Hộ và kinh tế hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế cho nông hộ trên địa bàn xã sủng là, huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 25 - 27)

- Một số khái niệm về hộ:

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về hộ gia đình. Hộ là một tổ chức kinh tế - xã hội ra đời từ rất lâu, trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau của đất nước. Trong bất kỳ giai đoạn nào hộ luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới theo đó cũng có những khái niệm khác nhau.

Liên hợp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”.

Tác giả Frank Ellis định nghĩa "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.

Tại cuộc thảo luận Quốc tế lần thứ tư về quản lý nông trại tại Hà Lan năm 1980, các đại biểu nhất trí rằng: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”.

Theo Raul Ituna, một nhà nghiên cứu của trường Đại học Tổng hợp Lisbon, khi nghiên cứu cộng đồng nông dân trong quá trình quá độ ở một số nươc Châu Á đã chứng minh: “Hộ là tập hợp những người có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân của họ và cộng đồng”.

Theo Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng (2010): Hộ gia đình là khái niệm chỉ một hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có chất hành chính và địa lý. Còn gia đình là một nhóm người, một cộng đồng người mà các thành viên gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, vừa nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng tư của các cá nhân, vừa thoả mãn nhu cầu xã hội về tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa thể xác lẫn tinh thần. Gia đình là một hệ thống phức tạp các vị trí và vai trò xã hội mà các thành viên chiếm giữ và thực hiện, là những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục,... giữa các thành viên.

- Hộ nông dân:

Theo Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”.

Theo Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.

Tác giả Frank Ellis định nghĩa: “hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.

Theo Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2011 cho rằng: “hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn

nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật…) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp”.

-Kinh tế hộ nông dân:

Về hộ nông dân, tác giả Frank Ellis định nghĩa "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.

Tác giả T.G.Mc Gee (1989), Giám đốc Viện nghiên cứu Châu Á thuộc trường Đại học Tổng hợp Britiah Columbia, cho rằng: “Ở các nước Châu Á hầu hết người ta quan niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc, hay không cùng chung huyết tộc ở chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ”.

“Kinh tế hộ nông dân là một hình thức kinh tế cơ bản và tự chủ trong nông - lâm - nghiệp được hình thành và tồn tại trên cơ sở sử dụng đất đai, sức lao động, tiền vốn... của gia đình mình là chính.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế cho nông hộ trên địa bàn xã sủng là, huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w