Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ trồng trọt tại phòng nông nghiệp, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 57)

2015 – 2017

3.2.5. xuất giải pháp

3.2.6.1. Giải pháp đối với cán bộ phụ trách trồng trọt của Phòng NN & PTNT huyện Thanh Sơn:

- Tăng cường tập huấn, công tác để học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác.

- UBND Huyện cần mở các khóa đào tạo cán bộ về nông nghiệp, đặc biệt là các cán bộ ở cấp xã trình độ còn thấp kém, không đảm bảo cho chất lượng công việc.

- UBND huyện cần có những giải pháp cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cán bộ, công chức.

- Tăng cường máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc của các Phòng ban trong UBND huyện.

- Hoàn thiện công tác khen thưởng, kỉ luật để tạo động lực cho cán bộ, công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.2.6.2. Giải pháp cho bản thân:

- Tích cực trau dồi kiến thức lí thuyết lẫn thực tế.

- Học hỏi thêm nữa kĩ năng soạn thảo văn bản, cách sử dụng các phần mềm, và biết áp dụng chúng vào công việc thực tế.

- Tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, biết giữ thái độ cư xử ôn hòa, nhã nhặn trong bất cứ tình huống nào.

- Rèn luyện tác phong sinh hoạt, làm việc cũng như trang phục phù hợp với yêu cầu công việc.

Phần 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Sơn. Với diện tích tự nhiên là 62.177,06 ha2, dân số khoảng 158.637 người, gồm 22 xã và 1 thị trấn, 285 khu dân cư. Phía Bắc giáp các huyện: Tam Nông, Yên Lập tỉnh Phú Thọ. Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phía Tây giáp huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Phía Đông giáp huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hòa Bình. Huyện thanh Sơn là một trong những huyện có nuồn tài nguyên phong phú và đa dạng của tỉnh Phú Thọ, từ đó có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

Phòng NN&PTNT huyện Thanh Sơn làm việc theo chế độ thủ trưởng lãnh đạo gồm 1 Trưởng phòng, 2 người Phó Trưởng phòng và có 4 cán bộ phụ trách các lĩnh vực.

Phòng NN&PTNT huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi đê điều, phòng chống thiên tai, Chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản; Phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành. Phòng NN&PTNT huyện Thanh Sơn có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND huyện Thanh Sơn, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ.

Trong thời gian thực tập tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các cô, chú, anh chị trong Phòng nông nghiệp và cũng đã được tham gia rất

nhiều phong trào như; hoạt động ngày thứ 7 hướng về nông thôn mới, tham gia dọn dẹp khu đài tưởng niệm, tham gia văn nghệ cùng các anh chị trong khối UBND tổ chức dịp giỗ tổ Hùng Vương...

Ngoài ra tôi còn thường xuyên trao đổi, học hỏi với các các bộ trong phòng nông nghiệp về một số vấn đề mà tôi không rõ. Điều đó tạo cơ hội cho tôi mạnh dạn hơn và tăng kĩ năng giao tiếp của bản thân, cũng như để có thêm được thông tin và những kinhh nghiệm trong công tác.

Và từ đó tôi có thể đưa ra những đề xuất về một số giải pháp để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ nông nghiệp như; tăng cường các chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao và người trẻ tuổi về làm việc; bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ cấp nông nghiệp thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn; thẳng tay loại bỏ những cán bộ yếu kém không đủ năng lực; xây dựng và phát triển mạng lưới cộng tác viên từ huyện đến xã; có các hình thức khen thưởng tương ứng với thành tích đạt được; và có những biện pháp xử lý các công chức vi phạm pháp luật.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Đối với UBND huyện Thanh Sơn

Do biên chế ít, lại kiêm nhiệm nhiều việc khác với chuyên môn đã được đào tạo, do đó cần phải tạo điều kiện cho phó phòng phụ trách mảng trồng trọt cũng như để phòng NN & PTNT để đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, trong thời gian tới cần được tập trung tháo gỡ khó khăn và thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

1.Tăng cường cho cán bộ công chức được tập huấn, học tại chức thêm những nghiệp vụ mới.

2.Tăng cường sự phối họp với các ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện để hoàn thành nhiệm vụ.

3.Ở cấp xã thị trấn cần quan tâm tới bố trí cán bộ nông nghiệp đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ.

4.Quan tâm hơn nữa đến đời sống cán bộ công chức trên địa bàn huyện, có giải pháp tăng thu nhập cho cán bộ công chức Nhà nước để đáp ứng được nhu cầu sống và sinh hoạt trong thời buổi bão giá như hiện nay

5.UBND Huyện cần mở các khóa đào tạo cán bộ về nông nghiệp, đặc biệt là các cán bộ phụ trách nông nghiệp cấp xã, thị trấn để hoàn thành tốt các công việc được giao.

6.Tăng cường máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc của các Phòng ban trong UBND huyện.

4.2.2. Đối với người dân

1. Đoàn kết giúp đỡ nhau, trau đổi kinh nghiệm sản xuất để có thể hướng tới sự chuyên môn hóa trong sản xuất đặc biệt là ngành trồng trọt.

2. Luôn học hỏi, trau dồi các kỹ năng và kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi. Học hỏi lẫn nhau từ những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi giỏi, từ các cán bộ khuyến nông, sách báo, ti vi,...

3. Hợp tác với các cơ quan quản lý thực hiện các dự án, chính sách áp dụng tại địa phương để đạt hiệu quả tốt nhất (sự kết hợp từ 2 phía).

4. Đưa ra những ý kiến thắc mắc của mình trong cuộc sống, sản xuất, những khúc mắc, khó khăn cần các cơ quan quản lý giải quyết để các cơ quan quản lý biết được và đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu khó khăn cho người dân.

5. Mạnh dạn vay vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, phát triển mô hình sản xuất có chất lượng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Báo cáo thành tích Phòng NN & PTNT năm 2017 và đề nghị khen thưởng 2. Điều 4 - Luật cán bộ công chức năm 2008

3. Giáo trình môn Đánh giá nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên năm 2015

4. Luật Tổ chức HĐND-UBND số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.

5. Luật viên chức số 58/2010/QH12 quy định về viên chức; quyền nghĩa vụ của viên chức

6. Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ NN&PTNT 7. Nghị định số 37/2014/NĐ-CP về quy định tổ chức các cơ quan chuyên

môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban hành ngày 05 tháng 5 năm 2014

8. Quyết định số 75/2006/TTg ban hành ngày 12 tháng 04 năm 2006 về ban hành quy chế làm việc mẫu của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

9. Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ.

Tài liệu internet

10. http://thanhson.phutho.gov.vn/index.php/gioi-thieu-don-vi/gioi-thieu- chung/gi-i-thi-u-chung.html?___SID=U

11. http://niengiamnongnghiep.vn/index.php?self=article&id=1421

12. https://www.uef.edu.vn/huong-nghiep/nganh-nghe/nghe-nong-nghiep- 1400

13. http://lazi.vn/edu/exercise/trong-trot-la-gi-trong-trot-co-vai-tro-nhu- the-nao 14. https://www.rung.vn/dict/vn_vn/Ch%C4%83n_nu%C3%B4 15. http://thst.vn/t/nguoi-can-bo-khuyen-nong-guong-mau 16. http://lapthach.vinhphuc.gov.vn/portal/Pages/2017-1-3/Guong-can-bo- nong-nghiep-lam-kinh-te-gioiyivv86.aspx

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ trồng trọt tại phòng nông nghiệp, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)