Ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục tập quán của người Bình Dương

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thế giới quan phật giáo đối với lối sống người dân tỉnh bình dương hiện nay (Trang 25 - 31)

7. Kết cấu của đề tài

2.3 Ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục tập quán của người Bình Dương

- Thứ nhất, ảnh hưởng của triết lý Phật giáo đến văn hóa truyền thống.

Nông dân trồng lúa nước từ xưa đến nay luôn tôn sùng Mẹ, khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã có những tiếp biến để phù hợp với văn hóa truyền thống Việt Nam. Các vị Phật xuất thân là nam giới nhưng khi vào Việt Nam đã chuyển sang nữ ví dụ như Bồ tát Quan Thế Âm vốn là nam đã chuyển thành Phật bà Quan Thế Âm, Phật bà Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt, Quan âm Nam Hải, Quan âm Thị Kính,...

Chùa không còn là nơi thờ Phật mà còn là nơi thờ Mẫu, thờ thần. Người dân Bình Dương tin vào luật nhân quả của đạo Phật, với niềm tin ở hiền gặp lành, cứu khổ, cứu nạn của Bồ tát Quan Thế Âm, tin vào sự tiếp dẫn về cõi Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà và tin vào sự trợ giúp, bảo hộ của các vị thần (Phật Thích Ca Mâu Ni, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần tài, Thổ Địa,…). Đó là quá trình tiếp biến, dung hợp của Phật giáo đối với văn hóa truyền thống Việt Nam.

Hơn thế nữa, triết lý Phật giáo cũng tác động đến những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc như tinh thần yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết, cần cù, yêu thương con người, tôn sư trọng đạo,... Trải qua những thăng trầm của lịch sử, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được hun đúc, phát huy, gìn giữ trở thành những giá trị tinh thần vô cùng quý giá của dân tộc Việt Nam. Chính những giá trị văn hóa truyền thống đã tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Thế giới là vô thường nên khổ đau, duyên sinh nên khổ đau cho nên người ta thờ Bồ tát Quan Thế Âm vì ngài có năng lực giúp con người vượt thoát được cái khổ của mỗi người, giúp con người sống tốt trong bất kỳ hoàn cảnh nào như hạnh nguyện của đức Quan Âm.

- Thứ hai, ảnh hưởng của triết lý Phật giáo đối với tục đi lễ chùa, cúng rằm và mồng một

Theo tập tục truyền thống ngày rằm và mồng một là ngày mặt trăng và mặt trời thông nhau, cho nên trong những ngày này con người có thể kết nối với thần linh, tổ tiên, sự cầu nguyện của con người sẽ linh nghiệm. Trong những ngày này, người phật tử đi lễ chùa để sám hối, nguyện bỏ cái ác, làm việc lành.

Việc đi lễ chùa luôn là tập tục không thể thiếu trong suy nghĩ của người Bình Dương nhất là vào những ngày rằm, mồng 1, những ngày lễ lớn, trọng đại của Phật giáo, trong dịp Tết Nguyên đán. Trong dịp rằm tháng 7, cũng là Đại lễ Vu lan của Phật giáo, người dân Bình Dương quan niệm đây là ngày báo hiếu công ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Trong ngày này, hầu như gia đình nào cũng tổ chức cúng lễ các chùa cũng thường tụng kinh, làm lễ Vu lan Báo hiếu để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và đây cũng là nét đẹp văn hóa của người Bình Dương nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Những người đi lễ chùa có những mục đích khác nhau. Một số người dân đi lễ chùa vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng thuần túy, một số khác đi lễ chùa, đơn giản chỉ để thăm vẻ đẹp, phong cảnh chùa chiền, hòa nhập bầu không khí trang nghiêm để thoải mái, thư thái, trầm tĩnh hơn.

Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đến phong tục, tập quán của người dân Bình Dương còn được thể hiện qua đám tang, cưới hỏi, lễ hội truyền thống. Lễ hội lớn gắn liền với Phật giáo như lễ hội chùa Bà là nơi thờ cúng Bà Chúa Sứ, mỗi năm diễn ra một lần vào rằm tháng giêng, thực hiện nghi lễ rước cộ bà... thu hút đông đảo người dân từ khắp mọi nơi về tham gia và trở thành lễ hội văn hóa đặc trưng của tỉnh Bình Dương.

Về đám tang, khi trong gia đình có người qua đời, gia đình người đó sẽ đến chùa thỉnh các chư tăng về nhà để tụng kinh cúng bái. Thông thường các nghi thức trong tang lễ được diễn ra tuần tự như sau: Nghi thức nhập quan người chết, phát tang, cúng cơm, cầu siêu cho hương linh người chết, lễ động quan và hạ huyệt, đemlư hương, bài vị, hình vong về nhà, cúng thất (tụng kinh cầu siêu và cúng cơm cho hương linh 49 ngày); cúng 100 ngày, cúng giáp năm (sau ngày hương linh mất một năm) để xã tang. Nhìn chung, nghi thức đám tang tại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo.

Người dân sau khi chết đi được người thân mời nhà sư và tập hợp con cháu đến tụng kinh cầu siêu cho người khuất, mong dẫn độ vong hồn người đã khuất về cõi siêu thoát, Tây phương cực lạc.

- Thứ ba, ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo qua tập tục ăn chay, phóng sinh và bố thí

Triết lsy Phật giáo cho rằng mọi loài đều bình đẳng, đều chịu ảnh hưởng duyên sinh nên họ có cơ hội và xứng đáng được tôn trọng sự sống của mình, nên từ đó mà con người không nên làm tổn hại quyền sống của mọi loài, mọi người.

Việc ăn chay, thờ Phật là nét đẹp trong tâm hồn người dân tỉnh Bình Dương. Bên cạnh việc ăn chay, thờ Phật, người phật tử cũng thực hiện những nghi thức mang tính tích phúc như phóng sinh, bố thí, giúp đỡ người nghèo khó, hoạn nạn. Họ cho rằng “tu tâm tích đức”, lòng phải hướng thiện thì mới có thể chuyển hóa thành hành động.

Hiện nay việc ăn chay không chỉ dừng lại vì lý do tôn giáo mà một bộ phận người dân ăn chay vì sức khỏe, ăn chay thực dưỡng, có phần nào đó, việc ăn chay thực dưỡng chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Ngoài ra, người ta còn thả cá, thả chim... để phóng sinh với mong muốn cầu an lành đến cho gia đình. Người Bình Dương

luôn phát tâm thực hiện bố thí, giúp đỡ người nghèo khó, hoạn nạn, cô đơn, không nơi nương tựa... thông qua các đợt cứu tế, các chương trình từ thiện, lễ hội “miễn phí”,...

Tiểu kết chương 2

Những ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người Bình Dương hiện nay có cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Trong chương này, tôi đã chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của triết lý Phật giáo đối với đời sống tinh thần người Bình Dương trên các khía cạnh nhận thức, lối sống, đạo đức, phong tục tập quán, cũng như những ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đến tư duy của người dân tỉnh Bình Dương. Ảnh hưởng tích cực của triết lý Phật giáo đối với lối sống người Bình Dương nói chung được thể hiện dưới những điểm sau: sống thiện, sống có đạo đức, biết hy sinh vì mọi người (vô ngã, vị tha) và hướng đến lương tâm, tâm hồn cao đẹp.

KẾT LUẬN

Triết lý Phật giáo là một phạm trù rộng bao hàm cả nhân sinh quan và thế giới quan, đó là những quan niệm về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới. Nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo ở tỉnh Bình Dương là việc làm rất quan trọng để góp phần hiểu đúng, đủ sâu sắc hơn về Phật giáo ngày càng có vai trò quan trọng trong việc hình thành tâm lý, lối sống, đạo đức, phong tục tập quán của con người Việt Nam nói chung và người Bình Dương nói riêng. Những tư tưởng, triết lý của Phật giáo luôn hướng con người tới những giá trị tốt đẹp, lương thiện, tránh những tà kiến, những dục vọng, ham muốn vật chất tầm thường. Phật giáo chủ trương xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, tự do, bác ái, khuyên con người sống phải có lòng từ bi, luôn vị tha, sẵn sàng giúp đỡ, làm điều thiện, tránh xa cái ác… là những chuẩn mực đạo đức cơ bản của người Bình Dương.

Trong các yếu tố của đời sống tinh thần, tôn giáo là yếu tố quan trọng. Ảnh hưởng của triết lý Phật giáo đối với người Bình Dương được thể hiện qua tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục - đào tạo, văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng - tôn giáo, khoa học - công nghệ. Đặc điểm cơ bản của thế giới quan Phật giáo thể hiện những giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp trong quan hệ giữa người với người và tạo sự đa dạng, phong phú cho phong tục, tập quán, lễ hội.

Triết lý Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm sống, lối sống, hành vi ứng xử, giao tiếp, phong tục tập quán... của người dân tỉnh Bình Dương. Quan niệm đời là khổ, cuộc đời là bể khổ trong Phật giáo đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trong tư tưởng của đại đa số các Phật tử và nhiều người Bình Dương. Nếp sống của một bộ phận không nhỏ người dân Bình Dương là đi chùa lễ Phật.

Đạo đức, những phong tục tập quán của người dân Bình Dương chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết lý Phật giáo. Phong tục, tập quán có vai trò rất quan trọng, bởi nó thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa, qua đó người ta tìm lại được những giá trị văn hóa mang bản chất truyền thống của các dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[2]. Nguyễn Đức Diện (2009), Quan niệm về nhận thức trong triết học Phật giáo Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, (4), tr.21-25.

[3]. Nguyễn Hồng Dương (2013), Tôn giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[4]. Đỗ Công Định (2000), Phật giáo với việc hình thành nhân cách Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Phật học (3), tr.33-36.

[5]. Nguyễn Duy Hinh, Lê Đức Hạnh (2011), Phật giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.

[6]. C. Mác – Ph. Ănghen toàn tập, tập III, Nxb. CTQG, Hà Nội. [7]. Thích Minh Châu (1996), Kinh Pháp Cú, Thành hội PG TPHCM. [8]. Nguyễn Đăng Duy (1999), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội.

[9]. Thích Phụng Sơn (1995), Những nét đẹp văn hóa của đạo Phật, viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Hà Nội.

[10]. Đỗ Quang Hưng (2001), Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam Bộ, Nxb. KHXH, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thế giới quan phật giáo đối với lối sống người dân tỉnh bình dương hiện nay (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)