Kết quả nghiên cứu và ứng dụng * Đối với trẻ

Một phần của tài liệu skkn Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi (Trang 31 - 36)

* Đối với trẻ

Sau khi triển khai áp dụng các biện pháp trên tại lớp Mg 5-6 tuổi A1 trường MN Yên Lư, kết quả của trẻ trong hoạt động tạo hình đã được nâng lên.

Bảng 2: Kết quả khảo sát thực trạng một số hoạt động tạo hình của trẻ Nội dung Tổng số trẻ Mức độ đánh giá Đạt Tỷ lệ ( % ) Chưa đạt Tỷ lệ ( % ) Phối hợp kỹ năng vẽ 37 37 100 0 0 Phối hợp kỹ năng nặn 37 36 97 1 3 Phối hợp kỹ năng xé dán 37 35 95 2 5

Khả năng phối màu 37 34 92 3 8

Thể hiện bố cục 37 36 97 1 3 Khả năng nhận xét sản phẩm 37 37 100 0 0 Khả năng hứng thú hoạt động 37 37 100 0 0

Nhìn vào bảng kết quả trên cho thấy, sau khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với hoạt động tạo hình, ở lớp mẫu giáo 5 tuổi A1- trường mầm non Yên Lư”, số lượng trẻ có sản phẩm đạt yêu cầu trở lên tăng lên rõ rệt cụ thể:

- Phối hợp kỹ năng vẽ đạt yêu cầu tăng 55 % - Phối hợp kỹ năng nặn đạt yêu cầu tăng 57 % - Phối hợp kỹ năng xé dán đạt yêu cầu tăng 63 % - Khả năng phối màu đạt yêu cầu tăng 52 % - Thể hiện bố cục đạt yêu cầu tăng 62 %

- Khả năng nhận xét sản phẩm đạt yêu cầu tăng 68 % - Khả năng hứng thú hoạt động đạt yêu cầu tăng 49 %

Đại đa số trẻ tích cực hứng thú, thoải mái, tự tin khi tham gia hoạt động tạo hình, các sản phẩm trẻ tạo ra đã thể hiện những kỹ sảo như tô màu mịn, phối màu

Đặc biệt qua quá trình trẻ tham gia hoạt động tạo hình trẻ đã cảm nhận được cái đẹp, biết yêu cái đẹp và có sự sáng tạo trong qua trình tham gia hoạt động tạo hình.

* Đối với giáo viên:

Đã sử dụng tốt phương pháp sư phạm, nâng cao kiến thức cơ bản, kỹ năng thực hành của từng nội dung tạo hình, nắm vững phương pháp dạy học theo chương trình giảng dạy mầm non, có nhiều kinh nghiệm sáng tạo trong tiết dạy, việc tạo môi trường học tập cho trẻ đã tạo niềm tin và thu hút sự quan tâm hỗ trợ của các bậc phụ huynh. Trong các tiết dạy trẻ trên lớp về môn tạo hình tôi đều được ban giám hiệu và tổ chuên môn xếp loại tốt.

* Đối với phụ huynh học sinh:

Đã có sự quan tâm và phối hợp với giáo viên trong việc rèn các kỹ năng, và cung cấp nguyên vật liệu cho trẻ, tham gia hoạt động tạo hình cũng như phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

4.2. Ứng dụng

Sáng kiến mang lại kết quả mong muốn, trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. Trẻ lính hội kiến thúc, kỹ năng tỷ lệ từ 92% trở lên. Sáng kiến dễ áp dụng vào thực tế và có thể áp dụng với MG 3-4 tuổi, 4-5 tuổi trong toàn trường, toàn huyện.

Sáng kiến giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong quá trình thực hiện Phụ huynh có thêm phương pháp giáo dục con ở nhà

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Hoạt động tạo hình nằm trong lĩnh vực phát triển thẩm mĩ là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo

Vì vậy, Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi A1 trường mầm non Yên Lư” đã xây dựng môi trường giúp trẻ hoạt động tạo hình, tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc và khắc sâu các biểu tượng tạo hình, giúp cô sáng tạo trong

pháp nêu gương, khích lệ trẻ, hoạt động tạo hình được cô vận dụng linh hoạt, sáng tạo thông qua các hoạt động trong ngày mọi lúc mọi nơi và làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh.

Khi tổ chức thực hiện hoạt động tạo hình cho trẻ cần tạo bầu không khí thoải mái, dân chủ khi nhận xét, đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ. Khuyến khích những sản phẩm mang tính sáng tạo, nhận xét góp ý của trẻ về sản phẩm của bạn, động viên trẻ nêu những thắc mắc về vấn đề trẻ đang quan sát, tìm hiểu. Dành sự ưu tiên thích đáng cho những suy nghĩ thông minh, sáng tạo của trẻ, tạo điều kiện để trẻ tham gia nhận xét, bổ sung các câu trả lời của bạn.

Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh để trẻ tri giác đồ vật, không cho trẻ xem quá lâu hoặc nhiều sản phẩm tạo hình sẽ gây cho trẻ tâm lí dựa dẫm, chờ đợi và lười sáng tạo. Khi có và xem quá nhiều vật mẫu trẻ sẽ ít động não hơn, và khi đó trẻ sẽ bị phân tâm, khó tập trung. Ví như chỉ có một vài hình ảnh gợi ý thì bé sẽ “nghiên cứu” nó thật kỹ và cố nghĩ ra thật nhiều ý tưởng khác nhau để thể hiện sự độc đáo của cá nhân trẻ. Nhưng nếu có cả một hoặt nhiều vật mẫu đa dạng… vây quanh thì bé sẽ không dừng lại lâu với mẫu nào để “tư duy” kỹ lưỡng cả.

Ngoài ra, để trẻ có thể phát triển lối tư duy khác biệt, tích cực, giáo viên chớ vội thực hiện (hướng dẫn) ngay yêu cầu của cháu những thứ mà trẻ còn đang tư duy. Cứ để trẻ thiếu thốn một chút thì trí tưởng tượng của trẻ càng có cơ hội tự do bay bổng.

Hoạt động tạo hình trong trường mầm non có chất lượng cao là phương tiện pháp triển thẩm mĩ cho trẻ, có lòng đam mê nghệ thuật, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống. Để đạt được kết quả chất lượng cao đòi hòi giáo viên phải phát huy hết khả năng của mình dẫn dắt gợi mở.

Giáo viên tự làm đồ dùng, kết hợp tham mưu Ban giám hiệu bổ sung xin ý kiến về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của trẻ.

Lên kế hoạch tìm kiếm nguyên vật liệu, phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi tuyên truyền kết hợp giữa gia đình và nhà trường.

Để có được sản phẩm đẹp do trẻ tạo ra cô giáo phải kiên trì không nóng vội trước kết quả của trẻ tạo ra, mà dẫn dắt bằng cả tấm lòng nhiệt tình, sự yêu nghề của mình với vốn kiến thức đã được học. Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi, động viên khích lệ trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.

Giáo viên phải khen gợi kịp thời những sản phẩm trẻ tạo ra và tôn trọng ý tưởng của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm là gợi thêm để trẻ tư duy, trí tưởng tượng tạo ra sản phẩm sáng tạo mà trẻ thích.

Trong quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp để đưa chất lượng đồng đều.

Cần nâng cao trình độ tin học để có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo.

Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã áp dụng có kết quả tốt trong hoạt động tạo hình của lớp mẫu giáo lớn, trẻ lớp tôi rất hào hứng tham gia tích cực đạt kết quả cao.

- Đây là sáng kiến không chỉ áp dụng cho trẻ MG 5-6 tuổi A1 mà có thể áp dụng cho tất cả các độ tuổi mẫu giáo khác trong toàn huyện.

2. Kiến nghị

Qua việc nghiên cứu tài liệu, tổ chức thực nghiệm và viết đề tài này tôi có một số kiến nghị như sau:

- Nhà trường tiếp tục cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, tạo môi trường học tập tốt cho trẻ hoạt động.

- Cần tạo điều kiện nhiều hơn cho giáo viên được thăm quan học hỏi kinh nghiệm, tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Tăng cường đầu tư kinh phí và thời gian, đồng thời khuyến khích động viên giáo viên tích cực nghiên cứu, sáng tạo các hoạt động, hấp dẫn phù hợp với trẻ để phục vụ thiết thực cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Trên đây là những kinh nghiệm thực tế qua các giờ lên lớp, buổi lên lớp của tôi. Mong muốn lớn nhất của tôi là làm sao để mỗi hoạt học của trẻ được vui chơi và thấm vào tâm hồn trong sáng của trẻ những cảm xúc, ở đó sự sáng tạo đã được bắt nguồn nảy nở.

Rất mong sự giúp đỡ của ban thi đua các cấp tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến này.

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO.Thứ Thứ

tự

Tên tác giả Năm xuất bản

Tên tài liệu Tên nhà xuất bản

Nơi xuất

bản 1 Nguyễn Ánh Tuyết 2001 . Nghiên cứu tài

liệu tâm lí học trẻ em lứa tuổi 5-6 tuổi, giáo trình đào

Nhà xuất bản giáo dục

Một phần của tài liệu skkn Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w