5.2.1. Kết luận
- Nhìn chung, việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ vẫn còn một số hạn chế và khó khăn, còn phụ thuộc vào việc quen biết, địa vị của một số chủ hộ nên một số hộ nông dân vẫn chưa thể vay vốn dù họ có thể khả năng sản xuất và đủ điều kiện vay vốn để gia tăng thu nhập cho gia đình mình. Việc tiếp cận được nguồn tín dụng hay không còn phải phụ thuộc một phần vào nông hộ có đất để sản xuất hay không. Mặt khác do trình độ dân trí chưa cao, vẫn còn một bộ phận nông hộ, chủ hộ mù chữ, thiếu thông tin về thủ tục vay vốn của các nguồn tín dụng chính thức trên địa bàn. Từ đó gây cản trở về tâm lý và cả tinh thần, một số nông hộ không muốn mắc nợ ngân hàng nên không tiếp cận đến nguồn vốn vay chính thức, khi nào cần thiết họ có xu hướng vay vốn anh em họ hàng và người thân. Trình độ dân trí chưa cao nên chưa phân bổ được nguồn vốn vay vào mục đích sản xuất và tái sản xuất cụ thể.
- Lượng vốn vay của ngân hàng giải ngân đến tay các nông hộ còn nhỏ lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn và dùng vốn vào đầu tư sản xuất của các hộ nông dân, một số hộ có phương án, kế hoạch sản xuất nhưng với lượng vốn nhỏ lẻ không đáp ứng mô hình, nhu cầu thực tiễn của hộ muốn vay nên hộ nông dân quyết định không vay vốn từ nguồn tín dụng, thay vào đó họ đi vay từ các nguồn khác (vay mượn bạn bè, người thân, thậm chí là vay nặng lãi).
- Tóm lại, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức đã được cải thiện và nâng cao hơn với các năm về trước, góp phần cải thiện đời sống của nông hộ, làm tăng thu nhập của hộ gia đình, bên cạnh nguồn vốn tự có, nguồn vốn tín dụng giúp các hộ nông dân trên địa bàn có thêm nguồn vốn vay vào đầu tư sản xuất, góp phần cải thiện đời sống của hộ nông dân và phát triển kinh tế trên địa bàn xã. Qua 3 năm
từ năm 2015 đến năm 2017 số hộ nghèo của xã Động Quan giảm từ 612 hộ nghèo năm 2015 còn 487 hộ năm 2017, một phần do tác động tích cực của nguồn vốn tín dụng giúp các hộ nghèo thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống.