Sử dụng TLVH để ra bài tập về nhà cho HS

Một phần của tài liệu skkn vận dụng kiến thức văn học trong giảng dạy phần lịch sử việt nam (lịch sử 9) (Trang 30 - 31)

2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

2.4.5. Sử dụng TLVH để ra bài tập về nhà cho HS

Với cách này, sau mỗi chương, mỗi giai đoạn lịch sử GV có thể ra bài tập chuyên đề cho HS về nhà sưu tầm các bài văn, thơ, hồi ký về giai đoạn lịch sử mà mình đã học. Có thể khuyến khích bằng cách chấm và cho điểm 15 phút. Sử dụng phương pháp này vừa phát huy tính tích cực tìm tòi cho học sinh, nâng cao hiểu biết cho các em đồng thời qua đó GV có thể học tập thêm, nâng cao thêm những hiểu biết của mình. Có thể làm chuyên đề về Lịch sử địa phương để giáo dục truyền thống của quê hương cho các em.

Thơ văn nói chung là dễ thuộc, dễ nhớ… Bên cạnh đó thơ, văn trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán đã nói lên được thực trạng của xã hội cũng như những sự kiện lịch sử quan trọng của nước nhà. Việc đưa thơ văn vào bài giảng lịch sử là một trong những cách mà GV thực hiện phương pháp dạy học liên môn.

Với phương pháp này, GV đã giúp các em học môn Lịch sử với tâm trạng thích thú, dễ nhớ và hăng say lĩnh hội kiến thức hơn.

PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tích hợp trong dạy học nói chung, lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong giáo dưỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự thay đổi căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Từ cách tiếp cận nội dung, giáo dục chuyển sang tiếp cận năng lực. Điều đó đặt ra những yêu cầu về nguyên tắc và phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp để giải quyết vấn đề đặt ra trên. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này cũng đòi hỏi các nhà giáo phải thật sự say mê, có tâm huyết đầu tư thời gian, trí tuệ, nghiên cứu tìm tòi, soạn giảng vì tốn rất nhiều thời gian. Ngược lại thực hiện nó có hiệu quả sẽ làm cho sự hiểu biết của người thầy được mở rộng, tầm vóc của thầy được nâng lên và người thầy giáo sẽ trở thành một tấm gương có tác động tích cực trong quá trình giáo dục HS góp phần thực hiện thành công mục tiêu lớn của sự nghiệp trồng người.

Theo ý kiến chủ quan của tôi, để khắc phục tình trạng dạy - học Sử như hiện nay, không chỉ đổi mới phương pháp mà phải thay đổi cả cách suy nghĩ của mọi người, của xã hội về vị trí của môn Sử trong việc đào tạo con người. Hơn nữa, để cải thiện chất lượng dạy và học môn Sử hiện nay không phải chỉ có GV cố gắng mà HS cũng phải ý thức hơn trong việc học tập. Thử hỏi GV dạy hay, tiết học sinh động, hấp dẫn nhưng HS không học bài, không chuẩn bị bài, không đọc sách giáo khoa, vậy thì kết quả sẽ như thế nào? Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy - học môn Sử cũng như chất lượng giáo dục cần có sự quan tâm của tất cả mọi người, của cả xã hội.

Trên đây là một sáng kiến nho nhỏ của tôi trong việc dạy học môn Lịch sử, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy cô và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn nữa, giúp tôi có điều kiện phát huy khả năng chuyên môn của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2020

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của ai.

Một phần của tài liệu skkn vận dụng kiến thức văn học trong giảng dạy phần lịch sử việt nam (lịch sử 9) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w