Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 27)

Từ kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp của các các nước trong khu vực, các mô hình HTX nông nghiệp tổ chức hoạt động có hiệu quả, một số bài học kinh nghiệm rút ra:

- Các HTX được thành lập phải xuất phát từ nhu cầu của hộ nông dân. HTX trước hết phải hướng vào giải quyết các nhu cầu của các thành viên, sau đó có thể làm dịch vụ cho bên ngoài HTX để thu lợi nhuận, tăng thu nhập. Có như vậy mới bảo đảm tính bền vững của HTX.

- Việc lựa chọn mô hình HTX nào là tuỳ thuộc trình độ sản xuất, điều kiện kinh tế, xã hội và tập quán của nhân dân. Nhìn chung chỉ phát triển được HTX ở những nơi có sản xuất nông nghiệp hàng hoá, có nhu cầu hợp tác cao. - Về bộ máy quản lý và điều hành hoạt động của HTX: Phải có Hội đồng quản trị là những người có uy tín vạch ra kế hoạch hoạt động và quyết sách những vấn đề lớn theo quy định của Luật, Điều lệ của HTX, Đại hội thành viên thông qua. Hội đồng quản trị có thể thuê giám đốc HTX là người giỏi kinh doanh để điều hành hoạt động thường nhật của HTX và chịu trách nhiệm về kết quả điều hành. Cần có cơ chế lựa chọn Giám đốc là người có đủ năng lực.

- Phát triển HTX trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; nền kinh tế thị trường là yếu tố khách quan. Tuy nhiên do đặc thù của HTX nông nghiệp nên việc thành lập cũng như quá trình phát triển HTX phải có sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Phải có đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước đồng bộ từ Trung ương đến tỉnh, huyện thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra; có trách nhiệm hỗ trợ HTX về pháp lý, tôn trọng quyền độc lập, tự chủ trong mọi hoạt động của HTX nông nghiệp, không can thiệp hành chính vào HTX khi HTX thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật.

14

Chương 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các HTX Nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu

- Địa điểm: Các HTX Nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Thời gian tiến hành: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2018.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Phổ Yên.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển HTX nông nghiệp tại thị xã Phổ Yên.

- Phân tích nguyên nhân và những hạn chế còn tồn tại của các HTX nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên.

- Giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ

Yên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.4.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là các phương pháp thu thập thông tin, số liệu có sẵn hoặc từ các số liệu đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng, dự án, các tài liệu trên internet,...

Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Phô Yên, tình hình hoạt động của các HTX Nông nghiệp của thị xã Phổ Yên qua các năm; Báo cáo của Liên minh HTX; Báo cúa của Bộ NN & PTNT thị xã Phổ Yên về HTX.

3.4.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông tin qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau như: Tìm hiểu, quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, phỏng vấn bán cấu trúc...

Trong phạm vi đề tài này, để thu thập được các thông tin sơ cấp phục vụ cho kết quả nghiên cứu, tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các Giám đốc HTX, ban quản lý HTX,thành viên bằng bảng hỏi, với bộ câu hỏi này số liệu thu thập trong quá trình điều tra được tổng hợp bằng bảng biểu.

Phương pháp phỏng vấn KIP: Là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở những người nắm thông tin chủ chốt, thông tin quan trọng và chung nhất của thực trạng vấn đề, những thuận lợi, khó khăn cũng như một số gợi ý cho định hướng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu.

Phỏng vấn cấu trúc: Là phương pháp phỏng vấn sử dụng một bảng hỏi sơ thảo chưa hoàn thiện làm công cụ và người phỏng vấn được quyền đưa thêm các câu hỏi phụ để hỗ trợ thêm trong quá trình phỏng vấn.

Chọn mẫu điều tra: Phương pháp chọn mẫu điều tra là không tiến hành điều tra hết các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị để nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của tổng thể đó. Nhưng vẫn đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện cho tổng thể chung.

Do số lượng mẫu quá nhỏ nên tôi không sử dụng công thức tính cỡ mẫu để chọn mẫu nghiên cứu mà tôi tiến hành lựa chọn ra 15 HTXNN để điều tra.

Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng cho các HTXNN cần điều tra, nội dung của phiếu điều tra bao gồm những thông tin chủ yếu về tình hình cơ bản của HTXNN (Tên HTX, địa chỉ, loại hình HTX,

16

...), về tình hình hoạt động sản xuất, giá trị sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sự phát triển của HTX.

3.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Xử lý số liệu điều tra: Sử dụng phần mềm MICROSOFT EXCEL để tập hợp thông tin, dùng máy tính CASIO để xử lý thông tin. Phân tích các chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý, các khó khăn chủ yếu của HTX,...

3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.5.1.Số tuyệt đối

- Khái niệm: Số tuyệt đối trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Số tuyệt đối có thể biểu hiện bằng số đơn vị tổng thể của một tổng thể nào đó như: Số thành viên, số HTX nông nghiệp, trình độ học vấn của giám đốc HTX,... hoặc là trị số của một chỉ tiêu kinh tế nào đó như: Tổng sản lượng, tổng chi phí sản xuất, tổng tiền lương,...

- Đặc điểm của số tuyệt đối trong thống kê là gắn liền với hiện tượng kinh tế - xã hội cụ thể, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối trong thống kê phải thông qua các giai đoạn điều tra, thu thập, tổng hợp thực tế mà có và phải có đơn vị tính cụ thể. Tùy theo tính chất của hiện tượng và mục đích nghiên cứu chúng ta thường có: Đơn vị tự nhiên như cái, con, chiếc,...; Đơn vị đo lường như m, kg, lít,...; Đơn vị giá trị như đồng, triệu đồng, $,...; Đơn vị thời gian lao động như giờ công, ngày công,... Trong đề tài này đều có sử dụng các đơn vị tính cụ thể, đơn vị tự nhiên sử dụng đơn vị con, đơn vị đo lường sử dụng đơn vị kg, đơn vị giá trị sử dụng đơn vị đồng và đơn vị đo lường ngày công.

- Ý nghĩa: Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng giúp ta nhận thức được một cách cụ thể về quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu. Số tuyệt

đối là số liệu đầu tiên để tiến hành phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để tính ra số tương đối và số bình quân. Số tuyệt đối trong thống kê còn cà căn cứ không thể thiếu trong việc xây dựng các chương trình dự án cho việc phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức thực hiện chỉ đạo chúng.

-Phân loại: Gồm có 2 loại là số tuyệt thời điểm và số tuyệt đối thời kỳ. Số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng tại một thời điểm nhất định.

Số tuyệt đối thời kì phản ánh quy mô, khối lượng của một hiện tượng nghiên cứu trong một độ dài thời gian nhất định. Nó được hình thành thông qua sự tích lũy (cộng dồn) về lượng của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu. Các con số tuyệt đối thời kì của cùng một chỉ tiêu có thể được cộng lại với nhau để có trị số của thời kì dài hơn. Thời kì tính toán càng dài trị số của chỉ tiêu càng lớn.

3.5.2. Số tương đối

- Khái niệm: Số tương đối trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian. Hoặc so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng khác nhau nhưng lại có liên quan với nhau, hoặc so sánh bộ phận với tổng thể và giữa các bộ phận trong cùng một tổng thể.

- Ý nghĩa: Số tương đối có ý nghĩa rất quan trọng và là một chỉ tiêu phân tích thống kê. Nó phân tích được các đặc điểm của hiện tượng, nghiên cứu các hiện tượng trong mối quan hệ so sánh với nhau.

3.5.3. Số bình quân

- Khái niệm: Số bình quân trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lượng nào đó của tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.

Số bình quân có thể so sánh về không gian các hiện tượng không cùng quy mô như: So sánh giá thành bình quân, năng suất lao động bình quân, tiền

18

lương bình quân giữa các doanh nghiệp,... Theo dõi sự biến động của sô bình quân theo thời gian có thể thấy được xu hướng phát triển và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Số bình quân còn được dùng để xây dựng và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch.

- Đặc điểm và hình thức biểu hiện: Số bình quân chịu tác động bởi giá trị mỗi quan sát (khi lượng biến của mỗi quan sát thay đổi thì giá trị tủng bình cũng thay đổi theo). Số bình quân chỉ dùng một trị số để nói lên đặc điểm điển hình của một tổng thể hiện tượng nghiên. Nó san bằng mọi chênh lệch về lượng giữa các đơn vị tổng thể. Hình thức biểu hiện của số bình quân thường là đơn vị kép như: Năng suất bình quân (kg/ha), lao động bình quân (lao động/sản phẩm),...

- Ý nghĩa: Số bình quân có ý nghĩa trong việc vận dụng nhiều phương

pháp phân tích thống kê như: Phân tích biến động, phân tích mối liên hệ, điều tra chọn mẫu, dự đoán thống kê,...

3.5.4. Độ lệch chuẩn

Khái niệm: Độ lệch chuẩn, hay độ lệch tiêu chuẩn (Standard Deviation – Std Dev hay SD), là một đại lượng thốngkêmôtả dùng để đo mức độ phân tán của một dãy sốliệu đã được quan sát.

- Ý nghĩa: Độ lệch chuẩn phản ánh độ biến thiên của cá nhân trong dãy số liệu. Độ lệch chuẩn càng lớn mức độ phân tán càng cao, tính đại diện của số trung bình càng nhỏ!

- Cách xác định độ lệch chuẩn: SD được xác định bằng cách tính trên máy tính CASIO.

SD 1n ( xix)2

3.5.5. Sai số chuẩn

- Khái niệm: Sai số chuẩn (Standard Error, SE) là một đại lượng thống kê mô tả sự biến thiên của số trung bình (Mean).

- Ý nghĩa: Mô tả sự biến thiên của số trung bình (Mean), sự dao động của số trung bình chọn từ dãy số liệu.

- Cách xác định sai số chuẩn: Sai số chuẩn được tính bằng độ lệch chuẩn chia cho căn bậc hai của mẫu (n).

=

- Căn bậc hai của n trong Excel bằng hàm sqrt(n)

3.5.6. Hệ số biến động

- Khái niệm: Hệ số biến động (Coefficient of variation, viết tắt CV%) là một đại lượng thốngkêmôtả dùng để đo mức độ biếnđộng một cách tương đối của dãy sốliệu so với số trung bình (Mean)

- Ý nghĩa: Giữa 2 tập hợp dữ liệu, tập nào có hệ số biến thiên lớn hơn là tập có mức độ biến động lớn hơn.

- Cách xác định CV%:

20

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Thị xã Phổ Yên thuộc vùng bán sơn địa có tổng diện tích tự nhiên 258,869 2 nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm thị xã cách thành phố Thái nguyên 26km về phía Nam và cách Hà Nội 55km về hướng Bắc. Là một trong những cưa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Đông - Bắc.

-Kinh độ: Từ 105º40ʼ đến 105º56ʼ độ kinh Đông -Vĩ độ: Từ 21º19ʼ đến 21º34ʼ độ vĩ Bắc

- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công

- Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Vĩnh Phúc

- Phía Đông giáp huyện Phú Bình

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã Phổ Yên là 25.886,9 ha, với 18 đơn vị hành chính gồm 4 phường (Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn, Đồng Tiến) và 14 xã (Đắc Sơn, Đông Cao, Hồng Tiến, Minh Đức, Nam Tiến, Phúc Thuận, Phúc Tân, Tân Hương, Tân Phú, Thành Công, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành, Vạn Phái).

Giao thông: Tính đến tháng 11/2017 các xã đã và đang thi công: 78,045 km, gồm: Đường trục xóm: Đã và đang thi công xong: 38,562 km (Phúc Thuận: 4,75 km; Trung Thành: 12,245 km; Nam Tiến: 1,03 km; Đông Cao: 3,2 km; Tiên Phong: 3,625; Minh Đức: 2,935 km; Vạn Phái: 4,905 km; Thành Công: 3,256 km; Đắc Sơn: 1,46 km; Hồng Tiến: 0,2 km; Phúc Tân: 0,956 km;); Đường ngõ xóm: Đã và đang thi công xong: 39,258 km (Phúc Thuận: 18,088 km; Trung Thành: 11,339km; Tân Hương: 1,662 km; Phúc Tân: 1,94km; Tiên Phong: 4,429 km; Minh Đức: 1,8 km); Đường nội đồng: Đã thi công xong: 0,225 km (Trung Thành: 0,225km).

4.1.1.2.Điều kiện địa hình

Thị xã Phổ Yên có 2 loại cảnh quan chính là vùng núi thấp và vùng đồng bằng. Địa hình của thị xã thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt: Vùng phía Đông có độ cao trung bình từ 8 - 15m, đây là vùng có gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng phẳng; phía Tây là vùng núi địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 20 - 30m.

4.1.1.3. Điều kiện thủy văn, thủy lợi

Thủy văn: Thị xã Phổ Yên có hệ thống kênh tự chảy từ hồ Núi Cốc chủ động cho việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, nước cho công nghiệp và sinh hoạt.

+ Phổ Yên có 2 hệ thống sông: Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của các xã vùng cao và vùng giữa của thị xã và sông cầu chảy qua thị xã khoảng 17,5km, cung cấp nước tưới cho các xã phía Đông và phía Nam thị xã. Sông Cầu còn là đường giao thông thủy cho cả tỉnh nói chung và thị xã Phổ Yên nói riêng.

+Phổ Yên là thị xã chuyển tiếp giữa vùng đồi núi với đồng bằng nên diện tích rừng không lớn chỉ tập trung ở các xã phía Tây thị xã. Diện tích rừng của thị xã tính đến nay là 6961,67ha, chiếm 26,89% diện tích tự nhiên. Rừng trồng chủ yếu là rừng bạch đàn, keo lá chàm trồng theo các dự án, cây rừng đa số đã được khép tán. Hệ động vật rừng còn nghèo nàn, hiện chỉ có lớp chim lớp bò sát, lưỡng cư, trong đó lớp chim nhiều hơn cả.

Thủy lợi: Từ đầu năm 2017 đến nay đã khảo sát thiết kế và thi công cải tạo sửa chữa: 2.041 m kênh mương: Xã Vạn Phái: 815 m; tuyến mương trạm bơm Khâu Bứa xã Thành Công: 675 m; kênh trạm bơm Bến Cả , xã Tân Phú: 551 m; nghiệm thu kênh mương: 3.599 m (xóm Chằm xã Minh Đức: 500m, xóm Hồ xã Minh Đức: 500m; xóm Tân Ấp 1 xã Phúc Thuận: 959m; Miền Trung Năng Thượng xã Phúc

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w