L ỜI MỞ ĐẦU
5. Kết cấu khóa luận
3.1.1 Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu Thủ Công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hóa
Quan điểm 1: Ưu tiên xuất khẩu trởthành đòn bẩy mạnh mẽđể phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.
Để thực hiện mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh cần tập trung ưu tiên tăng cường xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng, chỉ có
đẩy mạnh xuất khẩu mới chuyển dịch được cơ cấu kinh tế, đảm bảo tăng tốc độ phát triển kinh tế, có ngoại tệ, đảm bảo nhu cầu sản xuất, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phải tận dụng tối đa lợi thế vềlao động, nguồn nguyên liệu tại chỗđể sản xuất hàng xuất khẩu.
Một trong những nguyên nhân phát triển kinh tế của tỉnh thanh hóa là chưa chú
trọng phát triển hoạt động thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng. Chính sách phát triển thương mại cần được coi là trung tâm của các quyết sách kinh tế.
Quan điểm 2: Sử dụng các nguồn lực, thành phần kinh tếđể đẩy mạnh xuất khẩu.
Coi chính sách thương mại là bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cần huy
động toàn bộ nguồn lực của địa phương, nội lực của tỉnh, liên doanh liên kết với các tỉnh
khác và nước ngoài đểthúc đẩy xuất khẩu.
Sử dụng mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tếhướng vào sản xuất, xuất khẩu. Thành phần kinh tếnhà nước, kinh tếnước ngoài, hợp tác xã, xí nghiệp và các doanh nghiệp tư nhân. Đẩy mạnh các hình thức xuất khẩu, trực tiếp, gián tiếp, gia công, và xuất khẩu tại chỗđểtăng sốlượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Phát triển xuất khẩu có hiệu quả là yêu cầu quan trọng nhằm tạo ra động lực trực tiếp để phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Hiệu quảtheo nghĩa rộng bao gồm cả hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội.
Hiệu quả kinh tế xã hội là trên cơ sở tận dụng mọi nguồn lực của địa phương về
nguyên liệu và tạo ra việc làm cho người lao động đểổn định đời sống.
Hiệu quảkinh doanh đòi hỏi phải tính toán nhu cầu của thịtrường nhằm lựa chọn
cơ cấu và khối lượng mặt hàng suất khẩu. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị gia
tăng từ 75 – 80% giá trị xuất khẩu.
Quan điểm 4: Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp suất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ.
Thách thức to lớn ra giao cảng chủ yếu đối với xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
là sức cạnh tranh của sản phẩm và của doanh nghiệp trên thị trường không cao. Chất
lượng sản phẩm thấp, mẫu mã đơn điệu, không có nhãn hiệu, thương hiệu, sản phẩm chưa đồng đều, còn tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu, người chế tạo, giá thành cao không cạnh
tranh được so với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác. Các sản phẩm chưa được quản lý theo tiêu chuẩn và chất lượng toàn diện.
Tổ chức quản lý doanh nghiệp không đáp ứng sựthay đổi biến động của thị trường, thời gian đáp ứng đơn hàng chậm so với hợp đồng. Bởi vậy để phát triển thị trường suất khẩu cần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp.