Mạng lõi và thực thi lớp dịch vụ.

Một phần của tài liệu Kiến trúc mạng 3G và vai trò của IMS trong mạng 3G (Trang 27 - 28)

- Điện thoại đa phương tiện sử dụng các chức năng của IMS trong lớp dịch vụ.

- Máy chủ ứng dụng được gọi là máy chủ điện thoại ứng dụng (TAS-Telephony Application Server), nó là một thành phần then chốt trong hạ tầng điện thoại đa phương tiện.TAS chứa logic dịch vụ đặc biệt dành cho dịch vụ truyền thông của điện thoại đa phương tiện. Những logic dịch vụ đặc biệt bao gồm các bộ phận điều khiển cài đặt, làm gián đoạn và điều chỉnh của các phiên điện thoại đa phương tiện. Ngoài ra, logic dịch vụ đặc biệt cũng bao gồm logic điều khiển các dịch vụ phụ như hội nghị và chuyển dòng truyền thông. TAS cũng có thể đảm nhận việc tính phi và quản lý thuê bao với sự giúp đỡ của HSS.

Hình 3.6 Kiến trúc thực thi điện thoại đa phương tiện.

- Phần client của điện thoại đa phương tiện cũng là một phần quan trọng của hệ thống. Nó bao gồm dịch vụ truyền thông điện thoại đa phương tiện mà tiềm năng là các dịch vụ truyền thông IMS. Dịch vụ truyền thông điện thoại đa phương tiện là phần khởi tạo hoặc kết thúc phiên báo hiệu điện thoại đa phương tiện và phương tiện truyền thông trong khi ứng dụng điện thoại đa phương tiện triển khai giữa thuê bao cuối tới giao tiếp khách hàng. Khi sản xuất các luồng truyền thông, các truy cập của client điện thoại đa phương tiện sẽ chia sẻ các nguồn tài nguyên với nhau. Phần client của điện thoại đa phương tiện triển khai các cơ chế xử lý truyền thông để quản lý sự biến động vạ mất gói. Nó cũng quản lý thích ứng truyền thông khi cần thiết.

- Quản lý dữ liệu XML (XDM-XML Document Management) và Presence được sử dụng trong điện thoại đa phương tiện đễ giúp cho việc dễ dàng truyền thông. XML giúp người sử dụng có thể lưu trữ và quản lý danh sách liên lạc trực tiếp trên mạng. Presence là dịch vụ giúp người dùng có thể đăng kí thông tin cá nhân của mình,đồng thời có thề biết được vị trí của mình khi đang sử dụng dịch vụ. Các loại phương tiện truyền thông khác được hỗ trợ bởi các dịch vụ truyền thông IMS nhưng phải cần QoS (Quality of Service) khác nhau. Để quản lý và kiểm soát QoS, 3GPP đã phát triển kiến trúc Policy và

Charging Control (PCC). PCRF(Polivy and Charging Rules Function) là một phần trong PCC và là phần quan trọng trong việc thực thi điện thoại đa phương tiện. PCRF điều khiển mặt phẵng truyền thông bằng thông tin được cung cấp trong mặt phẳng điều khiển thông qua SIP và SDP do đó PCRF giúp các nhà khai thác dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ khi có QoS thích hợp. PCRF cũng có giúp nhà mạng ngăn chặn người dùng đăng kí không hợp lệ.

- GGSN là điểm cuối của dịch vụ truyền tải UMTS. Trong kiến trúc PCC,GGSN là nơi thực thi các chính sách liên quan đến QoS đối với điện thoại đa phương tiện và dịch vụ truyền thông IMS.

- CS Interworking cần thiết đối với truyền dẫn tốc độ cao trong điện thoại đa phương tiện. MGCF và IMS- MGW có chức năng chuyển đổi báo hiệu giữa CS và SIP và thực hiện chuyển đổi phương tiện truyền thông. Các thiệt bị di động đầu cuối tương thích 3GPP được kết nối thông qua GERAN(GSM/EDGE Radio Access Network) hoặc UTRAN(UMTS Terrestial Radio Access Network), cả hai phương pháp truy cập này đêu có thể thực hiện việc truyền tải vô tuyến trong sử dụng điện thoại đa phương tiện. Tuy nhiên UMTS lại được đưa vào giới thiệu đầu tiên trong thực thi điện thoại đa phương tiện.

Một phần của tài liệu Kiến trúc mạng 3G và vai trò của IMS trong mạng 3G (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w