cây. Chuồng trại được xây dựng trên nguyên tắc sạch sẽ, khô ráo, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè để giảm tối thiểu các bệnh về hô hấp ở gà. Cách ly tốt với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà được tốt nhất. Tháng 06 năm 2014 trang trại Ông Nguyễn Bá Tân xây dựng xong và chuyển sang giai đoạn dọn dẹp, chuẩn bị chuồng nuôi để vào gà theo đúng như kế hoạch định hướng phát triển của trang trại.
Ngày 13 tháng 07 năm 2014, trang trại Ông Nguyễn Bá Tân chính thức ký hợp đồng hợp tác với Công ty TNHH JAPFA COMFEED VIỆT NAMvà đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với sự điều hành, quản lý của chủ trang trại là ông : Nguyễn Bá Tân cho đến nay.
Hình 3.1: Sơ đồ trang trại Ông Nguyễn Bá Tân
(Nguồn: Số liệu tại cơ sở thực tập năm 2017)
Đất trồng cây Kho để đồ Nhà điều hành Nhà ở công nhân
Chuồng trại chăn nuôi
Kho cám N. sát trùng kho thuốc Đất Trồng Cây C ổ ng C ổ ng Bể nước
* Cơ cấu tổ chức của trang trại
Công ty TNHH JAPFA COMFEED VIỆT NAM: Ký hợp đồng với trang trại, có nhiệm vụ cung cấp hệ thống đầu vào như: con giống chất lượng cao, cám ăn, thuốc thú y, vaccine phòng dịch, cử kỹ sư về trang trại phụ trách mảng kỹ thuật phối hợp với trang trại tổ chức phòng dịch cho đàn gà. Bên cạnh đó công ty cũng chịu trách nhiệm thu mua gà của trang trại khi đến giai đoạn xuất chuồng.
Chủ trang trại: Là người có nhiệm vụ quản lý toàn bộ các hoạt động, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, cung cấp, sửa chữa bảo dưỡng các trang thiết bị, hỗ trợ kỹ sư trong việc quản lý sổ sách, quá trình nhập cám, nhập thuốc.
Kỹ sư: Có nhiệm vụ quản lý hoạt động về phòng, chống dịch bệnh cho gà, lên lịch làm vaccine cho đàn gà, tính toán lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày làm sao đảm bảo tiêu chuẩn quy định của Công ty TNHH JAPFA COMFEED VIỆT NAM. Kiểm kê, theo dõi số lượng gà thực tế với sốgà đã bị tiêu hủy do ốm chết, quản lý thuốc thú y, vaccine, hóa chất dùng trong chăn nuôi. Chịu trách nhiệm báo cáo tình hình sức khỏe, số lượng gàtrong chuồng, sản lượng cám tiêu thụ hàng tuần về Công ty.
Công nhân: Là những người trực tiếp tham gia vào quá trình vệ sinh chuồng trại, chăm sóc gà, có trách nhiệm dọn dẹp chuồng trại hàng ngày dưới sự chỉ dẫn của chủ trang trại và kỹ sư, báo cáo cho kỹ sư, quản lý về tình trạng sức khỏe gà hàng ngày, hỗ trợ kỹ sư trong mọi công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý gà bệnh ốm của trang trại chăn nuôi. Cụ thể cơ cấu tổ chức được thể hiện như sơ đồ dưới đây.
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại Ông Nguyễn Bá Tân
(Nguồn: Số liệu tại cơ sở thực tập năm 2017)
3.2.2. Quy trình phòng dịch của trang trại
* Quy trình phòng dịch bằng hệ thống sát trùng
Cổng trại có biển báo (dừng lại sát trùng) và hố sát trùng. Sát trùng tất cả các phương tiện, dụng cụ mang vào và người ra vào trại. Phương tiện vào trại phải phun sát trùng kỹ trên dưới bánh xe, trước và sau xe. Các phương tiện phải dừng lại phun sát trùng ít nhất 15 phút sau đó mới được vào trại. Hố sát trùng thay nước hoặc thay vôi một tuần hai lần, đường đi ở cổng trại rắc vôi bột định kỳ một tuần hai lần, máy sát trùng ở cổng trại phải hoạt động tốt pep phun tơi đều, bể nước pha sát trùng có chỉ dẫn pha rõ ràng theo nồng độ 1/400.
Nhà sát trùng trước khi vào khu vực chăn nuôi có biển báo chỉ dẫn phun sát trùng, có quy định phun sát trùng, thùng sát trùng nước sát trùng có chỉ dẫn pha thuốc sát trùng với nồng độ 1/3200. Khoang thay quần áo phải có móc treo quần áo, có cửa tự động vận hành máy bơm sát trùng khi vào khoang sát trùng.Khoang sát trùng có đường hình ziczac pep phun tơi đều áp lực mạnh, trong khoang có tối thiểu 42 pep phun. Công suất máy phun ở khoang sát trùng yêu cầu phải đủ 750w. Nhà sát trùng được vệ sinh hàng ngày, đảm bảo sạch sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Công ty TNHH JAPFA COMFEED VIỆT NAM
Kỹ Sƣ Chủ Trại
Kho cám luôn được vệ sinh sạch sẽ và phun sát trùng định kỳ, khi nhập cám vào kho yêu cầu phải có ván kê và sắp xếp thành chồng theo quy định (10 bao / chồng), nền kho yêu cầu sạch sẽ, khô, thông thoáng tránh ẩm mốc cho cám.
Kho thuốc được vệsinh sạch sẽ, thuốc sau khi nhập về được sắp xếp gọn gàng theo từng loại và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, thuốc sau khi sử dụng phải giữ lại vỏ để trả về công ty.
Bể nước uống cho gà uống yêu cầu phải có mái che tránh bụi bẩn, ánh sáng trực tiếp và một số côn trùng khác làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Bể nước giàn mát luôn được làm sạch định kì khử chlorin, pha thuốc sát trùng với nồng độ 1/3200.
Trước cửa chuồng nuôi có chậu nhúng chân pha thuốc sát trùng với tỷ lệ 1/400. Hành lang đầu, giữa, cuối chuồng nuôi đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng và được quét vôi định kì.
Tất cả hệ thống cổng trại, nhà ở công nhân, nhà ở kỹ sư, kho cám, kho thuốc, nhà sát trùng, hệ thống giàn mát được phun sát trùng định kỳ.
Có biển báo trước cửa vào chuồng ( không phân sự miễn vào), tất cả công nhân khi tham gia làm việc bắt buộc phải mặc đồng phục theo quy định. Đồng thời hặn chế công nhân đi ra ngoài, để tránh việc mang mần bệnh từ ngoài vào trong trang trại.
Tổ chức diệt chuột, diệt côn trùng,dọn rác, dọn cỏ định kỳ trong khu nhà ở, nhà kho và trong lẫn ngoài khu vực chuồng nuôi. Không nuôi nhốt gia súc, gia cầm trong khu vực chăn nuôi đặc biệt là nuôi gà khác trong trại. Thực phẩm mang vào trại phải có nguồn gốc rõ ràng.
* Quy trình phòng dịch chủ động bằng vaccine
Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gà được chú trọng đặc biệt, đảm bảo đàn gà được giữ ấm trong mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đàn gà được theo dõi sức khỏe thường xuyên hàng ngày, nếu phát hiện gà bị bệnh lập tức cách ly và điều trị đúng yêu cầu kỹ thuật.
Quản lý và giám sát chặt chẽ chất lượng thuốc thú y, chất lượng thức ăn bảo vệ tốt cho đàn gà. Phát hiện dịch bệnh kịp thời, khoanh vùng ổ dịch nếu có, tập trung xử lý dứt điểm các ổ dịch.
Một số loại vaccine và thuốc thú y được trang trại thường xuyên sử dụng để phòng bệnh cho gà được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Một số loạivaccine, thuốc thú y trang trại thƣờng xuyên sử dụng để phòng bệnh
STT Loại ĐVT Tác dụng
I Vaccine
1 IB Lọ Viêm phế quản truyền nhiễm
2 ND Lọ Dịch tả
3 Vinacoc ACB Lọ Cầu trùng
II Thuốc thú ý
1 STRESROAK Chai Giải nhiệt
2 PRADISE Gói Giải nhiệt
3 BCOMPLEX Gói Giải nhiệt
4 Minelite Chai Bổ sung canxi
5 Laczyme H20 Gói Men tiêu hóa
6 Super
Vitamino Gói Thuốc bổ
7 Nước sát trùng Can Khử trùng
8 Vetpro 60% Gói Kháng sinh
9 Amstrong Gói Kháng sinh
(Nguồn: Số tại cơ sở thực tập năm 2017)
Tất cả thuốc và vaccine mà trang trại thường xuyên dụng ở bảng 3.1 đều được Công ty JAPFA cung cấp và trang trại không phải mất chi phí nào về vaccine hay là thuốc thú y. Thuốc thú y được bảo quản ở nhiệt độ thích
hợp trong kho thuốc, trang trại tiến hành kiểm thuốc thú y định kỳ và trả vỏ thuốc về Công ty nếu trường hợp trang trại làm mất vỏ vaccine, thuốc thì phải đền bù theo quy định của Công ty.
Vaccine được bảo quản duy trì nhiệt độ 2 - 80C, tủ chuyên dụng dùng bảo quản vaccine có hai nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và sắp xếp gọn gàng theo từng loại cùng một lô, lô nào về trước dùng trước lô nào về sau dùng sau. Với vaccine có nước pha trước khi pha phải để nước pha vào tủ lạnh để đồng nhất với nhiệt độ của vaccine. Sau khi vào gà kỹ sư lên lịch dự kiến làm vaccine và chủ động về công ty lấy vaccine sau đó tiêm ngay.
Bảng 3.2: Lịch dùng vaccine đối với đàn gà
Ngày tuổi 7 14 21
Cách làm Nhỏ mắt,mũi Uống Uống
Phòng dịch Viêm phế quản
truyền nhiễm Dịch tả Cầu trùng
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2017)
Theo bảng 3.2 khi vào gà được 7 ngàytuổi kỹ sư cùng với sự trợ giúp từ quản lý và công nhân tiến nhỏ vaccine phòng viêm phế quản truyền nhiễm, sau đó một tuần tiến hành làm vaccine phòng dịch tả bằng cách cho uống, khi lợn được 21 ngày tuổi tiến hành làm vaccine phòng dịch cầu trùng bằng cách cho uống.
* Quy trình phòng dịch bằng vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng
Chuồng nuôi của trang trại được thiết kế theo kiểu chuồng kín nên công việc vệ sinh đòi hỏi phải theo đúng trình tự và được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Khi được giao nhiệm vụ chăm sóc và vệ sinh chuồng nuôi thì việc đầu tiên khi vào chuồng nuôi là kiểm tra quạt thông gió, bình nước uống sau đó tiếp tục đi dạo quanh gà 1 lượt để kiểm tra đàn gà xem có con nào chết hay là
có hiện tượng bệnh tật . Tiếp theo đó người công nhân tiến hành đi trấu, việc đi trấu phải được tiến hành hàng ngày để cho nền chuồng luôn trong tình trang tơi xốp, khô ráo, không bị ẩm ướt , sau khi đã đi trấu xong tiến hành quét máng uống nước của gà . sau khi vệ sinh chuồng trại xong chuồng trại tiến hành cho gà ăn, lấy cám từ kho cám chở vào chuồng bằng xe đẩy cám và đổ vào máng ăn tự động khi gà đã được hơn 13 ngày tuổi , đối với gà còn bé thì tiến hành trút cám vào máng tròn đã được xếp sẵn trong chuồng. Khi tất cả công việc vệ sinh, chăm sóc, cho ăn đã hoàn thành, công nhân tiến hành vệ sinh ngoài chuồng, quét dọn xung quanh kiểm tra hệ thống giàn mát, máy bơm. Khi ra khỏi chuồng phải nhớ tắt hệ thống điện chiếu sáng vào ban ngày và bật điện vào buổi tối. Dưới đây là bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của đàn gà.
Bảng 3.3: Bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của gà
Ngày tuổi Nhiệt độ thích hợp
Vào gà -4 320C – 340C
5-10 290C – 300C
10-20 260C – 270C
21-30 240C – 260C
31- xuất chuồng 220C – 250C
(Nguồn: Số liệu tại cơ sở thực tập năm 2017)
Qua bảng 3.3 cho thấy với từng ngày tuổi của gà thì có nhiệt độ thích hợp khác nhau. Đối với gà có số tuần tuổi từ lúc vào gà đến 4 ngày tuổi thì nhiệt độ phải luôn nằm trong khoản 320
C- 340C , vì trong thời gian này gà còn nhỏ cần phải được giữ ấm để phù hợp cho sự phát triển của gà. Khi gà có số ngày tuổi càng cao thì nhiệt độ chuồng nuôi phải càng giảm xuống, tránh tình trạng nhiệt độ chuồng quá cao dẫn đến tình trạng gà nóng đổ mồ hôi kèm theo hiện tượng lông gà bị bết và ướt dễ dẫn đến sinh bệnh tật.
Trong chuồng phải bật quạt lưu thông không khí ít nhất 20% số quạt có trong chuồng kể cả khi thời tiết lạnh. Khi đã bật đến 60% số quạt trong chuồng mà nhiệt độ vẫn vượt tiêu chuẩn, tiến hành chạy giàn mát cho nhiệt độ hạ thấp. Nếu nhiệt độ vẫn vượt tiêu chuẩn ta tiếp tục tăng các quạt còn lại trong chuồng kết hợp với căng bạc từ trần nhà xuống khoảng 1/3 ( cách 2 ô căng một cái ) để ngăn gió từ trên xuống nền tạo gió thoáng mắt cho đàn gà. Khi nhiệt độ trong chuồng lạnh ta tiến hành tắt tuần tự từng cái quạt, sau đó tắt giàn mát nhưng vẫn để 20% số quạt có trong chuồng.
- Nguồn thức ăn:
Nguồn thức ăn của gà được nhập theo chương trình hợp tác với Công ty TNHH JAPFA COMFEED VIỆT NAM, là công ty đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm chăn nuôi và chuyên sản xuất cung cấp thức ăn chăn nuôi, chất lượng được đăng ký bảo hộ độc quyền tiêu chuẩn Việt Nam. Các loại cám mà trang trại dùng trong chăn nuôi được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 3.4: Các loại cám trang trại dùng trong chăn nuôi
STT Loại cám Độ tuổi cho ăn Loại máng cho ăn
1 N19 Vào gà – 7 ngày tuổi Máng bẹt tròn
2 N20 8 ngày tuổi – 14 ngà tuổi Máng bi
3 N21 15 ngày tuổi – 34 ngày tuổi Máng ăn tự động
4 N22 35 ngày tuổi – xuất chuồng Máng ăn tự động
(Nguồn: Số liệu tại cơ sở thực tậpnăm 2017)
Qua bảng 3.4 cho thấy thức ăn mà trang trại dùng vào việc chăn nuôi gà thịt gồm có bốn loại (N19, N20, N21, N22) là thức ăn được Công ty sản xuất và cung cấp sử dụng trong nội bộ Công ty, trang trại sau khi nhập cám không được sử dụng vào mục đích kinh doanh khác. Cám N19 là loại cám cho gà con, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho lợn con và cam viên nhỏ nhất. Các
loại cám sau đều là cám viên, càngcám về sau viên càng to thích hợp với độ tuổi ăn của gà.
Như vậy với quy định khát khe về thức ăn của Công ty thì đòi hỏi trang trại phải tính toán làm sao cho lợn ăn đúng bữa, đúng tiêu chuẩn.
3.2.3. Chi phí xây dựng chuồng trại và mua trang thiết bị máy móc ban đầu của trang trại
Để hợp đồng chăn nuôi gà với Công ty TNHH JAPFA COMFEED VIỆT NAM và tiến hành tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra hiệu quả kinh tế thì trang trại phải đảm bảo có chuồng trại với quy mô hợp lý, đầy đủ trang thiết bị, máy móc thích hợp, đảm bảo vệ sinh, đảm bảo hệ thống chuồng trại khép kín hạn chế các mầm bệnh lây lan.
* Chi phí xây dựng chuồng trại ban đầu của trang trại
Với phương thức chăn nuôi hiện đại hệ thống các công trình phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại cần được đầu tư sao cho tương xứng với quy mô và điều kiện cho phép của gia đình nhưng vẫn phải đảm bảo đúng theo quy định của Công ty về xây dựng chuồng trại, khai thác có hiệu quả tối đa các công trình phụ trợ trang trại cần là một thể thống nhất để cho công việc hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đi vào hoạt động một cách có hiệu quả. Dưới đây là số liệu tổng hợp về tình hình đầu tư xây dựng của trang trại trong quá trình tìm hiểu năm 2017.
Bảng 3.5: Chi phí xây dựng cơ bản
STT Khoản mục ĐVT Quy mô Thành tiền (1000đ) Cơ cấu (%)
1 Chi phí san lấp mặt bằng m2 7.000 100.000
2 Xây dựng chuồng nuôi gà
thịt m2 1020 1.000.000
3 Xây dựng nhà điều hành m2 50 70.000
4 Xây dựng nhà ở công nhân m2 70 110.000
5 Xây dựng kho cám m2 90 90.000
6 Xây dựng nhà sát trùng m2 6 20.000
7 Xây dựng bể nước m3 30 50.000
8 Giếng khoan cái 1 50.000
Tổng 1.490.000
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tại cơ sở thực tậpnăm 2017)
Qua số liệu điều tra cho thấy chi phí xây dựng cơ bản của trang trại Nguyễ Bá Tân phải bỏ ra là rất lớn, do quy mô trang trại phải đủ lớn để có thể đảm bảo yêu cầu của Công ty. Với quy mô hơn 10.000 con gà thịt, tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu là 1.490.000 nghìn đồng, trong đó chi phí xây dựng hệ thống chuồng nuôi là cao nhất1.000.000 nghìn đồng chiếm 67,1% .Các hạng mục được xây dựng và bố trí hợp lý, thuận tiện cho việc phân phối hoạt động giữa các bộ phận trong khu vực trang trại.
* Chi phí đầu tư trang thiết bị cho chăn nuôi của trang trại
Khoa học công nghệ ngày càng trở thành một yếu tố sản xuất trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là đối với ngành chăn nuôi, tiến bộ khoa học công nghệ là một nhân tố quyết định đến sự phát triển các ngành sản xuất trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trang thiết bị là những phương tiện cần thiết, không thể thiếu khi trang