Kiểu xung đột và nghệ thuật tạo dựng xung đột

Một phần của tài liệu Luận án vấn đề tình yêu – hôn nhân – gia đình trong truyện ngắn các nhà văn nữ việt nam đương đại (Trang 113 - 120)

6. Cấu trúc của luận án

4.1.2. Kiểu xung đột và nghệ thuật tạo dựng xung đột

4.1.2.1. Khái niệm xung đột và vai trò của xung đột trong sáng tạo văn học

Xung đột nghệ thuật được hiểu là “sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng của tác phẩm nghệ thuật” (Từ điển thuật ngữ văn học) [60; 431]. Đối với tác phẩm tự sự

nói chung, truyện ngắn nói riêng xung đột chính là một trong những phương diện quan trọng hàng đầu để kết nối các yếu tố tạo nên kết cấu và chỉnh thể thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Các xung đột thường “xuất hiện dưới dạng những va chạm, tức là những đụng độ trực tiếp, sự chống đối giữa các thế lực hoạt động được mô tả trong tác phẩm: giữa tính cách với hoàn cảnh, giữa các tính cách với nhau, giữa những phương diện khác nhau của một tính cách,… Tuy nhiên, xung đột cũng thể hiện trong tác phẩm với cốt truyện ít chặt chẽ hơn và đôi khi cả ở ngoài cốt truyện” [60; 431]. Theo Pospelov, trong tiến trình văn học nhân loại, xuất hiện ba thể tài chính tương ứng với ba loại hình nội dung đời sống của con người: xung đột lịch sử dân tộc (thể tài sử thi), xung đột đạo đức – thế sự (thể tài thế sự) và xung đột đời tư (thể tài đời tư). Mỗi một loại hình nội dung đời sống của con người được quan niệm như một kiểu quan hệ của con người với thế giới và gắn liền với đó là các kiểu xung đột đặc thù. Pospelov cho rằng, kiểu quan hệ thế sự và xung đột thế sự trong tác phẩm tự sự là kiểu quan hệ giữa tầng lớp này với tầng lớp khác, bộ phận người này với bộ phận người khác trong những mối quan hệ dân sự: “Về sau, trong loại hình tự sự bắt đầu phát triển các thể tài thế sự. Nếu trong các thể tài lịch sử - dân tộc, qua các nhân vật anh hùng, xã hội được trình bày trong sự phát triển, trong cuộc đấu tranh để thực hiện các nhiệm vụ của toàn thể dân tộc, thì trong các thể tài thế sự, tức là các thể tài ra đời muộn hơn, cái được tái hiện chủ yếu là trạng thái tương đối ổn định của toàn thể xã hội hay một môi trường xã hội cụ thể nào đó. Và tình trạng này bao giờ cũng được tác giả đánh giá như thế nào đấy; các tác phẩm mô tả phong tục thấm nhuần cảm hứng tư tưởng khẳng định hoặc phủ định” [133; 398]. Điều đó có nghĩa, khi các vấn đề quốc gia đã định hình, tức những xung đột mang tầm dân tộc đã ổn định thì các vấn đề quan hệ giữa giai cấp, thành thị và nông thôn, quan hệ giữa các tầng lớp người trong xã hội và cách ứng xử của họ, các vấn đề đạo đức, luân lý, văn hóa được đề cập và khai thác. Đó chính là những tác phẩm thuộc thể tài đạo đức - thế sự. Các tính cách trong thể tài thế sự “thường mang tính đại diện rất rõ, các nhân vật của nó là những đại biểu của môi trường mình, là sự thể hiện các khuyết điểm hoặc phẩm chất tốt đẹp của môi trường xã hội ấy” [133; 398].

Có thể thấy, xung đột ở truyện kể nói chung, truyện ngắn hiện đại nói riêng ôm chứa những vấn đề mới mẻ, hàm chứa những cách tân mạnh mẽ so với những sáng tạo truyền thống. Cùng với những cách tân đáng chú ý về phương diện tổ chức tình huống, truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại khi viết về tình yêu - hôn nhân -

gia đình đã có những đổi mới quan trọng trong kiến tạo và tổ chức xung đột. Thay vì tổ chức những xung đột mang tính loại trừ nghiêm ngặt, các cây bút truyện ngắn nữ đã thể nghiệm rất đa dạng các mức độ tương quan nhằm khắc họa những nhận thức mới về vấn đề này.

Khảo sát truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại, chúng tôi thấy trọng tâm là hai kiểu loại xung đột: xung đột thế sự và xung đột đời tư trong bản thể mỗi con người. Những nỗ lực đổi mới đó không chỉ trực tiếp góp phần nhận thức và biểu hiện sâu sắc vấn đề tình yêu - hôn nhân - gia đình của con người hiện đại mà còn đóng góp chung cho hành trình cách tân thể loại truyện ngắn Việt Nam đương đại.

4.1.2.2. Xung đột thế sự trong câu chuyện tình yêu - hôn nhân - gia đình ở truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại

Có ý thức và thiên hướng lựa chọn vấn đề tình yêu - hôn nhân - gia đình, các nhà văn nữ Việt Nam đương đại trong sáng tác truyện ngắn rất chú ý vai trò của xung đột, tìm cách kiến tạo và tổ chức các xung đột mang tính thế sự, nhất là những xung đột về đạo đức, luân lý, quan niệm sống,... trong một bối cảnh văn hóa phức tạp, nhiều biến động, lắm sự thử thách, cám dỗ...

Đối với kiểu xung đột thế sự, truyện ngắn các nhà văn nữ viết về vấn đề tình yêu - hôn nhân - gia đình thường kiến tạo một mâu thuẫn trung tâm - mâu thuẫn đóng vai trò chủ đạo của xung đột nghệ thuật, trên cơ sở đó tìm cách châu tuần và liên kết các chi tiết, sự kiện trong một thể thống nhất. Chẳng hạn trong Ngày còn dài của Lê Minh Khuê, tác giả xây dựng xung đột giá trị mà đại diện là ông Bản và cậu con nuôi tên Vị. Ông Bản dành cả cuộc đời với những gì tốt đẹp nhất để chăm lo cho Vị, sẵn sàng bán cả gia tài để cho cậu được ăn học, trưởng thành. Thế nhưng đổi lại, Vị lại không hề đáp lại tình cảm sâu nặng ấy, khiến cho ông Bản sống những ngày cuối đời trên giường bệnh với nỗi cô đơn cùng cực. Không những không chăm lo cho người cha nuôi có ân tình sâu nặng với mình, Vị còn mong ông sớm chết để chiếm lấy mảnh đấy còn lại của ông. Sự ích kỷ, tàn nhẫn của thời buổi kim tiền làm băng hoại các giá trị đạo đức, làm tan rã những sợi dây gắn kết giữa những con người trong cùng gia đình đã được cụ thể hóa thành xung đột giữa hai cách sống, hai sự lựa chọn mang tính luân lý như thế. Khi những giá trị đạo đức, luân lý suy giảm, những sợi dây ràng buộc trở nên lỏng lẻo, thiên hướng và sự lựa chọn của con người phân hóa mạnh mẽ, trở nên đa dạng, phức tạp. Các tác giả nữ bằng cái nhìn nếm trải đã nhanh nhạy nắm bắt và biểu hiện những va chạm gay gắt

trong cuộc sống tình yêu - hôn nhân - gia đình. Đó thực sự là những xung đột nghệ thuật có ý nghĩa xã hội – thẩm mỹ và giá trị phản ánh. Một truyện ngắn khác rất tiêu biểu cho xu hướng tổ chức xung đột như thế là Thiếu phụ chưa chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ. Quan niệm và sự lựa chọn được cụ thể hóa trong xung đột giữa hai chị em Hảo. Hảo có gia đình hạnh phúc, cưu mang cô em gái nhưng không ngờ cô em vì muốn thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn đã đang tâm quyến rũ chồng của chị. Đỉnh cao của mâu thuẫn ấy thể hiện trong phát ngôn của cô em: “Thời của tôi khác thời của chị rồi. Sống như các mẹ, các chị để mà ngớ ngẩn à?... Chẳng lẽ cái đời tôi chỉ có ăn với ngủ là xong thôi à?” [206; 79]. Chính sự chà đạp lên mọi chuẩn mực đạo đức đã dẫn đến xung đột và đẩy cả hai vào bi kịch. Cô em gái vẫn mang bản tính trăng hoa ấy sinh ra đứa con không có bàn tay và thiếu một mắt, còn cô chị lầm lũi về quê cuối cùng chết trong đau thương và bệnh tật. Xung đột giữa cái ác và cái thiện, các đẹp và cái xấu, cái chính trực và sự giả trá,… đã trở thành trọng tâm trong những thể nghiệm sáng tạo của các cây bút nữ khi viết về tình yêu - hôn nhân - gia đình. Truyện ngắn của Lê Minh Khuê, Y Ban, Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Dạ Ngân, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư,… đều dụng công tổ chức các xung đột truyện kể thế sự như thế để nhận diện và sáng tạo những biến đổi nhanh chóng quan niệm, tình thế của câu chuyện tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc gia đình của thời đương đại.

Chương 3, chúng tôi đã phân tích những nhận thức mới về vấn đề tình yêu - hôn nhân - gia đình trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại. Những nội dung, tư tưởng nghệ thuật ấy được khai phóng thông qua thế giới nghệ thuật phong phú của các tác giả nữ, được cụ thể hóa thành những xung đột truyện kể độc đáo. Với đặc trưng thể loại truyện ngắn và sự chủ động lựa chọn sáng tạo theo xu hướng cách tân của cả nền văn học với sự ưu trội của thể tài thế sự, xung đột truyện kể trong truyện ngắn các nhà văn nữ đương đại được tổ chức chủ yếu là sự va chạm của các quan niệm sống khác nhau. Nhân vật đại diện tham gia các xung đột ở dạng thức này chủ yếu được phân tuyến và mang tính thống nhất, đại diện cao. Chính cách thức tổ chức xung đột mang tính phân tuyến đã giúp các nhà văn nữ khơi sâu vào những vấn đề thế sự của thời đương đại. Đời sống hôn nhân, gia đình, câu chuyện tình yêu mà khát vọng hạnh phúc là đích đến, là khát vọng không bao giờ thay đổi, nhưng chính những va đập với những mạch ngầm đang biến đổi, đang tác động âm thầm mà mãnh liệt của thời đại kim tiền, thời đại kỹ trị đã bộc lộ những vấn đề đáng báo

động. Truyện ngắn của Lê Minh Khuê, Trần Thùy Mai, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Dạ Ngân,… đều cho thấy ý thức chủ động trong việc khai thác những mâu thuẫn, xung đột của khát khao hạnh phúc tình yêu đôi lứa, của câu chuyện hôn nhân, gia đình hiện đại của người Việt trước sự thay đổi, thậm chí hỗn loạn của các giá trị sống, giá trị đạo đức như thế. Điểm độc đáo và là đóng góp của các cây bút nữ ở dạng thức tổ chức xung đột này chính là thay vì những đối chọi trực diện, khối mâu thuẫn thường hiện diện ở sự cọ xát của những nhân vật trong vai trò là những thế giới toàn vẹn. Cũng chính cách tổ chức xung đột như thế đã khiến cho các vấn đề thế sự của câu chuyện tình yêu - hôn nhân - gia đình được soi chiếu ở những bình diện sinh động, sâu sắc. Chẳng hạn, trong Trăng nơi đáy giếng của Trần Thùy Mai, xung đột giữa sự hi sinh chân thành của chị Hạnh với sự giả dối, phụ bạc của ông Phương không trở thành sự đối đầu kịch liệt mà được tổ chức dưới dạng cọ xát giữa các quan niệm sống, giữa hai thế giới sống khác nhau. Sự sâu sắc, nhu mì, đức hi sinh là sức mạnh để cô Hạnh vượt qua mọi rào cản để hết mực chăm sóc ông Phương nhưng đến khi nhận ra ông Phương không xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp ấy, chị đã dứt khoát trở về với thế giới, với tình yêu đích thực của mình. Việt hắt cả ly nước vào mặt ông Phương khi ông bài bác đức tin và tình yêu mới của chị với ông Hoàng, chị Hạnh đã phản kháng nhưng đó không phải là xung đột trực diện xét trong tổng thể mạch truyện kể. Chính cách tổ chức xung đột như thế đã khiến cho các truyện ngắn thế sự về vấn đề tình yêu - hôn nhân - gia đình mang thêm sắc diện mới mẻ, độc đáo.

4.1.2.3. Xung đột đời tư trong bản thể mỗi con người ở truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại

Pospelov hoàn toàn có cơ sở khi cho rằng kiểu xung đột đời tư là trọng tâm của thể tài đời tư trong các tác phẩm tự sự. Ông viết: “Khác với các tác phẩm thế sự, trong các thể tài đời tư việc miêu tả hoàn cảnh xã hội, tình trạng này nọ của xã hội chỉ là cái nền để trên đó tác giả thể hiện cái chính, tức là sự phát triển tính cách của những con người cá biệt trong quan hệ của nó với hoàn cảnh. Ở đây các tính cách được miêu tả trong sự hình thành, sự phát triển bên ngoài hoặc bên trong của chúng. Vì vậy, ngay cả các cốt truyện cũng thường phục tùng sự phát triển của những xung đột giữa các nhân vật; các cốt truyện này chuẩn bị cơ sở cho sự biến đổi bên trong của các tính cách” [133; 401-402]. Thể tài đời tư thường phát triển, nở rộ khi văn học quan tâm khám phá đời sống cá nhân của con người, quan tâm đến sự hình

thành nhân cách, những khao khát, những tình cảm của từng cá nhân. Tất nhiên như trong nhận định của Pospelov, xung đột đời tư cũng được thể hiện ở những va chạm, xung đột giữa các nhân vật với nhau, nhưng điều cốt yếu tạo thành khác biệt chính là tính đại diện của các nhân vật. Trường hợp truyện ngắn Hậu thiên đường của Nguyễn Thị Thu Huệ hay các tác phẩm khác như Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, I am đàn của Y Ban, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Thị Ngọc Tư,... xung đột thế sự khi được cá thể hóa, đồng đẳng hóa cao độ sẽ mang sắc diện của xung đột đời tư. Các nhân vật tham gia xung đột đời tư thường không mang tính đại diện cho những lực lượng xã hội, những quan niệm đạo đức, luân lý,... mà là những con người ngẫu nhiên, đơn lẻ. Khảo sát truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại, chúng tôi nhận thấy, các tác giả đã có những cách tân độc đáo trong kiến tạo và tổ chức xung đột đời tư, trong đó đáng chú ý nhất là xu hướng đồng đẳng hóa xung đột truyện kể và xu hướng giảm thiểu xung đột truyện kể.

Xu hướng thứ nhất, xung đột truyện kể được tổ chức theo nguyên tắc đồng đẳng, tức là được nhận thức và biểu hiện trong thế giới nội tâm của từng nhân vật cụ thể. Theo xu hướng này, những mâu thuẫn, xung đột của các nhân vật thay vì trực tiếp thúc đẩy cốt truyện thì nay thiên về thúc đẩy sự phát triển của nhân vật truyện kể. Kiểu tổ chức xung đột đồng đẳng như thế gắn liền với những tình huống tâm trạng, tình huống tự nhận thức như chúng tôi đã phân tích ở trước. Chẳng hạn, trong truyện ngắn Người đàn bà và những giấc mơ của Y Ban, xung đột giữa hiện tại và những dục vọng trong hình hài của những giấc mơ đã khiến người đàn bà chênh chao với những cuộc tình tưởng tượng, nhưng rồi nhận ra tiếng gọi của con thơ mới là giá trị và hạnh phúc đích thực của đời mình. Những va chạm quyết liệt giữa khao khát bản năng với phẩm giá, trách nhiệm với chính mình trong cuộc đời không còn mang bóng dáng của sự đại diện mang tính luân lý, đạo đức xã hội mà đã chạm đến những vấn đề riêng tư của từng cá nhân. Đó là lý do người đọc không thể mang cái nhìn thiên kiến mang tính đạo đức xã hội để đánh giá những nhân vật như thế. Họ có thể có những phút xao lòng, những lựa chọn sai lầm ở từng thời điểm nhưng đó là sự thức tỉnh cá nhân trên tinh thần nhân bản. Khi tổ chức xung đột như thế, truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại không hướng đến xây dựng những hình tượng điển hình trong hoàn cảnh điển hình như văn học giai đoạn trước hướng đến mà tập trung khắc họa những hình tượng con người cá nhân, cá biệt, đầy lầm lỡ và giới hạn. Sự hiện diện của họ chính là sự giằn vặt và giằng xé nội tâm trên hành trình nhận

chân giá trị của hạnh phúc, của ý nghĩa tồn tại trong tình yêu - hôn nhân - gia đình. Khi biến những xung đột trở thành sự cật vấn nội tâm, rõ ràng vấn đề được lý giải trong từng tác phẩm đã mang tâm thế và chủ ý khác, từ đó mở ra khả năng đào sâu những khía cạnh sâu sắc từ bình diện đời tư. Ở truyện ngắn Hậu thiên đường của

Một phần của tài liệu Luận án vấn đề tình yêu – hôn nhân – gia đình trong truyện ngắn các nhà văn nữ việt nam đương đại (Trang 113 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)