6. Kết cấu đề tài
3.2.6. Nâng cao tiêu chuẩn tín dụng, tiêu chuẩn đảm bảo khoản vay
3.2.6.1. Nâng cao tiêu chuẩn tín dụng
Để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro thì ngân hàng phải có những biện pháp nhằm nâng cao tiêu chuẩn tín dụng. Cụ thể:
- Nâng cao tỷ lệ vốn tự có của người vay trong một dự án và nguồn vốn vay được từ ngân hàng chỉ là nguồn vốn bổ sung.
- Điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước bình đẳng như với các doanh nghiệp khác.
-Xác định các hạn mức tín dụng cho từng khách hàng phụ thuộc vào vốn
chủ sở hữu hoặc tài sản đảm bảo chứ không theo số liệu trong phương án vay vốn của khách hàng.
3.2.6.2. Nâng cao tiêu chuẩn đảm bảo khoản vay
Khi cho khách hàng vay cần xây dựng tiêu chuẩn đảm bảo tiền vay về: danh mục tài sản, căn cứ định giá, tiêu chuẩn chất lượng tài sản đảm bảo, tính thanh khoản của tài sản đảm bảo… Các tiêu chuẩn đưa ra phải hạn chế được rủi ro đạo đức của bên cho vay và bên đi vay.
Hiện nay, việc thực hiện thế chấp cầm cố vẫn còn gặp nhiều khó khăn do môi trường kinh tế, pháp luật nên có nhiều vấn đề chưa được giải quyết đã tác động lớn đến hoạt động tín dụng, tạo ra tâm lý với cả người vay và người đi vay với những điều kiện ràng buộc về vật chất khi vay vốn. Vì thế cán bộ tín dụng cần tuân thủ đúng quy chế của ngân hàng. Đặc biệt là khắc phục một số tồn tại như đánh giá tài sản của người đi vay quá cao, không quản lý được tài sản thế chấp, tài sản thế chấp bị giảm sút về mặt giá trị…
Thực tế áp dụng là khó khăn song đối với từng trường hợp cụ thể, nếu cán bộ tín dụng làm tốt quy chế, quy trình thế chấp tài sản như xác định địa điểm, sở hữu hợp pháp, giá cả thị trường, mức cho vay hợp lý, hồ sơ vay vốn đầy đủ theo quy định của pháp luật… chắc chắn Chi nhánh sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng cho ngân hàng.