d. Nhạc cụ tự làm
2.3.4. Phối hợp với gia đình học sinh và xã hộ
Đứng trước tình hình học sinh lơ là và học yếu môn Âm nhạc, đó cũng là một nỗi lo âu cho người giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong nhà trường. Tôi đã tìm hiểu và đưa ra rất nhiều phương pháp để giúp cho các em học tốt hơn, tiến bộ hơn.
- Luôn tạo mối quan hệ thân thiết, sự gần gũi giữa thầy và trò với mục đích nhằm nâng cao chất lượng học tập cho các em, giúp các em có được nền tảng cho những lớp sau.
- Tôi gặp một số phụ huynh và trao đổi về tình hình học tập của các em cho phụ huynh biết, (ví dụ như: các buổi họp phụ huynh) tâm sự cùng phụ huynh để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của bộ môn và có biện pháp nhắc nhở giáo dục con em cố gắng trong học tập. Đồng thời tôi hướng dẫn cho các em tạo một góc học tập ở nhà. Từ đó không những nâng cao chất lượng môn Âm nhạc mà các môn học khác cũng tiến bộ hơn nhiều. Ngoài ra, tôi còn liên hệ với chính quyền địa phương, Hội trưởng hội PHHS của các lớp nhắc nhở tạo điều kiện cho con em các gia đình khó khăn được đến trường học tập nhằm tránh sự kì thị đối với các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
- Các biện pháp mà tác giả đề xuất là tạo sự hứng thú học tập môn Âm nhạc của học sinh, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Cách khai thác có hiệu quả các thiết bị dạy học trong môn Âm nhạc.
- Sử dụng hình thức học tập trải nghiệm cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn.
- Tăng cường các hoạt động trải nghiệm của học sinh lớp 7 tại trường THCS Lương Thế Vinh
Sau khi áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy sáng kiến đã đạt được những hiệu quả sau:
2.4.1. Đối với giáo viên
- Trong tiết dạy việc truyền thụ kiến thức cho học sinh trở nên nhẹ nhàng, không nặng nề như trước vì giáo viên chỉ đóng vai trò người hướng dẫn, dìu dắt và học sinh làm trung tâm.
- Xây dựng được lớp học năng động, có tính tập thể cao, cùng đoàn kết học tập, tiết học đạt kết quả. Qua đó giáo viên hiểu rõ được năng khiếu và tâm lý của từng em, có biện pháp uốn nắn kịp thời.
- Được học sinh tin tưởng, trao đổi, giải quyết một số khó khăn khi học hát cũng như học tập đọc nhạc.
- Môn Âm nhạc đã được nhìn nhận không phải là môn học phụ mà nó là một môn giúp học sinh tiến tới cái “chân - thiện - mỹ” phát triển toàn diện về thể và chất của các em.
- Đặc biệt hơn là nâng cao được ý thức học tập và chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh trong toàn khối 7. Từ đó giáo viên có được sự hứng khởi hơn khi bước chân lên bục giảng.
- Đã phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu của từng em, tạo mọi điều kiện để học sinh được thể hiện năng khiếu của mình trước tập thể.
2.4.2. Đối với học sinh
Sau khi thực hiện đề tài kết quả đạt được đối với học sinh là:
- Qua mỗi tiết lên lớp học sinh rất vui, hứng thú hơn vì thầy cô giáo giảng dạy nhiệt tình, quan tâm đến học sinh, hiểu được tâm tư nguyện vọng của học sinh.
- Các em được học, được chơi, được vận động và được hiểu biết nhiều hơn so với một số môn khác. Nắm chắc nội dung và cách trình bày mỗi bài hát, mỗi bài tập đọc nhạc. Hiểu biết thêm một số nhạc cụ địa phương, trong nước và nước ngoài. Được nghe thầy cô giáo kể chuyện, hiểu được các câu chuyện kể.
- Chất lượng học tập môn Âm nhạc của học sinh tiến bộ hơn rất nhiều so với năm học trước. Cụ thể:
Bảng. Kết quả đến cuối năm học 2017-2018
Tổng số học sinh lớp 7
Xếp loại học lực - Môn âm nhạc khối lớp 7 Học sinh hoàn thành tốt (Loại Đạt) Học sinh chưa hoàn thành tốt (Loại Chưa Đạt) Ghi chú SL TL SL TL 160 152 95% 8 5%
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận
Âm nhạc là tấm gương phản ánh trung thực đời sống xã hội loài người, do đó dạy học âm nhạc trong trường trung học cơ sở là việc làm mang tính cấp thiết, không thể thiếu, bởi yêu cầu phát triển toàn diện con người Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Âm nhạc không chỉ là bài dạy và học trên lớp, mà mục đích cao cả nhất là hướng tới sự phát triển toàn diện về Trí- Đức- Thể- Mỹ. Với chức năng vai trò đặc thù, âm nhạc đang đóng góp tích cực vào quá trình hình thành con người mới ở Việt Nam, nguồn nhân lực bền vững vừa kế thừa truyền thống phẩm chất ưu việt chân thành, mộc mạc, giản dị nhưng đầy dũng cảm, thông minh trong thời đại Hồ Chí Minh.
Tôi nhận thấy rằng Âm nhạc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước nhà cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu như trước đây vẫn còn có một số giáo viên dạy các bộ môn khác như: Toán, Lý, Hóa,… và một số học sinh vẫn còn xem thường môn Âm nhạc, coi nó là không quan trọng và cần thiết trong chương trình đào tạo và giảng dạy thì giờ đây quan điểm đó đã thay đổi. Họ dần nhận ra rằng Âm nhạc là một thứ không thể thiếu được trong cuộc sống tinh thần của họ, và rằng việc lồng ghép môn Âm nhạc vào chương trình giảng dạy, song song với các bộ môn tự nhiên và xã hội khác đã giúp cho việc giảng dạy môn của họ có hiệu quả hơn vì học sinh tiếp thu bài vở nhanh hơn. Và hiệu quả cũng tương tự như thế đối với học sinh, vì trước hoặc sau những tiết học căng thẳng, đầy áp lực, các em được xả stress, đầu óc được thư thả, thoải mái, vì vậy năng suất học tập của các em sẽ càng cao hơn, đạt thành tích tốt hơn.
Chất lượng học tập bộ môn là điều mà tất cả giáo viên cần quan tâm. Nó góp phần cho sự phát triển toàn diện đối với học sinh trong trường phổ thông. Hơn nữa,
Âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người. Nên việc dạy Âm nhạc cho học sinh nói chung và học sinh lớp 7 nói riêng là tạo môi trường cho các em được hát, được hoạt động, được nhận thức, được cảm thụ Âm nhạc và một số kiến thức phổ thông về Âm nhạc. Tất cả những yếu tố đó sẽ mang lại cho các em một kiến thức Âm nhạc tối thiểu nhất. Việc tạo không khí vui tươi, thoải mái trong giờ học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhạc là nhiệm vụ cần thiết đối với mỗi giáo viên. Vì Âm nhạc góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở trường THCS có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động học tập của học sinh.
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả môn Âm nhạc là một việc hết sức cần thiết và quan trọng cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai tới. Những người dạy học, chịu trách nhiệm hướng dẫn và truyền tải nội dung, giá trị giáo dục các bài hát phải luôn tìm tòi, học hỏi, nắm vững kiến thức về Âm nhạc, hiểu được tâm lý học sinh và nhạy bén, tìm ra những phương pháp dạy mới mẻ, phù hợp với tâm lý các em, và bắt kịp thời đại. Như vậy, giáo dục mới đạt được hiểu quả tối ưu, hoàn thành được sứ mệnh cao cả là dẫn dắt và lái con thuyền tri thức đến đường vinh quang, tươi sáng.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với nhà trường
- Xây dựng kế hoạch và tham mưu cho Nhà trường nâng cấp, trang bị các phòng học, cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt chuẩn theo đặc thù của ngành đào tạo Âm nhạc. Cụ thể, phòng học Âm nhạc nên xây dựng cách biệt với các phòng học khác để tránh ảnh hưởng đến các giờ dạy của các môn khác, điều này sẽ giúp cho việc dạy và học của cả giáo viên và học sinh tốt hơn.
- Thư viện trường phải có đủ giáo trình, sách, tài liệu tham khảo trong nước và nước ngoài để hỗ trợ, đáp ứng tốt cho việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh.
- Để đảm bảo chất lượng đào tạo đạt chuẩn, đội ngũ giáo viên Bộ môn Âm nhạc cần phải được học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, kiến thức tổng hợp, khả năng lý luận, trình độ ngoại ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin…
- Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt để biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định trong việc tạo ra chất lượng và hiệu quả giáo dục. Nhất là đối với môn học đặc thù như Âm nhạc đòi hỏi cần phải có đủ giáo viên được đào tạo chuyên ngành, chính quy và thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao cả chuyên môn và nghiệp vụ.
- Thời gian một tiết cho một bài học là rất ít để giáo viên có thể dạy đúng theo yêu cầu, mục đích của bài dạy và khó có thể truyền đạt được hết những kiến thức cho học sinh, vì vậy mà kết quả đạt được sẽ không cao và không như ý muốn của giáo viên. Vậy nên với chương trình giảng dạy vẫn được giữ nguyên, nhà trường có thể xem xét để tăng thời gian dạy nhiều hơn một tiết hay không, nếu có thể thì tăng thêm một tiết nhạc nữa trong tuần.
2.2. Đối với giáo viên
- Phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới:
- Rõ ràng ngay từ bước chân của giáo viên vào lớp với thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh, việc đánh giá công bằng trong việc kiểm tra miệng...đều là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới, nhưng sự hứng thú học tập chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu đề mục mới tạo sự hấp dẫn đối với học sinh.
-Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho các em.
Thực chất của việc học tập là chuỗi vấn đề được đặt ra, được nhận thức ở mức độ cao hơn, đặc trưng của môn âm nhạc là thực hành. Thực hành là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt quá trình dạy và học bộ môn. Thông qua thực hành để dạy lý thuyết, lấy lý thuyết để củng cố kỹ năng thực hành trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một cách tối ưu (tránh thời gian chết) để tất cả học sinh được nhìn nghe và luyện tập nhiều. Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi vừa sức đối với học sinh, học sinh dễ hiểu dễ nhớ, cho các em nghe, nhìn nhiều thì học sinh rất có hứng thú học, tạo động cơ học tập tốt.
-Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học:
Tránh cách dạy thông báo khô khan tẻ nhạt. Giáo viên phải nắm chắc đặc trưng môn học âm nhạc để có cách dạy cho phù hợp, giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm học vui - vui học . Tránh dạy lý thuyết trừu tượng và dạy tập đọc nhạc nặng nề, căng thẳng. Phải tìm mọi cách cải tiến cách dạy từng phân môn theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hoá cách thức truyền đạt ở mỗi bài học, mỗi tiết dạy.
- Giáo viên quán xuyến lớp học, gần gũi và nhắc nhở học sinh cần phải cố gắng học tập chăm chỉ. Trong quá trình học, cần chú ý lắng nghe giáo viên dạy, phải giữ thái độ học tập nghiêm túc nhưng vui vẻ, thoải mái, tích cực phát biểu và mạnh dạn đưa ra những ý kiến thắc mắc khi có điều chưa hiểu hoặc là đưa ra quan điểm cá nhân của mình, có như thế thì việc dạy và học của cả thầy lẫn trò sẽ càng sôi động hơn, đạt được kết quả cao nhất. Các em cần phải trang bị cho mình những tài liệu cơ bản cần thiết, đầy đủ cho việc học. Riêng những em có năng khiếu về Âm nhạc thì cần tìm thêm những tài liệu bên ngoài đọc thêm để kiến thức về âm nhạc của mình được củng cố bền vững và nâng cao thêm.
- Hướng dẫn học sinh tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn nghệ của lớp, của nhà trường tổ chức, điều này sẽ rèn luyện cho các em kỹ năng tự thể hiện mình và mạnh dạn trước đám đông, nó sẽ rất có ích cho các em trên con đường học tập và thăng tiến về sau. Học sinh được phát hiện là có năng khiếu Âm nhạc thì
giáo viên và nhà trường cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em có thể phát huy được tài năng của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
8. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sách giáo khoa Âm nhạc 7. NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Phạm Văn Đồng (2008); Giáo dục- đào tạo, quốc sách hàng đầu, tương lai của một dân tộc. Nxb Chính trị quốc gia Trần Thanh Phong, Phương pháp dạy học Âm nhạc I và II
10.Nguyễn Kế Hào (Chủ biên) và Nguyễn Quang Uẩn, Quá trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
11.Hoàng Long, Hoàng Lân (2005), Thực hành sư phạm âm nhạc. Nxb Đại học sư phạm
12.Nguyễn Thạc(2003), Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu sự phát triển của trẻ em. Đại học sư phạm.
13.Phạm Trung Thanh (Chủ biên), Nguyễn Thị Lý, Giáo trình thực tập sư phạm năm thứ ba
14.Phạm Viết Vượng (2007); Giáo dục học (in lần 2). Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
PHỤ LỤCPHIẾU ĐIỀU TRA PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho học sinh)
Chào các em học sinh thân mến! Tôi đang thực hiện một cuộc khảo sát để lấy ý kiến của các em về đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Nhạc lớp 7 ở trường THCS Lương Thế Vinh thị trấn Buôn Trấp huyện Krông Ana tỉnh Đăk Lăk”. Mong các em hãy trả lời vào bảng câu hỏi dưới đây để giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Câu 1: Các em có thích học môn âm nhạc không?
d. Rất thích.
e. Thích.
f. Không thích.
Nếu các em chọn “Thích” thì hãy trả lời câu hỏi bên dưới. Câu 2: Theo các em âm nhạc đem lại những lợi ích gì?
d. Giáo dục thẩm mỹ, đạo đức.
e. Phát triển trí tuệ, thể chất.
f. Cả a và b.
Câu 3: Đến tiết học nhạc các em cảm thấy như thế nào?
d. Rất vui.
e. Bình thường.
f. Rất lo lắng.
Câu 4: Trong giờ học nhạc, các em thích học phần nào nhất?
e. Nhạc lý, tập đọc nhạc.
f. Âm nhạc thường thức.
Câu 5: Ngoài giờ học chính thức, các em có thích giáo viên âm nhạc tổ chức những buổi ngoại khóa hay không?
d. Rất thích.
e. Thích.
f. Không thích.
Câu 6: Nếu bỏ môn âm nhạc khỏi chương trình dạy các em cảm thấy như thế nào?
d. Rất mừng.
e. Bình thường.
f. Rất buồn.
Câu 7: Các em có ghi đầy đủ nội dung của môn âm nhạc vào vở hay không?
d. Có ghi đầy đủ.
e. Ghi nhưng không đầy đủ.
f. Không ghi.
Câu 8: Giáo viên âm nhạc có thường xuyên kiểm tra bài cũ các em hay không?
d. Kiểm tra thường xuyên
e. Đôi lúc có kiểm tra
f. Không bao giờ kiểm tra
Câu 9: Các em muốn 1 tuần học mấy tiết nhạc?
e. 2 tiết.
f. 3 tiết.
Cảm ơn các em đã giúp tôi hoàn thành bảng khảo sát này. Chúc các em học tốt và thật nhiều sức khỏe.
Krông Ana, ngày 03 tháng 04 năm 2019