Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của các bên liên quan trong hỗ trợ các hộ trồng măng bát độ trên địa bàn xã minh tiến, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 42 - 45)

4.1.1.1. Vị trí địa lý.

Xã Minh Tiến là xã vùng 3 nằm ở phía đông – Nam của huyện Lục Yên, cách trung tâm huyện 12 km, cách trung tâm thành phố Yên Bái 110km. Xã bị ngăn cách hồ thác bà, chiến tỷ lệ phần lớn đường giao thông là đường đất, làm cho việc lưu thông hàng quá gặp nhiều khó khăn.

- Phía bắc giáp xã Vĩnh Lạc - Phía nam giáp xã An Phú - Phía đông giáp Xuân Long

- Phía tây giáp An Phú và Phan Thanh.

4.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn.

Xã Minh Tiến của huyện Lục Yên mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu vùng trung du miền núi phía Bắc, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 2 mùa rõ rệt (xuân, đông). Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 22,6°, nhiệt độ cao nhất trong năm 38°C, nhiệt độ thấp nhất trong năm 6°C. Độ ẩm trung bình năm 68%-84%, lượng bốc hơi nước trung bình 630mm/năm. Phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện.

- Thuỷ văn: Xã Minh Tiến khá phong phú nhờ hệ thống sông, suối, ngòi phân bổ đều, nguồn nước dồi dào phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt và nhiều ngành kinh tế quốc dân, có tiềm năng thủy lợi. Nguồn nước tự nhiên của địa bàn xã phong phú, có 3,3% diện tích tự nhiên là mặt nước cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và phát triển nghề thủy sản. Tuy nhiên, về mùa mưa lũ, khi mưa lớn, đột ngột thường xảy

4.1.1.3: Địa hình.

Một xã vùng ba của tỉnh Yên Bái nhưng lại nằm ở vùng thấp đa phần diện tích đất đai của xã là đồi núi thấp và sen lãn giữa các khe núi nhưng dải đất tương đối bằng phẳng ven vùng hồ thác bà nên thuận lợi việc sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

4.1.1.4: Các nguồn tài nguyên.

* Tài nguyên đất.

Xã Minh Tiến có tuyến quốc lộ 70 chạy qua nối giao thông rất thuận lợi. Đất đai ở xã Minh Tiến thích hợp trồng các loại cây như: hồng không hạt, cam, quýt, lúa, ngô, lạc, đậu tương, khoai, dưa hấu… xã Minh Tiến có 4 loài vật nuôi chủ lực là trâu, bò, lợn, cá. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong sản xuất nông lâm nghiệp.

Vai trò của đất đai càng trở nên quan trọng hơn đối với những địa phương mà sản xuất nông lâm nghiệp. Vấn đề sử dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề phát triển kinh tế trên địa bàn xã. Diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp của xã Minh Tiến đã khai thác đưa vào sử dụng là 3.738.8 ha, cơ bản là đúng mục đích, hiệu quả sử dụng đất ngày càng tăng nhưng chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng của đất đai. Tình hình sử dụng đất đai của xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái qua 3 năm từ 2015 đến 2017 thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất ở xã năm 2017.

Loại đất Tổng diện tích đất tự nhiên

A. Nhóm đất nông nghiệp

1.1. Đất sản suất nông nghiệp

1.1.1. Đát trồng lúa

1.1.2. Đất trồng ngô

1.1.3. Đất trồng cây hang năm khác

1.1.4. Đất trồng cây lâu năm

1.2. Đất lâm nghiệp

1.2.1. Đất rừng sản xuất

1.2.2. Đất rừng phòng hộ

1.2.3. Đất rừng khác

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản

B. Nhóm đất phi nông nghiệp

1. Đất ở

2. Đất chuyên dùng

3. Đất nghĩa trang,nghĩa địa

4. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

C. Đất chưa sử dụng

Qua bảng 4.1 cho thấy hiện trạng sử dụng đất, rừng của xã chủ yếu vẫn là sản xuất nông ngiệp là chính. Diện tích đất nông nghiệp là 2.984,42 ha chiếm tỷ lệ cao nhất 79,8% bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm chủ yếu là trồng Ngô, Lạc, Sắn, Đậu tương, dưa hấu, khoai lang.

Diện tích đất Lâm nghiệp chủ yếu là đất rừng sản xuất, đất rừng khác trung bình từ ( 18,3% - 35,4% )Trên địa bàn các thôn đều có rừng tự nhiên nhưng rừng phòng hộ chiến tỷ lệ thấp. Tài nguyên rừng: Đến năm 2018 toàn xã có 684 ha diện tích rừng sản xuất.

* Tài nguyên nước:

Xã có nguồn nước phong phú chảy dọc giữa xã chia thành tách xã 2 vùng Đông Tây cách biệt. Phía Đông làng mạc phóng khoáng, phía Tây hiểm trở, khó khăn. Ngòi Biệc sau khi hội nhập với các chi lưu khe suối bao gồm một lưu vực rộng lớn phía Đông huyện Lục Yên, đến đây mở rộng và sâu thẳm, trở thành điểm cảng thương mại của một thời xa xưa giao lưu hàng nông, lâm sản với chợ ngọc (huyện Yên Bình). Ngày nay trở thành bến cảng phía Tây hồ Thác Bà, giúp cho người nông dân một lượng nước phục vụ trong sản xuất nông nghiệp và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của các bên liên quan trong hỗ trợ các hộ trồng măng bát độ trên địa bàn xã minh tiến, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 42 - 45)