảo vệ môi trường ở 1 số cơ sở chưa sâu sát dẫn đến vi phạm chuyển mục đích trái phép còn diễn ra ở một số xã, vi phạm hành lang an toàn giao thông, công trình thuỷ lợi chưa được xử lý kịp thời, ý thức của 1 bộ phận người dân về vệ sinh môi trường còn hạn chế.

- Công tác dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực còn nhiều bất cập, chưa sát với tình hình thực tế nên phải điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch đất sau khi được phê duyệt.

- Việc kiểm tra, giám sát ở một xã, thị trấn chưa thực sự coi trọng; tình trạng vi phạm quy hoạch vẫn còn xảy ra, chưa được xử lý kịp thời. Công tác kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực sự nghiêm túc, đặc biệt là việc quản lý, sử dụng đất theo các chỉ tiêu quy hoạch đó được phê duyệt.

- Việc quy hoạch đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt tại các vùng có điều kiện hạ tầng thuận lợi, trong khi đó một số dự án đã thực hiện thu hồi đất chậm đầu tư, đưa vào khai thác và sử dụng.

Nguyên nhân của tồn tại

* Nguyên nhân khách quan

- Do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và thời tiết diễn biến khác thường, dịch bệnh tác động lớn đến sản xuất và đời sống xã hội.

- Là huyện thuần nông, ít lợi thế. Nguồn nhân lực chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Một số cơ chế, chính sách của nhà nước chưa đảm bảo tính thống nhất, nên trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện gặp khó khăn.

27

- Chất lượng công tác tham mưu, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ của một số cán bộ, công chức, trong đó có cán bộ quản lý cấp huyện còn hạn chế, chưa sâu sát, thiếu chủ động.

- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, chưa cương quyết xử lý vi phạm, có biểu hiện né tránh, ngại va chạm, đùn đẩy lên cấp trên. Năng lực lãnh đạo, điều hành chậm đổi mới.

- Trình độ nghiệp vụ, chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện nhiệm vụ của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác phối hợp giữa chính quyền một số địa phương với các cơ quan, đơn vị liên quan trong tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ được giao thiếu chủ động, hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Phù Cừ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)