Kết quả thực tập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã kim xuyên, huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 46)

3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể được giao tại cơ sở thực tập.

3.2.1.1. Nội dung thứ nhất: Tham gia một số cuộc họp của UBND xã Kim Xuyên.

- Tên cuộc họp:

+ Tham gia cuộc họp “Triển khai nhiệm vụ tháng 03/2018”

+ Tham gia cuộc họp giao ban đầu tuần: tại UBND xã Kim Xuyên vào sáng thứ 2 hàng tuần họp giao ban giữa các lãnh đạo của UBND và cán bộ công chức xã do Chủ Tịch UNBD làm chủ trì tại các cuộc họp giao ban.

- Cách bố trí cuộc họp:

+ Trong cuộc họp giao ban đầu tuần các cán bộ khuyến môn báo cáo vắn tắt tình hình triển khai công việc trong tuần vừa qua, nếu có vướng mắc thì xin ý kiến chỉ đạo từ phía Chủ Tịch xã. Chủ Tịch xã giải quyết những vướng mắc của cán bộ và triển khai kế hoạch và giao một số công việc của tuần tới. + Trong cuộc họp triển khai nhiệm vụ tháng 03/2018 Chủ Tịch xã đưa ra các kết quả đã đạt được trong tháng, nêu những việc chưa đạt được, yêu cầu đội ngũ cán bộ công chức xã đưa ra các ý kiến, đề xuất những khó khăn, tồn

tại chưa giải quyết được. Từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết những vấn đề tồn tại và triển khai nhiệm vụ của tháng tiếp theo.

- Công việc được giao:

+ Đến sớm, quét dọn và sắp xếp bàn ghế cho cuộc họp. + Chuẩn bị ấm chén, nước uống cho các đại biểu. + Phát tài liệu cho các đại biểu

 Qua cuộc họp trên tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm về cách bố trí một cuộc họp tại cơ sở, tiếp thu được những kiến thức bổ ích cho bản thân sau này.

3.2.1.2. Nội dung thứ hai:

Soạn thảo công văn dưới sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở. - Tên văn bản

+ Công văn cung ứng giống vụ chiêm 2018. + Công văn hướng dẫn sản xuất vụ chiêm 2018.

+ Công văn hướng dẫn phòng chống dịch bệnh ở đàn gia cầm, gia súc 2018.

 Qua đó giúp tôi có thêm kỹ năng về soạn thảo văn bản, đồng thời cũng giúp tôi biết cách làm thế nào để soạn thảo một văn bản triển khai một kế hoạch tới người dân.

3.2.1.3. Nội dung thứ ba:

- Sắp xếp và lau bàn ghế.

- Chuẩn bị ấm chén, pha chè, rót nước mời đại biểu. - Vận chuyển bàn ghế từ UNBD xã đến nơi tập huấn. - Dọn dẹp sau tập huấn.

3.2.1.4. Nội dung thứ tư:

Chuẩn bị cho hội chùa trong làng Thiện Đáp xã Kim Xuyên. - Đến sớm, quét dọn sân chùa.

- Pha chè mời các đại biểu.

- Đứng chào đón người dân đến tham dự hội chùa. - Dọn dẹp sau khi hội chùa kết thúc.

3.2.1.5. Nội dung thứ năm:

Kiểm tra ruộng lúa của các xóm bị sâu bệnh hại, hướng dẫn các hộ dân phun thuốc trừ sâu cho đúng thời điểm.

- Cùng CBKN xuống ruộng lúa của các xóm để kiểm tra có bị sâu bệnh hại không.

- Hỏi trạm khuyến nông về cách phun thuốc trừ sâu nào cho đúng. - Thông báo cho các trưởng xóm hướng dẫn các hộ gia đình phun đúng thuốc về bệnh hại.

 Giúp tôi hiểu thêm về việc sử dụng thuốc trừ sâu sao cho phù hợp với cây lúa để giúp cây phát triển và phòng chống được sâu bệnh hại.

3.2.1.6. Nội dung thứ sáu:

Cùng cán bộ khuyến nông xuống xóm 1 và xóm 2 thôn Thiện Đáp để kiểm tra tình hình lúa, cụ thể là dịch vàng lá di động, lùn sọc đen.

- Lấy mẫu lúa bị bệnh.

- Kiểm tra tỷ lệ bị bệnh của lúa. - Kiểm tra màu sắc của cây lúa.

- Báo cáo cho trạm khuyến nông thành phó biết về lúa bị bệnh

 Giúp tôi học hỏi được một số kinh nghiệm trong công tác kiểm tra và phòng trừ sâu bệnh hại.

3.2.1.7. Nội dung thứ bảy:

Cùng cán bộ khuyến nông đi kiểm tra đồng ruộng về một số loại sâu bệnh hại cây trồng

- Lập mẫu phiếu đánh giá về sâu bệnh hại trước khi đi đến hiện trường.

- Đánh giá mật độ phân bố trên đồng ruộng.

- Đề xuất một số giải pháp và phương hướng chỉ đại trong thời gian tới. - Công việc cụ thể:

+ Trực tiếp quan sát hay xem kỹ lưỡng các loại sâu bệnh. + Ghi chép đầy đủ các loại sâu bệnh hại.

 Qua đó tôi cũng học hỏi được một số kinh nghiệm trong công tác kiểm tra và phòng trừ sâu bệnh. Phải tiến hành công tác kiểm tra và diệt trừ sâu bệnh hại ngay từ đầu khi cây trồng mới bắt đầu nẩy mầm. Phải tiến hành kiểm tra theo định kỳ và tham mưu cho người dân cách phát hiện dấu hiệu nhận biết sâu bệnh trên cây trồng khi mầm bệnh mới bắt đầu.

3.2.1.8. Nội dung thứ tám:

Triển khai đăng ký giống

 Cùng cán bộ khuyến nông xã đi triển khai công tác đăng ký giống cây trồng cho các hộ gia đình tại các xóm của xã.

 Thông báo cho các trưởng xóm trước lúc để lúc xuống có thể cho các hộ gia đình đăng ký giống.

 Tổng danh sách xem trong tất cả các hộ gia đình của các xóm có bao nhiêu hộ tham gia đăng ký.

 Kết luận và chốt danh sách.

 Giúp tôi đã tích lũy thêm được kinh nghiệm triển khai công việc trực tiếp cho nhân dân.

3.2.1.9. Nội dung thứ chín:

Cùng cán bộ khuyến nông đi xuống xóm 1 thôn Thiện Đáp xem mô hình cánh đồng “một vùng, một giống, một thời gian”.

 Cùng chú CBKN đi xem mô hình mà người dân trồng lúa.

 Kiểm tra năng suất của lúa có bị bệnh hại không.

 Hỏi trạm khuyến nông về cách phun thuốc trừ sâu nào cho đúng.

 Qua mô hình trên đã giúp tôi tận mắt nhìn thấy một mô hình mà trước đây tôi chỉ được xem qua video, bài giảng ở trường học. Tham gia mô hình cung cấp thêm cho tôi những kiến thức mới như kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cho ruộng lúa, biết thêm những giống lúa có năng suất cao mới.

3.2.1.9. Nghiên cứu tài liệu

Xin các tài liệu của Ủy ban có liên quan đến nội dung thực tập và đề tài như các thông tư, nghị định, nghị quyết về xây dựng nông thôn tại xã.

3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập

3.2.2.1. Đội ngũ cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Kim Xuyên.

Xã Kim Xuyên có 20 cán bộ phụ trách những mảng riêng phù hợp với chuyên môn của mỗi người.

Đội ngũ cán bộ phụ trách mảng nông nghiệp xã Kim Xuyên bao gồm: 1. Chủ tịch: Trần Văn Sơ.

- Vai trò: Phụ trách chung công tác của UBND xã. Gồm:

+ Phụ trách chung khối nội chính, quy hoạch về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trưởng Ban Tài chính, chủ Tài Khoản; Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã, trưởng Ban Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng của xã; Phụ trách nông nghiệp chung của xã. - Chức năng, nhiệm vụ: Lãnh đạo, phân công công tác của UBND, các ủy viên UBND, công tác chuyên môn của UBND xã gồm:

+ Tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác chuyên môn thuộc UBND trong việc thực hiện chính sách, pháp luật Nhà nước, của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết HĐND xã và các kế hoạch của UBND xã.

+ Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND xã theo luật định.

+ Áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quản lý điều hành bộ máy hành chính của xã hoạt động có hiệu quả.

+ Ngăn ngừa, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong cán bộ, công chức và bộ máy chính quyền xã.

+ Tài nguyên môi trường, giao thông thủy lợi, kinh tế, nông nghiệp.

+ Tiếp công dân, xem xét giải quyết những kiến nghị khiếu tố, khiếu nại của công dân theo quy định của pháp luật. Giải quyết và trả lời các ý kiến, kiến nghị của Ủy ban mặt trận tổ quốc xã và các đoàn thể nhân dân trong xã gửi đến UBND xã.

+ Tổ chức, quản lý điều hành hoạt động của trưởng xóm theo quy định của Pháp luật.

+ Triệu tập và tổ chức điều hành các phiên họp của UBND xã. + Thực hiện việc bố trí công việc, sử dụng cán bộ, khen thưởng, kỷ luật các cán bộ công chức xã theo sự phân cấp quản lý.

+ Phân cấp quản lý, đình chỉ hoặc bãi bỏ những quy định của trưởng xóm trái với Pháp luật.

+ Giữ mối liên hệ của UBND xã với: Thường trực UBND huyện, các phòng ban ngành của huyện, Thường trực Đảng ủy – HĐND xã, Ủy ban MTTQ xã.

- Nhận xét: Qua thời gian thực tập tại UBND xã Kim Xuyên em thấy đồng chí Trần Văn Sơ Chủ tịch UBND xã ngoài công việc phụ trách các mặt công tác của UBND xã còn đảm nhiệm, phụ trách những công việc như: Phụ trách chung khối nội chính, quy hoạch về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trưởng Ban Tài chính, chủ Tài Khoản; Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã, trưởng Ban Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng của xã; Phụ trách nông nghiệp chung của xã.

2. Cán bộ khuyến nông: Nguyễn Văn Đến.

- Thực hiện theo sự phân công nhiệm vụ của trạm khuyến nông tại xã; đồng thời giúp UBND xã trong công tác khuyến nông và áp dụng các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trên địa bàn xã.

- Nhận xét: Cán bộ Nguyễn Văn Đến ngoài những công việc được trạm khuyến nông phân công còn đảm nhiệm, làm những công việc, nhiệm vụ khác như: Giúp UBND xã trong công tác khuyến nông và áp dụng các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trên địa bàn xã.

3. Công chức: Nguyễn Hữu Hiến

- Vai trò: Phụ trách lĩnh vực nông nghiệp – xây dựng. Chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND xã về công tác xây dựng – nông nghiệp và nông thôn mới. - Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho UBND xã quản lý công tác xây dựng, giám sát về kỹ thuật trong việc xây dựng các công trình phát triển cơ sở hạ tầng; cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn; lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp; thực hiện công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp; lập kế hoạch thực hiện các chương trình, đề án trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Nhận xét: Công chức Nguyễn Hữu Hiến ngoài công việc phụ trách lĩnh vực nông nghiệp – xây dựng còn đảm nhiệm, làm những công việc, nhiệm vụ khác như: Tham mưu cho UBND xã quản lý công tác xây dựng giám sát về kỹ thuật trong việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp; lập kế hoạch thực hiện các chương trình, đề án trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

4. Cán bộ thú y: Nguyễn Văn Nhu.

- Vai trò: Đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn, ứng dụng kỹ thuật mới về nông thôn cho đông đảo bà con nông dân, giúp nông dân thích ứng với nền sản xuất hàng hóa; nắm bắt tình

hình, nhu cầu nguyện vọng của nông dân, đề xuất chương trình, nội dung phù hợp với thực tiễn sản xuất.

- Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho UBND xã thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước và công tác chăn nuôi, thú y và các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành tại địa phương.

- Nhận xét: Cán bộ Nguyễn Văn Nhu ngoài công việc tham mưu cho UBND xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và công tác chăn nuôi, thú y và các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành tại địa phương còn đảm nhiệm, làm những công việc, nhiệm vụ khác như: Có đóng góp quan trọng trong xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn, ứng dụng kỹ thuật mới về nông thôn cho đông đảo bà con nông dân, giúp nông dân thích ứng với nền sản xuất hàng hóa; nắm bắt tình hình, nhu cầu nguyện vọng của nông dân, đề xuất chương trình, nội dung phù hợp với thực tiễn sản xuất.

3.2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương năm 2017. a. Nông nghiệp

- Cây lúa:

+ Được sự chỉ đạo của Đảng ủy – HĐND xã, sự phối hợp với HTX dịch vụ nông nghiệp, thời tiết vụ chiêm xuân điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nóng nhiều lượng mưa ít làm ảnh hưởng đến công tác sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất vụ lúa chiêm xuân, song cán bộ xã và nông dân đã cố gắng khắc phục cấy đảm bảo năng suất lúa.

+ Tổng diện tích được cấy là 320 ha, năng suất lúa cả năm đạt 3.746,5 tấn, năng suất bình quân đạt 57,86 tạ/ha = 208 kg/sào, tổng sản lượng cả mầu quy thóc ước đạt 4.100 tấn (năm 2017).

 Cây ngô:

+ Tổng diện tích ngô vụ Xuân là 12,5 ha. Năng suất trung bình đạt 47 tạ/ha, tổng sản lượng ước đạt 58,75 tấn.

+ Diện tích gieo trồng ngô vụ Mùa là 04 ha, năng suất trung bình ước đạt 45 tạ/ha, sản lượng ngô vụ Mùa ước đạt 19 tấn.

+ Tổng sản lượng ngô 2 vụ ước đạt 79.75 tấn (năm 2017)

 Rau màu, đậu đỗ: Tổng diện tích 20 ha (trong đó : 12 ha trồng các loại rau: bắp cai, su hào, súp lơ,…; 6 ha trồng khoai lang, khoai tây; 02 trồng ha đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương).

 Cây chất bột: Sắn dây: 12 ha.

Phối hợp với phòng kinh tế và trạm khuyến nông thành phố tổ chức 02 lớp tập huấn về kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc vụ lúa chiêm; tổng số 220 lượt người tham gia (năm 2017).

b. Tình hình chăn nuôi

- Số gia súc, gia cầm hiện có trên địa bàn xã cụ thể : Đàn trâu: 17 con,

đàn bò: 41 con. Đàn lợn ước có: 4100 con, trong đó lợn thịt: 3.646 con, lợn nái: 312 con, đàn gia cầm: 31.500 con. Diện tích nuôi trồng thủy sản 27,36 ha, sản lượng cá 204 tấn (Năm 2017).

- Số trang trại hiện có 02 trang trại chăn nuôi.

- UBND xã triển khai công tác tiêm phòng, vệ sinh, phòng trừ dịch bệnh, từ đó làm giảm được các dịch bệnh, dịch cúm gia cầm. Tổ chức tiêm phòng vác xin cho đàn gia súc, gia cầm, tiêm phòng dại cho đàn chó. Từ đó làm giảm dịch bệnh tại địa phương.

- Tổng số diện tích đã phun khử trùng tiêu độc là 50 lít (với diện tích

2.500 m²/lít); kết quả tiêm phòng đàn gia súc: Tụ huyết trùng trâu, bò: 42 con, lở mồm long móng: 320 con, dịch tả lợn 410 con, tụ dấu lợn: 406 con, phòng dại đàn tró: 1.062 con (năm 2017).

3.2.2.3. Công việc cụ thể của cán bộ khuyến nông cấp xã.

 Nông nghiệp

- Sau khi nhận được kế hoạch tổ chức tập huấn do trạm khuyến nông và phòng kinh tế triển khai về xã CBKNCX sẽ phân bổ số lượng đại biểu tham gia tập huấn cho từng xóm.

+ Triển khai kế hoạch xuống từng xóm để các xóm trưởng triển khai với người dân.

+ Chuẩn bị nội dung của cuộc tập huấn. + Công tác chuẩn bị cho cuộc tập huấn.

+ Dự kiến có bao nhiêu hộ tham gia tập huấn.

- Thông báo cho các trưởng xóm mời đại diện của hộ theo số lượng đã được phân để đi tập huấn.

+ Các trưởng xóm phải thông báo cho các cán bộ khuyến nông có bao nhiêu hộ tham gia vào lớp tập huấn.

+ Trưởng xóm triển khai đầy đủ những nội dung liên quan đến công tác tập huấn cho những hộ dân tham gia.

- Chuẩn bị địa điểm để tổ chức tập huấn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã kim xuyên, huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 46)