PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I Kết luận

Một phần của tài liệu SKKN Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn ở THCS (Trang 28 - 31)

I. Kết luận

Thật ra bất cứ hoạt động nào cũng đều mang tính giáo dục đức tính tự tin cho học sinh. Một bài dạy tập đọc, buổi lao động, buổi nói chuyện, một phong trào hoạt động của đội, của nhà trường đều rèn cho các em sự bình tĩnh, tự tin, giúp các em dần dần hoàn thiện bản thân mình, thích nghi dần với môi trường. Điều quan trọng là giáo viên có biết cách áp dụng để giáo dục học sinh hay không? Theo tôi, giáo viên phải làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng, phải tâm huyết,

nhiệt tình và có trách nhiệm và biết xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập, cùng tiến bộ.

nhiệt tình và có trách nhiệm và biết xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập, cùng tiến bộ.

II. Kiến nghị

Về phía giáo viên:

- Thường xuyên trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực.

- Tham mưu với nhà trường về nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể trong nhà trường trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Về phía nhà trường:

Nên tổ chức các buổi tuyên truyền thông qua các giờ chào cờ, sinh hoạt Đội, sinh hoạt câu lạc bộ học tập, chương trình phát thanh măng non, họp phụ huynh,...Các buổi tuyên truyền chủ yếu là nêu lên các tấm gương tự tin, mạnh dạn, các thành tích cũng như lợi ích của tính tự tin đem lại cho họ, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế khó khăn. Qua đó học sinh sẽ học tập theo các tấm gương sáng ấy, cha mẹ học sinh cũng vì vậy mà thúc đẩy con em tham gia vào các hoạt động ngoại khóa nhiều hơn để nâng cao tính độc lập, tự tin, mạnh dạn.

Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi về việc rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn cho cho sinh vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua công tác giảng dạy và chủ nhiệm. Chắc chắn chưa thể mang tính hoàn thiện cao và đạt hiệu quả như mong muốn. Kính mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp để sáng kiến hoàn chính hơn và mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác chủ nhiệm.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Krông Ana, ngày 25 tháng 4 năm 2019 Người viết

Nguyễn Thị Kim Chi

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG

... ... ...

Một phần của tài liệu SKKN Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn ở THCS (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w