Những giải pháp, sáng kiến được áp dụng đạt hiệu quả: 1 Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục:

Một phần của tài liệu Thành tích chiến sĩ thi đua (Trang 30 - 34)

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC:

4.Những giải pháp, sáng kiến được áp dụng đạt hiệu quả: 1 Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục:

4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục:

Trong năm học: 2021 – 2022 tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng xuất và chất lượng cao. Để có được những kết quả đáng kể trên là nhờ sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi đã luôn tìm tòi những giải pháp hay, tự học hỏi nghiên cứu tài liệu để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao đó là:

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền: Vận động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, không có trẻ nghỉ học giữa chừng. Bằng những biện pháp như thường xuyên trao đổi tìm hiểu về hoàn cảnh của các em, phối kết hợp cùng phụ huynh học sinh để nâng cao tỷ lệ bé chuyên cần.

- Công tác nâng cao chất lượng học tập cho trẻ: Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học: 20

bản thân đã căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học do Phòng giáo dục, nhà trường đề ra. Phối hợp với chuyên môn của trường căn cứ vào tình hình thực tế của lớp tôi đã lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ cho lớp mình. Thực hiện đúng, đủ theo phân phối chương trình và kế hoạch hoạt động hằng ngày, bài soạn đảm bảo chất lượng. Luôn tích cực sử dụng thiết bị dạy học, soạn giảng đầy đủ, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát, phân loại đối tượng học sinh nhằm đưa ra những biện pháp để giáo dục riêng cho mỗi trẻ. Hiệu quả đạt được là tỷ lệ trẻ yếu giảm đi rõ rệt.

- Thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ chuyên môn trường, bạn bè đồng nghiệp và qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tôi luôn tìm tòi, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để tiết

dạy đạt kết quả cao, sử dụng linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đạt kết quả cao. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn lồng ghép các chuyên đề vào trong bài soạn để dạy trẻ tốt hơn và vận dụng chuyên đề dạy học vào trong các tiết dạy. Tôi luôn quan tâm tới các đối tượng học sinh, đặc biệt chú trọng tới việc rèn học sinh yếu.

4.2 Sáng kiến đã được Hội đồng sáng kiến cấp huyện đánh giá kết quả đạt.

- Với sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo nhà trường, chuyên môn, bản thân đã thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có ý thức tự giác trong lao động” đã được Hội đồng sáng kiến cấp huyện đánh giá kết quả đạt. Sáng kiến này có những biện pháp sau:

Biện pháp 1: Tự học, tự nghiên cứu để nâng cao khả năng nắm bắt về việc giúp trẻ tự giác trong lao động.

Giáo viên phải tự học hỏi, trau dồi kiến thức qua các tài liệu tâm sinh lý trẻ, sách báo nói về những nội dung giáo dục lao động cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, tìm hiểu các thông tin trên đài, ti vi, mạng internet và qua đồng nghiệp, qua các cuộc sinh hoạt tổ chuyên môn…để rút ra những kinh nghiệm cho mình.

Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng tổ chức tốt hoạt động lao động cho trẻ và đạt kết quả cao mà còn phải phụ thuộc vào kiến thức, vào kỹ năng tổ chức và thực hiện các hoạt động đó của mỗi giáo viên. Với tôi việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm sẽ khuyến khích tinh thần tự giác của trẻ trong lao động. Vì mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, tôi phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của mổi trẻ, nắm được những sở thích cá tính riêng của từng trẻ để từ đó phân công công việc trong nhóm trẻ hoặc cá nhân trẻ và đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp để trẻ cảm thấy thoải mái trong khi thực hiện công việc của mình.

trẻ có tinh thần tự giác trong lao động cao. Trước hết phải xuất phát từ tình hình thực tế của trường, lớp, khả năng nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Biện pháp 2. Tạo môi trường lao động ban đầu cho trẻ.

Tạo môi trường lao động ban đầu cho trẻ nhằm giúp trẻ có ý thức tự giác trong lao động, rèn tính tự giác cho trẻ là để giúp trẻ trưởng thành và có kỷ luật trong cuộc sống. Thói quen tự giác giúp trẻ rất nhiều trong quá trình tự lập.

+ Cùng trẻ lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể: Đối với trẻ, khả năng kiểm soát và kiềm chế bản thân có lúc còn hạn chế nên việc định ra một kế hoạch cụ thể, chi tiết là giúp trẻ đối chiếu để khép bản thân mình vào khuôn khổ nhất định. Sau khi định ra chế độ đó thì phải thực hiện triệt để. Giáo viên phải thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, không nên lúc thì quản chặt quá, lúc thì lại lơi lỏng, bỏ qua, khiến trẻ bối rối không biết ứng phó sao cho hợp lý. Khi mới bắt đầu thực hiện kế hoạch, đừng yêu cầu trẻ quá cao sẽ khiến trẻ căng thẳng mà nản chí. Biểu dương hay phê bình trẻ đúng mực. Sau mỗi tuần giáo viên cùng trẻ tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm một lần. Nếu trẻ tiến bộ, tự chủ trong các hoạt động đã nêu ra trong bảng kế hoạch, cha mẹ nên có hành động khen ngợi kịp thời; ngược lại, nếu trẻ vẫn chưa có sự tiến bộ rõ rệt, giáo viên hãy trao đổi thẳng thắn để tìm ra nguyên nhân và cùng tìm cách khắc phục kịp thời.

+ Dạy trẻ khả năng chủ động: Không ít trường hợp trẻ không tự giác vì trẻ vẫn mang tâm lý dựa dẫm, ỷ lại. Trẻ đinh ninh rằng một khi mình không thực hiện công việc thì đã có người

làm thay. Khi không phải bắt tay vào làm việc mà công việc vẫn hoàn thành thì không lý do và động lực nào thúc đẩy trẻ tự giác cả. Giáo viên cứ mạnh dạn và nghiêm khắc cho trẻ được trải nghiệm trạng thái cảm xúc khi chứng kiến những việc “dang dở” do trẻ không tự giác thực hiện. Trẻ không tự giác dọn dẹp đồ chơi, không có đồ để chơi;… Những hậu quả của việc thiếu tự giác hiện ra nhãn tiền như thế, trẻ sẽ tự rút ra bài học và tự giác hơn.

+ Khơi dậy tinh thần trách nhiệm: Trẻ có ý thức trách nhiệm với bản thân thì trẻ sẽ cố gắng tự giác hơn trong các hoạt động của mình. Ngay từ khi trẻ đến trường cô giáo có thể phân công cho con làm những việc nhẹ nhàng như dọn đồ chơi, tự rửa tay, lau mặt… Lúc đầu trẻ có thể làm với thái độ hậm hực, ấm ức, nhưng hãy đồng hành và tạo cảm hứng cho trẻ để chúng nhận ra niềm vui khi được làm việc. Trẻ thấy mình có giá trị hơn khi được đóng góp một phần sức lực nhỏ bé để chia sẻ cùng cô giáo và các bạn trong lớp. Khi trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ, tự trẻ cũng cảm thấy phấn khởi. Khi được làm những việc hợp với tuổi của mình, trẻ tự tin cảm thấy mình làm tốt hơn, từ đó biết quan tâm, chủ động hơn.

Môi trường lớp học thân thiện sẽ khiến trẻ hứng thú đến trường, đến lớp, tâm trạng vui tươi thoải mái hơn. Trẻ được hoạt động trong môi trường tiện nghi, lớp học sáng sủa, giúp trẻ phát triển hơn về mọi mặt: thể lực, thẩm mĩ, nhận thức, tình cảm..

Biện pháp 3. Tạo cơ hội cho trẻ tự giác trong công việc ở mọi lúc, mọi nơi.

* Hoạt động đón và trả trẻ. Vào đầu năm học khi trẻ đến lớp tôi quan sát giờ đón, trả trẻ và thấy hầu như trẻ không tự mình cất ba lô, tháo giày, cởi áo khoác … mà bố mẹ thường làm cho trẻ. Trên thực tế cho thấy phụ huynh rất cưng chiều trẻ nên không để trẻ tự làm những việc đơn giản như vậy. Những việc tưởng chừng như đơn giản này nếu không có sự uốn nắn thường xuyên để giúp đưa trẻ vào ý thức thực hiện nội quy của trường, lớp thì dần dần trẻ sẽ thành thói quen ỷ lại người khác và dẫn đến ý thức lao động trong con người trẻ sẽ không hình thành. Vì vậy là giáo viên mầm non tôi phải có trách nhiệm giúp trẻ bước đầu hiểu được trẻ phải làm những việc gì ở lứa tuổi của trẻ.

* Hoạt động học và chơi trên lớp

Cũng như các hoạt động khác, hoạt động học và chơi cũng góp phần tạo cho trẻ ý thức lao động có hiệu quả. Với mỗi hoạt động tôi thường quan sát, tìm tòi để chọn hình thức nào giúp trẻ hình thành ý thức tự giác trong công việc một cách tốt nhất. Chương trình học trước đây, trước khi vào một hoạt động nào đó thì giáo viên luôn chuẩn bị bàn ghế, các góc chơi, đồ dùng đồ chơi được bày sẵn trước mặt trẻ nên trẻ chỉ việc thực hiện thao tác trên đồ vật. Với cách dạy như thế sẽ dẫn đến trẻ thụ động, không đáp ứng yêu cầu giáo dục trẻ tính tự lập. Trong xu thế đất nước ngày càng phát triển thì nội dung giáo dục đối với trẻ cũng được đổi mới từng bước. Giáo viên khi tổ chức một hoạt động nào đó thì cần dựa vào trẻ là chủ yếu đó là phương pháp tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, trong hoạt động trẻ luôn tự mình tìm những đồ chơi trẻ thích và tự suy nghĩ bàn bạc trong nhóm, phân công công việc cho nhau để cố gắng hoàn thành công việc một cách xuất sắc.

* Trong các hoạt động khác.

giúp trẻ nhận ra cần phải tự giác làm những việc đơn giản khác trong các hoạt động tự nhiên của cuộc sống xung quanh trẻ. Công việc trực nhật yêu cầu trẻ phải độc lập, trẻ lần lượt tham gia vào các hình thức trực nhật được phân công hàng ngày. Chế độ trực nhật có ý nghĩa mang tính tự giác cao, nó đặt trẻ vào trong điều kiện bắt buộc phải hoàn thành các công việc cần thiết trong lớp. Điều đó giúp cho mỗi trẻ nâng cao tinh thần trách nhiệm trước các bạn và trẻ hiểu công việc của trẻ là cần thiết cho mọi người.

Biện pháp 4. Động viên, khích lệ và khen trẻ trong lao động.

Khen ngợi, động viên là hệ thống những biện pháp kích thích, nhằm củng cố lòng tin, nâng cao bản lĩnh ý chí cho trẻ trong lao động và hòa nhập vào cuộc sống. Bất kỳ một đứa trẻ phát triển bình thường nào đều có nhu cầu vươn lên khẳng định chính mình. Do đó, giáo viên cần phải tìm mọi cách thức để kịp thời động viên, khích lệ trẻ hoàn thành công việc. Khen ngợi đúng mức và kịp thời sẽ kích thích trẻ đem hết năng lực của mình để hoạt động. Vì thế, khi khen ngợi, động viên trẻ, giáo viên phải thực hiện một cách kịp thời, chính xác, công khai và mang tính giáo dục cao, có tác dụng thúc đẩy tính tích cực, mặt ưu điểm của trẻ. Khen trẻ là phải có niềm tin vào sự tự giác cao của trẻ. Giáo viên phải kết hợp linh hoạt nhiều hình thức khen ngợi khác nhau. Khi trẻ hoàn thành công việc được cô phân công trong các hoạt động ở lớp thì cô giáo cần khen thưởng một cách “khí thế” để trẻ thấy được sự quan tâm của cô đối với trẻ. Khen ngợi và khuyến khích trẻ trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nên động lực giúp trẻ ham thích tự giác lao động hơn nữa trong cuộc sống xung quanh trẻ.

Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.

Ngày nay lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển với tốc độ nhanh chóng, việc ứng dụng và sử

dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là vô cùng quan trọng, sử dụng công nghệ thông tin giúp cho trẻ có tư duy trực tiếp để phát huy tính tích cực của trẻ, nếu dạy trẻ mà chỉ có tranh ảnh không thì trẻ rất dễ bị nhàm chán, chất lượng sẽ không đạt hiệu quả. Chính vì vậy, tôi cũng đã cập nhật thông tin từ internet để download hình ảnh, video clip ứng dụng vào dạy trẻ, cho trẻ xem các chương trình về lĩnh vực lao động. Trẻ được chính xác hoá các biểu tượng, hấp dẫn, cuốn hút trẻ vào giờ hoạt động hơn. Tôi đã sưu tầm những tài liệu và hình ảnh âm thanh nói về ý thức tự giác trong lao động cho trẻ xem ở tiết học hay giờ đón, trả trẻ nào đó chẳng hạn như: hình ảnh trẻ tích cực quét rác, sắp xếp đồ chơi gọn gàng, nhặt rác bỏ vào thùng, bé chăm sóc cây, video về các bạn nhỏ tự lao động phụ giúp cô giáo trong học tập... Bên cạnh đó, tôi còn thiết kế một số trò chơi như: Ô cửa bí mật, tìm kiếm tài năng...

Chẳng hạn như, tôi cho trẻ chơi TC “Bé thông minh” trên màn hình chiếu.

Cách chơi: Tôi chia trẻ làm hai đội chơi, đội A sẽ chọn những hình ảnh có hành vi đúng về tính tự giác, đội B sẽ chọn những hình ảnh có hành vi sai về tính tự giác. Tôi giới thiệu lần lượt từng hình ảnh có trên màn hình, trên mỗi hình được kí hiệu bằng mỗi số khác nhau, tôi cho 2 đội cùng thảo luận với nhau, sau khi thảo luận xong lần lượt từng đội chọn những hình ảnh theo yêu cầu đã đưa ra. Trong quá trình trẻ chọn tôi ghi lên bảng những số mà trẻ đã chọn. Sau khi trẻ chọn xong tôi kiểm tra từng hình ảnh xem trẻ chọn đúng hay sai.

Biện pháp 6. Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh.

Với tôi công tác tuyên truyền đến các bậc cha mẹ là việc làm cần thiết, vì vậy, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh nên tập cho trẻ lao động từ nhỏ sẽ giúp trẻ được cơ hội thể hiện mình, giúp trẻ dần yêu thích lao động và tự giác trong lao động. Và khi giao việc cho trẻ ở gia đình cha mẹ cần tặng thưởng cho trẻ dù là những nỗ lực nhỏ nhất và lời khen ngợi càng cụ thể càng tốt. Thay vì nói “Giỏi lắm con!”, cha mẹ hãy nói “Con giỏi lắm vì đã giúp mẹ quét nhà sạch sẽ.” Thậm chí những lời cảm ơn của cha mẹ dành cho trẻ cũng có thể đó là một sự khen ngợi mà ít phụ huynh nào làm được điều này. “Cảm ơn con vì đã phụ giúp mẹ làm việc nhà, cảm ơn con vì hôm nay không làm ồn khi bố làm việc mà còn phụ mẹ tưới cây”. Hãy nói với con rằng bạn đã thấy ấn tượng như thế nào về những hành vi đó. Khen ngợi những việc trẻ làm luôn có tác dụng tích cực hơn nhiều so với việc chúng ta khen ngợi chính bản thân trẻ. Khen hành vi sẽ cho trẻ nhìn nhận và đánh giá được hành vi tích cực mà bản thân đã thể hiện và sẽ cố gắng có những hành vi phù hợp tương xứng với những lời đã được khen ngợi. Chẳng hạn thay vì khen “Con rất ngoan chiều nay”, bạn hãy khen “Con đã rất ngoan vì chiều nay đã chơi cùng em để mẹ nấu cơm”. Những tác động tích cực đối với hành vi lao động của trẻ đem đến cảm xúc bất tận và thái độ hiệu quả hơn về trách nhiệm của mình đối với lao động… Hãy tập cho con trẻ ý thức lao động ngay từ bé, biết lao động vừa sức mình” đó là câu nói của PGS.TS Huỳnh Văn Sơn đúc kết

Tâm hồn trẻ thơ như một trang giấy trắng. Các em trong trẻo và non nớt trước những sự giáo dục của người lớn. Trong nhận thức của trẻ, những vấn đề logic rất khác so với những điều người lớn nghĩ. Bởi vậy, để giáo dục trẻ tự giác một cách hiệu quả nhất. Cần áp dụng những phương pháp dành riêng cho trẻ. Quan trọng là đi từ tư duy và sự nhận thức của trẻ, để trẻ thích ứng và chấp nhận thói quen này.

5. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước:

Một phần của tài liệu Thành tích chiến sĩ thi đua (Trang 30 - 34)