Thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN VỀ TIỀN TỆ VÀ VẤN đề LẠM PHÁT ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 25 - 26)

5. Phương pháp thực hiện

2.3. Thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay

Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao liên tục trong suốt mấy chục năm qua, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, việc ổn định giá trị của đồng tiền, kinh doanh và tâm lý của người dân.

Vào năm 2020, Việt Nam đã khá thành công trong việc kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, năm 2021 được đánh giá là một năm khó khăn cho vấn đề lạm phát. Bởi dịch Covid – 19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước ta.

Trong quý 1/2022, kinh tế thế giới được phục hồi, nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất cũng tăng cao, trong khi nguồn cung bị đứt gãy, là nguyên nhân khiến giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng

mạnh, gây áp lực lạm phát lên nền kinh tế của các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu khác.

Thêm vào đó, xung đột giữa Nga và Ucraina, cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và các nước đối với Nga, nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất và xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới đã đẩy giá năng lượng toàn cầu lên cao, đặc biệt giảm mạnh nguồn cung cho các nước châu Âu vốn phụ thuộc đáng kể vào việc nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng trong điều kiện bình thường mới với tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1 năm 2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý 1/2022 tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước. Tuy cao hơn mức tăng 0,29% của quý 1/2021 nhưng thấp hơn mức tăng của quý 1 các năm 2017 - 2020.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN VỀ TIỀN TỆ VÀ VẤN đề LẠM PHÁT ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)