HỆ THỐNG KẾ TOÁN VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (Trang 30 - 33)

1. Hệ thồng kế toán tại công ty:

Chế độ kế toán áp dụng: Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ Kế toán mới theo Quyết định số 15 - Q Đ/BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo đó các văn bản liên quan đến chế độ, chuẩn mực tài chính có hiệu lực được áp dụng tại Công ty là:

• Quyết định số 15 - Q Đ/BTC ngày 20/3/2006 Thông tư TT20/2006/ TT-BTC ngày 20/3/2006 Thông tư TT21/2006/ TT-BTC ngày 20/3/2006

• Quyết định 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001 Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002

• Quyết định 165/2002/Q Đ- BTC ngày 31/12/2002 Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 4/11/2003

• Quyết định 234/2003/Q Đ- BTC ngày 30/12/2003 Thông tư 23/2005/TT- BTC ngày 30/3/2005

• Quyết định 12/2005/Q Đ – BTC ngày 15/2/2005 Thông tư 20/2006/TT – BTC ngày 20/3/2006

• Quyết định 100/2005/Q Đ – BTC ngày 28/12/2005 Thông tư 21/2006/TT – BTC ngày 20/3/2006

Niên độ kế toán: Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.

Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung Hạch toán và chuyển đổi ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế ngày phát sinh nghiệp vụ. Đến ngày 31/12 các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên Ngân Hàng do Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam công bố cùng ngày với ngày lập Báo cáo tài chính. Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện không được dùng để chia.

Hạch toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty được ghi nhận theo giá gốc. Khấu hao tài sản cố định được trích theo phương pháp đường thẳng theo thời gian sử dụng ước tính của tài sản. Tỷ lệ khấu hao được xác định phù hợp theo quy định của Bộ Tài Chính.

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định 1 cách tin cậy. Nếu các dịch vụ cung cấp liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó.

2. Hệ thống kiểm soát chất lượng tại công ty:

Để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp và uy tín đối với khách hàng, công ty luôn quan tâm đến công tác kiểm soát chất lượng. Hệ thống kiểm soát chất lượng của công ty được khái quát bằng sơ đồ sau:

31

Sơ đồ 3 Hệ thống kiểm soát chất lượng Ban giám đốc

Lãnh đạo phòng

Chú thích: Quan hệ chỉ đạo, giám sát

2.1. Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:

Trước khi tiến hành kiểm toán, KTV sẽ được thông báo lịch kiểm toán, danh sách nhóm kiểm toán, nhóm trưởng nhóm kiểm toán tại các khách hàng cụ thể. KTV sẽ tìm hiểu 1 số thông tin về khách hàng mình sắp kiểm toán như: thông tin về nhân sự, thông tin về kế toán, thông tin về hợp đồng…Nhóm trưởng sẽ là người trực tiếp giám sát các KTV trong việc sử dụng các kỹ thuật để thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán. Các giấy tờ làm việc của KTV được nhóm trưởng soát xét nhằm đảm bảo các kỹ thuật thu thập đúng quy định, thông tin thu thập được là đầy đủ, công việc tiến hành đúng chuẩn mực, đúng quy trình kiểm toán.

2.2. Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán, trình độ năng lực và thế mạnh của từng KTV, nhóm trưởng tiến hành phân công công việc cụ thể. Nhóm trưởng phổ biến cho từng KTV nắm rõ những nội dung, phần hành kiểm toán được phân công, các phương pháp kiểm toán cần áp dụng và những trọng tâm cần chú ý trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán.

Nhóm trưởng cũng tăng cường giám sát tiến độ thực hiện công việc, các thủ tục kiểm toán , các phương pháp kiểm toán mà KTV đã áp dụng. Đồng thời trưởng nhóm cũng cũng phải giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, nghề nghiệp và giám sát việc ghi chép giấy tờ làm việc của KTV… Trong giai đoạn này trưởng nhóm cũng có thể thay đổi lại sự phân công công việc nếu thấy

cần thiết. Ngoài ra, trưởng nhóm cũng có thể hỗ trợ các KTV trong việc đánh giá chất lượng của bằng chứng kiểm toán và tham gia thảo luận với các KTV khác khi có các vấn đề còn nghi vấn để đi tới quyết định chính xác.

2.3. Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán:

Liên quan đến công việc lập Báo cáo kiểm toán, nhóm trưởng sẽ trực tiếp xem xét các tổng hợp công việc của KTV để đảm bảo sự chính xác, đầy đủ, hợp lý của kết quả kiểm toán phản ánh trong các biên bản kiểm toán. Đồng thời nhóm trưởng cũng xem xét lại tất cả các bằng chứng kiểm toán, các nhận xét… nhằm đảm bảo tính chính xác của các kết quả đó. Một lần nữa, các giấy tờ làm việc của KTV được soát xét bởi lãnh đạo phòng trước khi trình lên ban giám đốc. Sau đó Ban Giám đốc xem xét tính hợp lý của kết quả kiểm toán. Nếu kết quả kiểm toán được ban giám đốc phê duyệt thì công ty sẽ phát hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng.

Có thể nói, hoạt động kiểm soát ở tất cả các cấp và tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác kiểm toán, góp phần nâng cao chất lượng của từng cuộc kiểm toán.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w