- Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý: Theo các chuyên gia kinh tế, đây chính là
1. Các biện pháp chống lạm phát và ổn định tiền tệ
CHƯƠNG 4: TRIỂN VỌNG LẠM PHÁT NĂM 2022 TẠI VIỆT NAM
Đánh giá về triển vọng lạm phát năm 2022 tại Việt Nam
Thống đốc Ngân hàng nhà nước: “Rủi ro lạm phát năm 2022 rất lớn”
Trao đổi thêm về các câu hỏi của đại biểu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nói, chính sách tiền tệ phải thực hiện hai nhiệm vụ chính, là điều hành để góp phần kiểm soát lạm phát, vĩ mô và đảm bảo an toàn, khả năng chi trả của hệ thống. "Việc xem xét các công cụ chính sách trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước phải căn cứ trên hai mục tiêu này, đồng thời đảm bảo cân đối lớn của vĩ mô", bà Hồng nói thêm.
Với dư địa chính sách, Thống đốc cho rằng, năm 2021, chỉ tiêu đạt lạm phát dưới 4% có thể đạt được nhưng năm 2022, rủi ro lạm phát có áp lực rất lớn. Khi nền kinh tế thế giới đã và dần phục hồi, giá cả hàng hóa đang có xu hướng gia tăng, một số mặt hàng như xăng dầu đã tăng rất cao, nhiều nước phát triển đã ghi nhận mức lạm phát cao nhất lịch sử. Với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, áp lực rủi ro lạm phát nhập khẩu rất lớn.
Các Ngân hàng trung ương trên thế giới hiện cũng giảm dần nới lỏng chính sách, theo tính toán của bà, đã có 65 lượt tăng lãi suất, tạo áp lực điều hành cho Việt Nam thời gian tới.
Đồng thời, nếu nhìn từ nhiệm vụ thứ hai của chính sách, nợ xấu của các tổ chức tín dụng cũng đang gia tăng. Các ngân hàng giảm lãi suất bằng chính nguồn lực chứ không phải từ ngân sách. Khi nợ xấu gia tăng các tổ chức cũng phải dùng nguồn lực để xử lý.
"Nếu nguồn lực của tổ chức tín dụng suy giảm sẽ ảnh hưởng tới hoạt động, tính an toàn của hệ thống", bà Hồng nói.
Bài học từ cuộc khủng hoảng 2008-2009 theo bà vẫn còn, nếu tính toán không cẩn thận, rủi ro lạm phát có thể quay trở lại.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất nhưng phải đảm bảo mức độ an toàn của từng tổ chức tín dụng và hệ thống. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tính toán các gói hỗ trợ lãi suất hợp lý, trên cơ sở ổn định vĩ mô, phòng ngừa rủi ro lạm phát.
Đánh giá về việc thực hiện chính sách từ đầu năm 2020, Thống đốc cho biết, đại dịch đã tác động nghiêm trọng tới sản xuất kinh doanh, và Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua đã tích cực thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Ngay từ đầu năm 2020, trong điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã ba lần giảm lãi suất, từ 1,5-2%. "Đây là mức giảm sâu so với các nước trong khu vực", bà Hồng nói.
Ngoài việc điều hành lãi suất, cơ quan điều hành cũng chỉ đạo, kêu gọi các tổ chức tín dụng giảm cả với các khoản vay cũ. Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm 1,66% so với trước dịch, với tổng mức giảm lãi suất khoảng 30.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng giảm phí hơn 2.000 tỷ đồng cho khách hàng. Bằng việc này đã giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và người dân.
Dự báo lạc quan kinh tế quý IV/2021 tăng từ 2-3% so với cùng kỳ năm trước và GDP cả năm tăng từ 1,6 - 2,1%. Tuy nhiên, giá nguyên, nhiên, vật liệu đang tăng và các gói kích thích kinh tế có thể được triển khai trong thời gian tới, dự báo sẽ gây áp lực lên việc kiểm soát lạm phát trong năm 2022, nguy cơ rủi ro lạm phát là không thể chủ quan.
“Lạm phát nhập khẩu” gia tăng
Theo Tổng cục Thống kê, dù giá xăng dầu tăng, tiêu dùng tăng khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021 tăng 0,32% so với tháng trước, nhưng bình quân 11 tháng, CPI chỉ tăng 1,84%, thấp nhất trong 5 năm qua. Đáng chú ý, lạm phát cơ bản tháng 11/2021 tăng 0,11% so với tháng trước (0,58% so với cùng kỳ
năm trước), lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm nay tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy lạm phát cơ bản bình quân đã tăng thấp hơn mức CPI bình quân chung. Điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu và giá gas tăng.
Mức lạm phát cơ bản tháng 11 và 11 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là mức thấp nhất kể từ năm 2011. Với kết quả này chắc chắn lạm phát năm nay được kiểm soát ở mức thấp, khoảng 2%. Mặc dù vậy, các cảnh báo về việc lạm phát sẽ tăng cao trong năm 2022 vẫn tiếp tục được các chuyên gia kinh tế đưa ra, khi giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tăng cao và nhu cầu trong nước dần phục hồi, đặc biệt là nhu cầu về tiêu dùng trong dân khi tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2022 sắp tới.
TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, hiện do tổng cầu của nền kinh tế giảm sâu nên chỉ số giá tiêu dùng năm nay ở mức thấp so với mục tiêu 4%. Tuy vậy, áp lực lạm phát của năm 2022 đối với kinh tế nước ta cũng đang hiện hữu. Giá nguyên vật liệu, hàng hoá và dịch vụ thế giới tăng cao; giá dầu thô còn tiếp tục tăng trong những năm tới do nhu cầu tăng mạnh, trong khi nguồn cung hạn chế và thị trường dầu thô trải qua thời kỳ thiếu hụt nguồn cung dài nhất trong nhiều thập kỷ qua. Thiếu hụt đầu tư thượng nguồn trong khai thác dầu khi nhu cầu ngày một tăng là một chỉ báo về giá dầu cao kéo dài trong ít nhất 1 năm tới.
Kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%. Chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế, nhất là khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu, nguyên nhiên vật liệu trong nước. Bên cạnh đó, các gói hỗ trợ và kích cầu đầu tư, hỗ trợ DN cũng tạo ra sức ép rất lớn lên lạm phát trong năm 2022.
Về những yếu tố về rủi ro lạm phát trong năm 2022, bà Bùi Thuý Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng, dự kiến lạm phát trong năm 2022 sẽ đối mặt với áp lực lớn, bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó có nguy cơ về “lạm phát nhập khẩu”, giá cả nhiều ngành hàng tăng nhanh. Cùng với đó, khi kinh tế phục hồi trong năm 2022 dưới tác động của các gói hỗ trợ khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng sẽ gây sức ép không nhỏ lên giá cả.
Các tổ chức quốc tế dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm tới khoảng 3,5 - 4%, rủi ro lạm phát vượt 4% phụ thuộc vào giá cả hàng hoá thế giới. Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF ) và các tổ chức quốc tế khác cũng đã có những cảnh báo đối với Việt Nam về rủi ro “lạm phát nhập khẩu” gia tăng, vì vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ cũng cần phải có những kịch bản cần thiết theo hướng thắt chặt trong điều kiện cần phải kiểm soát lạm phát.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cũng dự báo lạm phát năm 2022 sẽ ở mức 3,4- 3,7%, dù thấp hơn so với mục tiêu dưới 4%. Nguy cơ rủi ro lạm phát đối với Việt Nam đang hiện hữu và còn chịu áp lực tăng trong bối cảnh giá cả thế giới chưa sớm hạ nhiệt. Tâm lý lo ngại “lạm phát nhập khẩu” có thể đẩy kỳ vọng lạm phát tăng, nhất là trong điều kiện Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu.
Chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa.
Kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ
Để có thể kiềm chế được lạm phát, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, trước tiên phải đẩy mạnh công tác phòng, chống COVID-19, từ đó ổn định sản xuất, thị trường, bình ổn giá cả các mặt hàng. Tăng trưởng GDP sẽ là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc giữ ổn định nền kinh tế, giúp tránh được tâm lý hoài nghi của các DN và các tầng lớp dân cư, tránh tình trạng “lạm phát do tâm lý”. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục theo dõi sát tình hình kinh tế thế giới, chủ động điều hành linh hoạt lãi suất, công cụ thị trường mở, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái, từng bước ổn định và nâng cao giá trị đồng Việt Nam để làm cơ sở cho việc kìm giữ CPI.
Để kiểm soát được lạm phát trong năm 2022, PGS, TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ cần cân nhắc kỹ, bởi gói hỗ trợ lớn sẽ phát sinh lo ngại về lạm phát. Tuy hiện nay người dân rất cần các gói hỗ trợ sau những ảnh hưởng do đại dịch, nhưng các gói hỗ trợ, gói kích thích kinh tế phải ở mức độ phù hợp, bảo đảm lượng tiền tệ lưu hành trên thị trường ở mức an toàn. Ngoài ra, cũng cần tính toán để không kéo dài thời gian hỗ trợ, gói hỗ trợ không quá nhiều bởi điều này sẽ gây áp lực cho lạm phát.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2022, TS Nguyễn Bích Lâm cho rằng, trước tiên Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương khẩn trương hoàn thành tiêm vaccine cho toàn dân trong độ tuổi tiêm chủng để sớm đạt được tỷ lệ tiêm chủng miễn dịch cộng đồng; ưu tiên tiêm cho lực lượng lao động khu vực DN và hộ kinh doanh cá thể để hai khu vực sản xuất này sớm quay lại sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, chú trọng đến chính sách tài khóa hỗ trợ DN và hộ kinh doanh cá thể vượt qua khó khăn. Đặc biệt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công để tạo sự lan tỏa đến đầu tư tư nhân và khu vực FDI; khai thác thế mạnh các hiệp định thương mại đã ký kết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu; tăng cường cơ hội thu hút và tận dụng dòng vốn FDI. Đồng thời, chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa, giảm áp lực lạm phát. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong ngắn hạn cần có chính sách và giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất, nhập khẩu kịp thời nguyên vật liệu; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý khi phát hiện có hành vi đầu cơ, tích trữ, thao túng giá. Đặc biệt, không để đứt gãy chuỗi cung ứng và thiếu hụt lao động.
TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Vị thế kinh tế Việt Nam trong thương mại quốc tế được củng cố và khẳng định qua kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa. Trong bối cảnh đại dịch làm đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều DN sản xuất hàng XK gặp khó khăn về nguyên vật liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ, phí vận chuyển và logistic tăng cao, nhưng kim ngạch XK 11 tháng đạt tới 299,67 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, kim ngạch XK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 220,68 tỷ USD, tăng 20%, chiếm 73,6% trong tổng kim ngạch XK của nền kinh tế. Còn kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 299,45 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, nhập khẩu tư liệu sản xuất ước tính đạt 280,2 tỷ USD, tăng 27,9% và chiếm 93,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá. Đây là nhóm hàng dùng trong sản xuất, tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế. Bức tranh xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2021 có bước chuyển ngoạn mục từ nhập siêu 3,7 tỷ USD của 9 tháng thành xuất siêu 225 triệu USD. Kết quả trong đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất, nhập khẩu của nền kinh tế cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào mắt xích Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Cộng đồng thế giới đánh giá Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại quốc tế và cam kết mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
Tăng cường kiểm soát các mặt hàng thiết yếu
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến rất phức tạp trong thời gian qua, nhất là tại các tỉnh phía Nam, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương bảo đảm cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu cầu thiết yếu cho nhân dân. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã kịp thời tham mưu và có văn bản triển khai đến các Bộ, ngành, địa phương về việc tăng cường triển khai công tác quản lý, điều hành giá, ổn định giá cả thị trường; Bộ Công Thương đã triển khai các phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa; giải quyết các khó khăn vướng mắc trong việc vận chuyển lưu thông hàng hoá tại các địa bàn bị phong toả và có dịch; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển, phân phối tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông sản. Bên cạnh đó là sự chung tay, vào cuộc quyết liệt của các Bộ, ngành, địa phương để hạn chế, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung tại các địa phương chịu tác động của dịch bệnh.
Đặc biệt, những mặt hàng thiết yếu như giá xăng, gas, điện, nước sạch, các mặt hàng nông sản, vật tư nông nghiệp, giá các dịch vụ giao thông vận tải, dịch vụ giáo dục và sách giáo khoa, giá thuốc, vật tư y tế, vật tư phòng dịch… được các Bộ, ngành địa phương quản lý điều hành nhịp nhàng, chặt chẽ.
Do đó, mặc dù diễn biến giá xăng dầu trên thế giới tăng cao nhưng do công tác điều hành giá xăng dầu trong nước cũng được điều chỉnh phù hợp, linh hoạt, kết hợp với việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá nên giá xăng dầu trong nước không có tình trạng tăng “đột biến”. Trong 8 tháng qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành 16 văn bản điều hành xăng dầu, trong đó giá xăng có 10 lần tăng, 4 lần giảm và 2 lần giữ ổn định; giá dầu có số lần điều chỉnh tăng ít hơn (8-9 lần tùy loại).
Trước tình hình dịch bệnh ngày càng có diễn biến căng thẳng, Bộ Tài chính liên tục có công văn gửi Bộ Y tế đề nghị công bố giá thị trường của các mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2, các hàng hóa, dịch vụ phòng, chống dịch khác để các địa phương, đơn vị tham khảo trong mua sắm phục vụ phòng, chống dịch trên cơ sở kết quả rà soát giá thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế... Đồng thời, Bộ Tài chính có công văn số 7656/BTC-QLG ngày 12/7/2021 báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó, đề nghị giao Bộ Y tế
thường xuyên cập nhật, công khai thông tin về giá thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2.... hàng hóa, dịch vụ phòng, chống dịch. Hiện nay, Bộ Y tế đã triển khai hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp cung ứng trên thị trường triển khai thực hiện việc công khai giá trang thiết bị y tế. Hiện tại trên Cổng điện tử công khai giá trang thiết bị y tế đã có trên 1.600 doanh nghiệp thực hiện công khai giá bán (giá niêm yết theo quy định của Luật giá), có trên 60.000 mặt hàng trang thiết bị y tế công khai giá (thiết bị y tế 8.256; vật tư y tế 36.191; trang thiết bị y tế chẩn đoán Invitro 15.584) kèm theo thông tin về cấu hình, tính năng kỹ thuật và các dịch vụ kỹ thuật, bảo hành bảo trì tương ứng. Để