Tính mới của giải pháp

Một phần của tài liệu SKKN Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí ở THCS (Trang 47 - 48)

Giải pháp 1. Nắm vững chương trình, nội dung môn học Vật Lí và nội dung giáo dục kĩ năng sống cũng như các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần lồng ghép. Cái mới ở đây là giáo viên không chỉ nắm vững chương trình, nội dung môn mình dạy. Mà cần nắm vững chương trình nội dung giáo dục kĩ năng sống cũng như các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần lồng ghép, lồng ghép vào bài nào tiết nào và hình thức lồng ghép ra sao.

Giải pháp 2. Chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp, sát thực và tiến hành thực hiện hiệu quả. Tính mới ở đây là không chỉ xây dựng kế hoạch chung chung như Bộ Giáo dục ban hành. Mà cần chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương của nhà trường và của từng đối tượng học sinh. Sau đó tiến hành thực hiện kế hoạch đã xây dựng một cách thật hiệu quả, chứ không phải thực hiện một cách qua loa đại khái.

Giải pháp 3. Tích cực, chủ động khai thác công nghệ thông tin trong quá trình lồng ghép các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống vào tiết Vật Lí. Tính mới ở đây là tích cực, chủ động khai thác công nghệ thông tin để gây hứng thú học tập cho học sinh, đem lại hiệu quả cao cho tiết học. Tạo cho học sinh hứng thú và sự yêu thích môn học Vật Lí. Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế đời sống bằng những trải nghiệm thú vị, để các em thấy được sự gần gủi giữa môn học và thực tế.

Giải pháp 4. Làm tốt công tác phối hợp, thông tin hai chiều trong nhà trường với các tổ chức đoàn thể, giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh … để tìm ra biện pháp lồng ghép các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống vào tiết Vật Lí tốt nhất. Tính mới ở đây là có sự kết hợp chặt chẻ giữa nhà trường, gia đình và giáo viên, nên sẽ tìm được các biện pháp, nội dung, hình thức lồng ghép phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.

Giải pháp 5. Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và lưu trữ hồ sơ. Tính mới ở đây là sau mỗi hoạt động giáo viên cần đánh giá hoạt động này đạt được ưu và nhược điểm gì, để rút kinh nghiệm, lưu trữ hồ sơ và làm căn cứ cho các hoạt động sau đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu SKKN Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí ở THCS (Trang 47 - 48)