1. KẾT LUẬN
Để bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử được kết quả cao, mỗi một giáo viên bồi dưỡng có thể có những nghệ thuật sư phạm và nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau. Tuy nhiên phải khẳng định rằng trách nhiệm của người thầy và động lực của học sinh là nhân tố hàng đầu. Nếu hai nhân tố này cùng đồng hành, cùng cộng tác trên cơ sở vận dụng tốt, linh hoạt các giải pháp của người thầy và trên tinh thần phát huy tối đa năng lực hoc của học sinh với phương châm ‘‘mưa dầm thấm đất’’, thì chắc chắn sẽ thành công.
Với sáng kiến này, bản thân tôi không hi vọng là ‘‘cẩm nang’’ của nghề bồi dưỡng học sinh giỏi sử. Bởi lẽ bên trong sáng kiến vẫn còn nhiều điều khiếm khuyết và bên ngoài sáng kiến còn có rất nhiều ý tưởng, giải pháp khác rất cần được bổ sung. Để tiến tới từng bước nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi sử tại đơn vị Trường PTTH Lê Lợi – Đông Hà, bản thân tôi xin đón nhận mọi ý kiến đóng góp từ Ban Giám hiệu, Hội đồng bộ môn và qúy thầy cô giáo, anh chị em đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn!
2. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với tổ chuyên môn
- Cần sưu tập thêm các đề thi và đáp án của các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. - Các thành viên phải tích cực tìm kiếm, động viên học sinh tham gia vào đội tuyển.
2.2 Đối với trường
Cần có kế hoạch động viên đội ngũ giáo viên trẻ tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.3. Đối với Sở GD-ĐT
- Tùy vào tình hình thực tế của từng năm học, nên điều chỉnh ít nhiều về nội dung bồi dưỡng.
- Tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn nên đi sâu thảo luận nội dung bồi dưỡng và các giải pháp để nâng cao chất lượng thi học sinh giỏi.