Long tả toàn

Một phần của tài liệu Dã Đàm Tả Ao Sách của Thầy Tả Ao Bậc thầy Phong Thủy Việt Nam (Trang 37 - 38)

C. NÓI THÊM VỀ HOÀNH LONG

A. Long tả toàn

41. Tích phòng Đông Chí sinh dƣơng

Mỗi năm cứ đến ngày Đông chí (thƣờng vào tháng 11 âm lịch) thời tiết bắt đầu chuyển sang dƣơng. Tất cả cây cỏ đều thay nhựa mới, ẩn phục trong thân cây, để tạo lá mới, lộc mới cho năm tới. Những chất bổ dƣỡng mới này sẽ làm cho cây cỏ chuyển thành nụ hoa, ngọn lá, vào ngày đầu xuân (2 tháng sau).

Nói về cây cỏ cho ta dễ nhận xét, nhƣng thật ra tất cả vạn vật, kể cả con ngƣời, cũng đều chịu sự chuyển dƣơng nhƣ thế.

42. Nãi dƣơng Giáp Tý, khí sƣơng tả hành. - Từ Tý đi thuận là đi tả hành.

- Tý có 5 phần bắt đầu từ trái sang phải trƣớc hết: Giáp Tý, rồi đến Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, Nhâm Tý.

Sau Tý sẽ đến Sửu (xin xem bản địa bàn (la kinh) của Cao Trung.

Ta đã hiểu, nhƣ trên, từ trái sang phải là chiều Dƣơng hay chiều Tả Toàn hay Tả hành hay Tả Biên.

43. Khởi tự: Hợi, Tý, phân minh Theo tả toàn thì Hợi rồi đến Tý.

Long đi theo chiều Dƣơng, đi từ trái sang phải (Tả biên). Các đốt long cứ từng đốt dài, ngắn đi theo chiều kim đồng hồ (nếu sự di chuyển này ở trƣớc mặt chúng ta, còn nhƣ đi sau lƣng, nếu ta không quay lại, thì sẽ đi ngƣợc lại).

45. Qua Dần, Mão đến Tuất Càn.

Tý đến Sửu đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi rồi Thân, Dậu, Tuất, Hợi là theo chiều dƣơng.

Nhƣng vòng địa bàn có 24 ô, chứ không phải chỉ là 12 ô địa chi, nên ta cũng có thể viết:

Hợi, Nhâm, Tý, Quý, Sửu, Cấn, Dần, Giáp, Mão, Ất, Thìn, Tốn, Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu, Tân, Tuất, Càn.

Các đốt long ít khi đi đủ vòng tròn nhƣ trên. Thực tế nhiều khi long: - Chỉ đi độ vài chữ, ít khi thành một vòng tròn đầy đủ.

- Và long cũng không mấy khi bắt đầu đi từ Tý. Long có thể bắt đầu đi từ bất cứ chữ nào và cũng có thể chấm dứt cuộc đi để vào đất kết từ bất cứ chỗ nào.

46. Chuyển Hợi nhập cuộc, chi huyền phân minh.

Ví dụ: Long đi từ Tuất, Càn rồi chuyển vào Hợi mà nhập thủ vào đất kết.

Tuy gọi là đi vòng phải, hay vòng trái, nhƣng không bao giờ Long đi thẳng đúng nhƣ một vòng tròn, Long đó thƣờng đi khúc khuỷu, khi sang phải, lúc sang trái, trông nhƣ chữ chi và chữ huyền. (Long đi chữ chi, chữ huyền mới là Long tốt, có nhiều sinh khí, tƣởng tƣợng nhƣ con rắn, con rồng uốn khúc.

47. Quân tiên đi có tống nghênh

Cụ Tả Ao cho địa lý là môn học của bậc thần tiên, nên nhìn long đi, cụ tƣởng tƣợng nhƣ là “bầy tiên đi” (quần tiên).

Long tốt đi, có sa và thủy đón đỡ hoặc nghênh tiếp các đốt long. Cụ gọi đó là quần tiên (các đốt long) đi có tống nghênh (sa, thủy đón đỡ là tống nghênh).

48. Mạch nào bên hữu, đã đành chân long.

Long đi tả toàn, là long từ bên hữu sang bên tả là chân long. 49. Xa nhận nƣớc ở tả cung

Long đi từ trái sang phải (tả toàn) lúc vào kết huyệt, thƣờng nhận đƣợc nƣớc vào minh đƣờng từ bên tả, bên phải đế (nƣớc ở tả cung).

Lý do long tả toàn không nhận nƣớc ở xa từ hữu đến vì long quay sang phải hay gặp nƣớc ở phát tổ sơn về từ bên phải, và ngƣợc lại long hữu toàn, long quay sang tay trái, hay nhận đƣợc nƣớc xa đến, từ bên trái. Nƣớc này thƣờng là nƣớc, mà đi ngƣợc lên ta có thể tìm đến nguồn nó, là nƣớc từ thiếu tổ sơn hoặc thiếu tông sơn đi ra. Nó chính là nƣớc bát tự, nƣớc mở cửa cho long từ tổ sơn đi ra.

50. Dƣơng thủy chảy lại, hội đồng thiên tâm.

Phải có thêm nƣớc từ bên trái (nách tay long của ngôi đất) lại hội với thủy, ở xa, từ bên phải đến, mới là thủy giao hội mới tốt.

Nƣớc từ xa đến là dƣơng thủy.

Nƣớc ở huyệt trƣờng hoặc nách long, hổ sa gọi là âm thủy. (tài liệu mờ)

Một phần của tài liệu Dã Đàm Tả Ao Sách của Thầy Tả Ao Bậc thầy Phong Thủy Việt Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)