Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của chủ tịch ủy ban nhân dân xã bình lãng, huyện thông nông, tỉnh cao bằng (Trang 25 - 27)

Huyện Thông Nông là huyện cực của tỉnh Cao Bằng, trong đó Bình Lãng là xã nằm ở phía tây của huyện Thông nông, cách huyện lỵ 16 km về phía Tây Nam.

Xã có các vị trí tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp xã Thanh Long và xã Lương Can

Phía Đông giáp với xã Công Trừng (Hòa An), xã Thái học (Nguyên bình) Phía Nam giáp xã Thái Học và thị trấn Nguyên Bình

Chủ tịch UBND Phó chủ tịch Văn phòng Quân sự Tư pháp – Hộ tịch Công an Kế toán Địa chính Văn hóa xã hội Địa chính XD Địa chính MT Địa chính ĐĐ

Phía Tây giáp với xã Thể Dục xã Triệu Nguyên (Nguyên Bình), xã Thanh Long.

Trên địa bàn xã có tuyến đường liên huyện đi lại thuận tiện, để giao thương với các xã, thị trấn khá thuận lợi, nhiều xóm đã xây dựng xong các tuyến đường bê tông liên xóm, tạo thành một mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh.

3.1.1.1. Địa hình đất đai môi trường

Xã Bình Lãng có diện tích đất lớn thứ 5 của huyện là 30,24 km2, Bình Lãng có một số khó khăn nhất định cách khá xa trung tâm huyện.

Địa hình tự nhiên phức tạp, có đồi núi bao quanh. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư và tập tục xây dựng chuồng trại gần nhà ở vẫn còn phổ biến. Điều kiện vệ sinh, nước sinh hoạt chưa được đảm bảo.

3.1.1.2. Điều kiện khí hậu, nguồn nước, thủy văn

Khí hậu xã Bình Lãng mang những đặc điểm chung của khu vực Đông Bắc Bộ, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Chế độ gió có sự khác biệt giữa hai mùa: Từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa hạ, chủ yếu thổi theo hướng đông nam. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa đông thổi theo hướng đông bắc. Chế độ nhiệt có sự khác biệt rõ rệt giữa mùa hạ nắng nóng và mùa đông lạnh. Chế độ mưa cũng có sự khác biệt giữa hai mùa, mùa mưa tập trung vào mùa hạ tới 90% lượng mưa trong cả năm. Như vậy, khí hậu có hai mùa chính: mùa hạ là mùa gió Đông Nam, nóng và mưa nhiều. Mùa đông có mùa gió Đông Bắc, lạnh và mưa ít. Giữa hai mùa nóng và lạnh có hai thời kì chuyển tiếp ngắn là mùa xuân và mùa thu.

Xã không có sông lớn chảy qua địa phận xã, chỉ có các suối và khe lạch nhỏ. Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã được khai thác từ 2 nguồn, nước mặt và nước ngầm: Nguồn nước mặt xã Bình Lãng có 18,33 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, gồm toàn bộ hệ thống sông, ao và khe lạch nhỏ như: Suối Khuổi Heo với chiều dài trên 6 km

qua địa phận 06 xóm, ngoài ra còn có các đập thủy lợi, các mỏ nước cấp nước sinh hoạt, sản xuất; nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm chưa được khảo sát đầy đủ, song trên thực tế nhiều khu vực có thể khai thác được nước ngầm, để đưa vào phục vụ cho đời sống của nhân dân trong vùng (giếng đào, giếng khoan).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của chủ tịch ủy ban nhân dân xã bình lãng, huyện thông nông, tỉnh cao bằng (Trang 25 - 27)