Lipid phức tạp

Một phần của tài liệu Bài giảng Hóa sinh (Ngành Nuôi trồng thủy sản Trình độ Cao đẳng) (Trang 32 - 36)

3. Phân loại và các tính chất của lipid

3.2.Lipid phức tạp

Là ester của rượu đa chức với các acid béo bậc cao và có thêm thành phần phụ như gốc acid phosphoric, base có nitơ…

O-

α CH2O – CO – R1 β CHO – CO – R2 α’ CH2O – P = O

O-

Lipid tự do có nhiệm vụ cung cấp năng lượng, hàm lượng luôn thay đổi. Lipid phức tạp có nhiệm vụ tham gia xây dựng các cấu tử của tế bào, hàm lượng không thay đổi hay rất ít thay đổi.

Tùy theo gốc rượu tham gia trong thành phần, người ta chia phospho-lipid ra 3 nhóm lớn:

- Glycerophospholipid (rượu là glycerin) hay phosphoglycerid hoặc photphatit

- Inozitphospholipid (rượu là Inozit) - Sphingophospholipid (rượu là Sfingozin)

Glycerophospholipid (phosphatid)

Ở vị trí C3 của glycerol, nhóm –OH bị ester hóa với acid phosphoric, do đó hợp chất này còn gọi là phosphatidat hoặc diaxyglycerol, có công thức cấu tạo chung của glycerophospholipid như sau:

Phosphattidat Dẫn xuất của Phosphattidat

Hình 2.3. Công thức cấu tạo glycerophospholipid

Glycerophospholipid là diester của phosphoric acid. Một phía phosphoric acid liên kết với glycerol, phía kia liên kết với X. Tùy cấu tạo của X ta có các loại glycerophospholipid khác nhau.

Tên gọi Các loại X Công thức cấu tạo X

Hình 2.4. Một số loại glycerophospholipid

Các gốc acid béo thường gặp trong phosphatidat là acid palmitic, stearic và các acid béo không no khác.

Gốc acid phosphoric của phosphatidat có thể phản ứng với nhóm hydroxyl (-OH) của các chất khác như serin, etanolamin, cholin, glycerol, inozynto... tạo thành dẫn xuất tương ứng. Phần lớn các phosphoglycerid gặp trong tự nhiên là dẫn xuất của phosphatidat và cũng thường được gọi là phosphatid.

Glyceroglycolipid

Glycolipid là lipid phức tạp không chứa phospho, trong thành phần của chúng có chứa hexose, thường là galactose hay các dẫn xuất của galactose, đôi khi là glucose. Thuộc nhóm này có monogalactosyldiacylglycerid (MGDG), Digalactosyldiacylglycerid (DGDG) và Sulfoglucosylglycerid (sulfolipid) khá

phổ biến trong lục lạp và các thành phần khác của tế bào ở lá. Vai trò chất này chưa rõ, nhưng người ta cho rằng các galactosylglycerid có vài trò quan trọng trong trao đổi chất.

Hình 2.5. Một số loại glyceroglycolipid

Sphingolipid

Là những lipid phức tạp không chứa phospho, trong thành phần có cấu tử glucid, thường là galactose hoặc các dẫn xuất của galactose (N- Acetyl galactozamin). Gồm 2 nhóm:

- Cerebroside: Được tạo nên từ amin rượu 2 nguyên tử chưa no sphingosine, acid béo và galacactose. Các cerebroside khác nhau bởi gốc R. Trong phân tử cerebroside rượu sphingosine liên kết với acid béo bằng liên kết peptide, với galactose (X) bằng liên kết glucosidic.

Các cerebroside khác nhau về thành phần acid béo, có nhiều trong mô thần kinh, hồng cầu, bạch cầu, tinh trùng…

Các chất điển hình của cerebroside như cerebron (frenozin), keratin, nervon. Ở não, người ta phát hiện cerebroside có chứa lưu huỳnh.

- Ganglyoside: là những glycolipid cao phân tử phức tạp nhất, gồm acid béo (thường là stearic), sphingosine, galactose, glucose galactosamin và acid neuraminic. Trong thiên nhiên, neuraminic thường có ở dạng N-acetyl và N- glycosyl. Cấu tạo giống cerebroside nhưng X là phức hợp oligosaccharide.

Hình 2.6. Công thức cấu tạo Ganglyoside

Ganglyoside có vai trò đảm bảo chức năng bình thường của hệ thần kinh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài giảng Hóa sinh (Ngành Nuôi trồng thủy sản Trình độ Cao đẳng) (Trang 32 - 36)