Khảo sát/ điều tra thực tế trong nước (quy mô, địa bàn, mục đích/yêu cầu, nội dung, phương pháp)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển công tác tâm lý học trường học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 34 - 37)

17 Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài:

17.3. Khảo sát/ điều tra thực tế trong nước (quy mô, địa bàn, mục đích/yêu cầu, nội dung, phương pháp)

dung, phương pháp)

17.3.1. Điều tra bằng bảng hỏi

Điều tra bằng bảng hỏi được tiến hành trên các đợt cụ thể

Khảo sát 1. Thực trạng công tác tâm lý học trường học, thực trạng phát triển công tác tâm lý học trường học ở Việt Nam hiện nay

Có thể chi tiết hóa bốn nhóm khách thể cụ thể sau đây:

a. Các cơ quan quản lý giáo dục cấp trung ương, cấp Tỉnh - Thành phố:

Bao gồm nhóm các nhà quản lý có kinh nghiệm về chính sách, quản lý giáo dục và các điều kiện phát triển giáo dục phù hợp được lựa chọn khảo sát bằng bảng hỏi được soạn sẵn (Mẫu 1 ĐT).

- Khách thể khảo sát: 60 (Dựa trên số tỉnh điều tra, chọn số Sở - Ban ngành với từ 1 đến 2 đại diện; chọn các chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực này ở Trung ương).

- Số phiếu khảo sát: 60 phiếu cho mẫu điều tra trên 35 chỉ tiêu (theo các tiêu chí xác lập) với 4 trang giấy A4.

b. Các nhà nghiên cứu và giảng dạy về giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học, viện, các cán bộ xã hội:

Dựa trên danh sách các viện, cơ sở giáo dục đại học uy tín, các cán bộ xã hội có nhiều nghiên cứu, đóng góp cho công tác tâm lý học trường học, tham vấn học đường, tư vấn học đường được trích xuất từ Bộ GD&ĐT và một số chuyên gia tư vấn. Từ danh sách này, chọn lựa 5 đơn vị trên nguyên tắc chọn mẫu, mỗi đơn vị sẽ phát phiếu điều tra trên 5 hiệu trưởng, lãnh đạo Viện, 5 chuyên gia - nhà khoa học - giảng viên có mối quan tâm và nghiên cứu về các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục (Mẫu 2 ĐT).

- Số khách thể khảo sát: 5 cơ sở x 10 = 50.

- Số phiếu khảo sát: 50 phiếu cho mẫu điều tra trên 35 chỉ tiêu (theo các tiêu chí xác lập) với 5 trang giấy A4.

c. Các cơ quan quản lý giáo dục, giáo viên phổ thông ở địa phương:

Nhóm khách thể này gồm các cán bộ quản lý như: Trưởng phòng ban ở các Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường phổ thông. Song song đó, các giáo

viên phổ thông ở địa phương cũng là nhóm khách thể được chọn lọc điều tra (Mẫu 3 ĐT).

Để đảm bảo tính khách quan do phân bổ địa lý và kinh tế xã hội, 63 tỉnh thành phố được chia thành các khu vực gồm: khu vực Nam - Tây Nam bộ; Trung - Tây Nguyên; và Bắc - Bắc Trung bộ. Mỗi khu vực tương ứng, chọn 6 tỉnh với khoảng 50 phiếu hỏi khảo sát các cán bộ quản lý thuộc nhóm khách thể đã nêu, 100 phiếu hỏi khảo sát các giáo viên tại các trường phổ thông được chọn ngẫu nhiên.

- Số khách thể khảo sát:

+ 3 khu vực x 6 tỉnh x 50 CBQL= 360 + 3 khu vực x 6 tỉnh x 120 GV= 2.160

- Số phiếu khảo sát cho nhóm khách thể: 2.520 phiếu cho mẫu điều tra trên 35 chỉ tiêu (theo các tiêu chí xác lập) với 6 trang giấy A4.

d. Các phụ huynh và học sinh ở địa phương:

Nhóm khách thể này gồm các phụ huynh của học sinh trường phổ thông. Song song đó, các học sinh trường phổ thông cũng là nhóm khách thể được chọn lọc điều tra (Mẫu 4 ĐT).

Mỗi khu vực tương ứng như đã xác định, chọn 6 tỉnh với khoảng 15 phiếu hỏi khảo sát các phụ huynh thuộc nhóm khách thể đã nêu, 150 phiếu hỏi khảo sát các học sinh tại các trường phổ thông được chọn ngẫu nhiên.

- Số khách thể khảo sát:

+ 3 khu vực x 6 tỉnh x 15 PH= 270 + 3 khu vực x 6 tỉnh x 100 HS= 1.800

Số phiếu khảo sát cho nhóm khách thể: 2.070 phiếu cho mẫu điều tra trên 35 chỉ tiêu (theo các tiêu chí xác lập) với 6 trang giấy A4.

Khảo sát 2. Đánh giá về các giải pháp nhằm phát triển công tác tâm lý học trường học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

Có thể chi tiết hóa bốn nhóm khách thể cụ thể sau đây:

a. Các cơ quan quản lý giáo dục cấp trung ương, cấp Tỉnh - Thành phố:

Bao gồm nhóm các nhà quản lý có kinh nghiệm về chính sách, quản lý giáo dục và các điều kiện phát triển giáo dục phù hợp được lựa chọn khảo sát bằng bảng hỏi được soạn sẵn (Mẫu 1A ĐT).

- Khách thể khảo sát: 40 (Dựa trên số tỉnh điều tra, chọn số Sở - Ban ngành với từ 1 đại diện; chọn các chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực này ở Trung ương). - Số phiếu khảo sát: 40 phiếu cho mẫu điều tra trên 35 chỉ tiêu (theo các tiêu chí xác lập) với 4 trang giấy A4.

b. Các nhà nghiên cứu và giảng dạy về giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học, viện, các cán bộ xã hội:

Chọn lựa 5 đơn vị trên nguyên tắc chọn mẫu, mỗi đơn vị sẽ phát phiếu điều tra trên 3 lãnh đạo Ban Giám hiệu; Viện, 5 chuyên gia - nhà khoa học - giảng viên có mối quan tâm và nghiên cứu về các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục (Mẫu 2A ĐT).

- Số khách thể khảo sát: 5 cơ sở x 8 = 40.

- Số phiếu khảo sát: 40 phiếu cho mẫu điều tra trên 35 chỉ tiêu (theo các tiêu chí xác lập) với 4 trang giấy A4.

c. Các cơ quan quản lý giáo dục, giáo viên phổ thông ở địa phương:

Mỗi khu vực tương ứng, chọn 2 tỉnh thành với khoảng 10 phiếu hỏi khảo sát các cán bộ quản lý thuộc nhóm khách thể đã nêu, 30 phiếu hỏi khảo sát các giáo viên tại các trường phổ thông được chọn ngẫu nhiên (Mẫu 3A ĐT).

- Số khách thể khảo sát:

+ 3 khu vực x 2 tỉnh thành x 10 CBQL= 60 + 3 khu vực x 2 tỉnh thành x 30 GV= 180

Số phiếu khảo sát cho nhóm khách thể: 240 phiếu cho mẫu điều tra trên 35 chỉ tiêu (theo các tiêu chí xác lập) với 4 trang giấy A4.

d. Các phụ huynh và học sinh ở địa phương:

Mỗi khu vực tương ứng như đã xác định, chọn 2 tỉnh với khoảng 10 phiếu hỏi khảo sát các phụ huynh thuộc nhóm khách thể đã nêu, 50 phiếu hỏi khảo sát các học sinh tại các trường phổ thông được chọn ngẫu nhiên (Mẫu 4A ĐT).

- Số khách thể khảo sát:

+ 3 khu vực x 2 tỉnh x 10 PH= 60 + 3 khu vực x 2 tỉnh x 50 HS= 300 - Số phiếu khảo sát cho nhóm khách thể:

360 phiếu cho mẫu điều tra trên 35 chỉ tiêu (theo các tiêu chí xác lập) với 4 trang giấy A4.

Số phiếu khảo sát bằng phương pháp điều tra viết được cụ thể hóa như sau:

Đợt Tổng khách thể Mẫu phiếu Lưu ý

1 4.700 (4 nhóm) 1, 2, 3, 4 Đảm bảo có đầy đủ và trải khắp các khu vực

2 680 (4 nhóm) 1A, 2A, 3A, 4A Phân tích dữ liệu sâu để so sánh trước và sau thực nghiệm

Tổng 8 mẫu 5.380

17.3.2. Phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu được tiến hành các đợt cụ thể đã trình bày. Phương pháp này được thực hiện trên 4 nhóm khách thể tương tự bao gồm a. Các cơ quan quản lý giáo dục cấp trung ương, cấp Tỉnh - Thành phố:

Bao gồm nhóm các nhà quản lý được lựa chọn khảo sát bằng bảng phỏng vấn theo tiêu điểm.

- Khách thể dự kiến: 12.

- Kết cấu bảng phỏng vấn: 10 tiêu điểm phỏng vấn (Mẫu 1 PV).

b. Các nhà nghiên cứu và giảng dạy về giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học, viện: Chọn 5 hiệu trưởng, lãnh đạo Viện, 5 chuyên gia - nhà khoa học - giảng viên thuộc nhóm mẫu đã xác định để tham gia phỏng vấn sâu.

- Kết cấu bảng phỏng vấn: 12 tiêu điểm phỏng vấn (Mẫu 2 PV). c. Các cơ quan quản lý giáo dục, giáo viên phổ thông ở địa phương:

Chọn 9 cán bộ quản lý giáo dục ở các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường phổ thông, 27 giáo viên thuộc nhóm mẫu đã xác định để tiến hành phỏng vấn.

- Số khách thể phỏng vấn: 36.

- Kết cấu bảng phỏng vấn: 10 tiêu điểm phỏng vấn (Mẫu 3 PV). d. Các phụ huynh và học sinh ở địa phương:

Chọn 10 phụ huynh học sinh thuộc nhóm khách thể đã nêu, 50 học sinh tại các trường phổ thông được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn.

- Số khách thể phỏng vấn:

+ 3 khu vực x 6 tỉnh x 10 PH= 180 + 3 khu vực x 6 tỉnh x 20 HS= 360 Tổng số khách thể phỏng vấn: 540.

Kết cấu bảng phỏng vấn: 10 tiêu điểm phỏng vấn (Mẫu 4PV).

Mẫu phiếu phỏng vấn lần 2 (theo số đợt phỏng vấn và điều tra đã xác định) được mã hóa: Mẫu 1A PV, 2A PV, 3A PV, 4A PV trên 50% số khách thể ở đợt 1.

Các phiếu phỏng vấn được sơ đồ hóa thành bảng ma trận với ký hiệu và người phỏng vấn cần nắm chắc các câu hỏi, làm chủ cuộc phỏng vấn một cách cao nhất. Để phục vụ phương pháp phỏng vấn sâu, các hình thức phỏng vấn được ưu tiên theo thứ tự: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua truyền hình trực tuyến (facetime, skype, facebook), phỏng vấn qua thư điện tử. Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được ghi âm, ghi hình, mã hoá với sự xác nhận đồng ý của khách thể phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn đều được lưu biên bản để đảm bảo tính xác thực của kết quả phỏng vấn sâu.

Số khách thể khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn sâu được cụ thể hóa:

Đợt Tổng khách thể Mẫu phiếu Lưu ý

1 598 (4 nhóm) 1PV, 2PV, 3PV, 4PV Đảm bảo có đầy đủ và trải khắp các khu vực

2 299 (4 nhóm) 1APV, 2APV, 3APV, 4APV

Phân tích dữ liệu sâu để so sánh trước và sau thực nghiệm

Tổng 8 mẫu 1.196

17.4. Khảo sát nước ngoài (quy mô, mục đích/yêu cầu, đối tác, nội dung)

- Địa điểm: Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát thực tế mô hình phát triển công tác tâm lý học trường học tại Mỹ.

- Mục đích khảo sát: tiến hành nghiên cứu ngược hoặc nghiên cứu hồi cố nhằm tìm ra điểm tương đồng về thời điểm, về điều kiện kinh tế - giáo dục để đúc rút các kinh nghiệm hệ thống và kinh nghiệm chuyển di theo chiều dài trong nghiên cứu theo các tiêu chí.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển công tác tâm lý học trường học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)