KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KẾT HỢP CÁC CHỦNG VI SINH PHÂN HỦY CELLULOSE ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ VỎ SẮN THẢ

Một phần của tài liệu Đề án Thạc sĩ ngành Quản lý tổng hợp vùng ven biển của trường Đại học Cần Thơ (Trang 41)

CELLULOSE ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ VỎ SẮN THẢI

Nguyễn Thị Bạch Huyền1, Lê Thị Ánh Hồng2, Trần Thành1*

1Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 2Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm và Khoa học Việt Nam

*Tác giả liên lạc: thanhtran2710@gmail.com

(Ngày nhn bài: 19/7/2018; Ngày duyệt đăng: 15/9/2018)

TÓM TẮT

Vỏ thải từ nhà máy sản xuất tinh bột sắn có rất nhiều chất dinh dưỡng có thể tận dụng làm phân bón trong nông nghiệp, tuy nhiên với hàm lượng cellulose cao (hơn 50%)

trong thành phần có thểgây khó khăn cho phân hủy sinh học và làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm kiếm các vi sinh vật và đánh giá sự kết hợp của chúng trong quá trình phân hủy sinh học vỏ sắn thải. Kết quảban đầu cho thấy sau 21 ngày, nồng độ glucose trong tất cả các mẫu đều cao nhất trong suốt thời gian thử nghiệm. Lượng glucose được sản xuất bằng mg/ml do vi khuẩn

được chọn là 9,32, cao hơn so với các loại nấm được chọn là 1,57 mg/ml. Tỷ lệ phần

trăm giảm khối lượng của sắn là cao nhất đối với nấm, tương ứng là 52% trọng lượng.

Trong khi đó, vi khuẩn chỉ giảm xuống còn 31,6% sau 4 tuần. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa vi khuẩn và nấm cung cấp nồng độ glucose cao nhất, 19,29 mg/ml hiệu suất phân hủy đạt 62% khối lượng sắn trong thí nghiệm. Nghiên cứu tổng quát cho thấy rằng sự

kết hợp chủng trong ứng dụng phân hủy sinh học của chất thải nông nghiệp trong môi

trường để giảm ô nhiễm chất thải sinh khối là rất có triển vọng.

T khóa: Nấm, phân hủy sinh học, vi khuẩn, vỏ sắn thải.

Một phần của tài liệu Đề án Thạc sĩ ngành Quản lý tổng hợp vùng ven biển của trường Đại học Cần Thơ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)