So sánh đáp ứng dao động của ôtô giữa mô hình không gian với mô

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu dao động thẳng đứng của ô tô theo các mô hình khác nhau có tính đến hiện tượng mất liên kết giữa bánh xe và mặt đường (Trang 163 - 166)

mô hình 1/2 dọc

Đáp ứng dao động của xe giữa mô hình không gian và mô hình 1/2 dọc sẽ được so sánh với nhau trong trường hợp có kể đến cả MLK và biến dạng của đường (trường hợp 4) trong cùng điều kiện (kích thích từ BDMĐ, các thông số về xe và đường), trên cơ sở đó sẽ đánh giá về sự tương thích giữa hai mô hình. Để so sánh được thì dữ liệu đầu vào trong tính toán số của hai mô hình phải tương đồng, cụ thể chúng phải có cùng khối lượng thân xe và 2 cầu xe, hệ số độ cứng hệ số cản của hệ treo và bánh xe tương ứng với hai cầu trong mô hình 1/2 dọc phải lớn hơn 2 lần so với mô hình không gian. Ngoài ra, các thông số về mặt đường, nền đường cũng phải được lấy như nhau.

Như đã trình bày ở trên, để có sự tương đồng giữa hai mô hình thì bộ số liệu đầu vào dùng để tính toán số trong mô hình 1/2 dọc sẽ được lấy dựa theo mô hình không gian như sau:

- Các giá trị của thông số xe:

a1 = 1,565 m, a2 = 1,735 m, r0 = 0,45 m, bL = 0,25 m, mb = 2750kg, Jb = 2135kg.m2, mc1 = 860kg, mc2 = 680kg, kT1=2kTf =492103N/m, kT2=2kTr= 392103N/m, kL1= kL2 =2kLf = 2kLr = 1600103N/m, cT1= cT2= 2cTf = 2cTr =3103N.s/m, cL1= cL2= 2cLf = 2cLr =124103N.s/m.

- Các thông số về nền đường và dầm đàn hồi:

 = 2500kg/m3, kS = 8106 N/m2, cS = 3104 N.s/m2. - Vận tốc chuyển động của xe: V=20km/h.

- Số các số hạng N dùng để xấp xỉ hàm chuyển vị w = w(x, t): N=5

- Khoảng thời gian tính toán: t0= 0,5, tmax = 4s, t =0,001.

- Quy luật phân bố áp suất tại diện tích tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường được lấy theo dạng cô-sin (Hình 2.3).

- Kích thích từ BDMĐ: dạng một gờ giảm tốc với mặt cắt ngang kiểu parabol, để có dạng kích thích như trên thì các thông số trên Hình 3.22 sẽ được lấy như sau: hP= 0,12m, lP= 0,65m, hT= 0,12m, lT= 0,65m, d=0,0m.

Hình 4.22: Chuyển vị thẳng đứng của thân xe

Hình 4.24: Gia tốc thẳng đứng của thân xe

Hình 4.25: Lực tiếp xúc bánh xe cầu trước

Từ các kết quả đặc trưng nhận được cho thấy:

- Chuyển vị thẳng đứng, chuyển vị góc dọc và gia tốc thẳng đứng của thân xe trong hai mô hình là hoàn toàn như nhau (Hình 4.22÷Hình 4.24).

- Lực tiếp xúc tại mỗi bánh xe trong cùng một cầu có quy luật là như nhau, nhưng ở tại cùng một thời điểm thì lực tiếp xúc của bánh xe trong mô hình 1/2 dọc có giá trị lớn gấp đôi, điều này là do trong mô hình không gian tải trọng được phân bố đều cho hai bánh xe trên cùng một cầu. Mất liên kết đã xảy ra và tổng thời gian mất liên kết của bánh xe thuộc cùng một cầu ở hai mô hình là như nhau, điều đó được thể hiện qua hai đoạn trùng với đường 0 của giá trị lực tiếp xúc (Hình 4.25 và Hình 4.26).

Như vậy có thể khẳng định mô hình không gian và mô hình 1/2 dọc là hoàn toàn tương thích, nghĩa là trong điều kiện kích thích hai bên vệt bánh xe như nhau thì mô hình 1/2 dọc có thể thay thế mô hình không gian để khảo sát đáp ứng động lực học của xe.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu dao động thẳng đứng của ô tô theo các mô hình khác nhau có tính đến hiện tượng mất liên kết giữa bánh xe và mặt đường (Trang 163 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)