Các dạng hư hỏng và chế độ làm việc không bình thường của đường dây

Một phần của tài liệu Đồ án bảo vệ rơ le lưới điện 110kV mạch vòng 5 thanh cái (Trang 30 - 31)

Hiện nay có nhiều cách để phân loại các đường dây, theo cấp điện áp người ta có thể phân biệt:

Đường dây hạ áp (low voltage: LV): U < 1 kV.

Đường dây trung áp (medium voltage: MV): 1kV ≤ U≤ 35kV.

Đường dây cao áp (high voltage: HV): 60kV ≤ U≤ 220kV.

Đường dây siêu cao áp (extra high voltage: EHV): 330kV≤U ≤ 1000kV.

Đường dây cực cao áp (ultra high voltage: UHV): U > 1000 kV.

Thông thường các đường dây có cấp điện áp danh định từ 110 kV trở lên được gọi là đường dây truyền tải và dưới 110 kV trở xuống gọi là đường dây phân phối.

Theo cách bố trí đường dây có: Đường dây trên không (overhead line), đường dây cáp (cable line), đường dây đơn (single line), đường dây kép (double line) ...

Tương tự như đối với máy biến áp, khi vận hành thì đường dây trong hệ thống điện luôn luôn đối mặt với các sự cố nguy hiểm ảnh hưởng đến tình trạng làm việc của các phần tử khác trong hệ thống điện. Các sự cố này tùy theo mức độ có thể gây những hậu quả khác nhau, ví dụ như ngắn mạch gây quá dòng làm hỏng các thiết bị phân phối cũng như phụ tải... Chính vì vậy sự cố trên đường dây cần phải được ngăn chặn bằng hệ thống bảo vệ rơle một cách nhanh chóng và chính xác. Dưới đây là một số sự cố và tình trạng làm việc không bình thường của đường dây điển hình trong vận hành lưới điện.

3.1.1.Các dạng hư hỏng và chế độ làm việc không bình thường của đường dây

Sự cố ngắn mạch, chạm đất một pha hoặc nhiều pha: Ngắn mạch là tình trạng chạm chập giữa các pha với nhau trong lưới điện có trung tính cách ly hoặc có trung tính nối đất trực tiếp. Sự cố chạm đất là tình trạng chạm chập một hay nhiều pha với đất trong lưới điện có trung tính cách lý với đất hoặc nối đất qua điện trở, cuộn dập hồ quang petersen, hoặc trực tiếp. Đây là hai sự cố thường gặp nhất trong vận hành lưới điện và cũng là hai sự cố nguy hiểm nhất đối với hệ thống đòi hỏi phải có biện pháp bảo vệ thích hợp. Sự cố ngắn mạch và chạm đất làm tăng dòng điện đột ngột và sụt áp nghiêm trọng vì vậy có thể gây mất ổn định hệ thống, hỏng thiết bị truyền tải, phân phối và phụ tải. Sự cố chạm đất 1 pha có thể gây tăng điện áp pha lên điện áp dây trên 2 pha còn lại và dẫn tới hư hỏng cách điện dẫn tới sự cố nghiêm trọng hơn như ngắn mạch nhiều pha.

SVTH: Nguyễn Tấn Linh – Đ7H1 29 GVHD: Th.S Nguyễn Sỹ Chương Sự cố đứt dây: Khi vận hành ta thường gặp nhất là sự cố đứt dây 1 pha, trong trường hợp này lưới điện sẽ mất đối xứng và thành phần dòng điện thứ tự nghịch chạy vào các máy điện quay gây nên tác động xấu như tăng phát nóng roto, gây rung chấn Tua bin-MPĐ, làm phát nóng mạnh các máy điện... Có nhiều kiểu đứt dây nhưng nguy hiểm và hay gặp nhất là sự cố đứt dây và chạm đất 1 pha xảy ra đồng thời.

Sự cố quá tải: Khi vận hành nếu xảy ra tình trạng quá tải thì các thiết bị điện thường bị phát nóng quá mức cho phép gây lão hóa và hư hỏng cách điện, các máy điện quay cũng bị ảnh hưởng do quá nhiệt độ...

Một phần của tài liệu Đồ án bảo vệ rơ le lưới điện 110kV mạch vòng 5 thanh cái (Trang 30 - 31)