Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong (Trang 48 - 50)

6. Kết cấu luận văn

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong

Qua nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của một số chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn, có thể rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng đối với Agribank Chi nhánh Yên Phong như sau:

Thứ nhất, xác định rõ tầm quan trọng của việc hoạch định, quản lý RRTD, xác định rõ các nguyên nhân rủi ro để đưa ra các cảnh báo sớm, các lĩnh vực hạn chế, và đưa ra việc quản lý riêng đối với các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao. Khẩn trương xây dựng mô hình quản trị rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế, phân tách các khâu một cách độc lập nhằm phân tán rủi ro. Đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa cán bộ tín dụng (cán bộ khách hàng), cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản trị rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định. Tùy theo quy mô của Chi nhánh, cấp Chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro tín dụng chuyên trách.

Thứ hai, tập trung vào khâu đào tạo cán bộ và văn hóa nội bộ để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro. Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ. Nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị RRTD, không có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn về quản trị rủi ro.

Thứ ba, thường xuyên xem xét, cải tiến các quy trình, quy định, kiểm tra kiểm soát và phát hiện kịp thời các khâu yếu kém trong quy trình quản lý và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời, thường xuyên cải tiến xem xét chất lượng. Tăng cường công tác thẩm định, quản lý tín dụng, kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng. Phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề và đưa ra giải pháp quyết liệt từ sớm.

Thứ tư, chú trọng hơn việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của công nghệ thông tin là rất nhanh, do đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn cho việc phân tích, đánh giá, đo lường RRTD, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng. Ngoài ra hệ thống công nghệ này hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động tín dụng: từ khâu luân chuyển, lưu trữ hồ sơ giữa Chi nhánh và hội sở chính, đến khâu tác nghiệp về giải ngân, thu nợ, nhập/xuất tài sản bảo đảm cũng như hình thức của quyết định tín dụng, họp online thay vì họp trực tiếp, giải trình hồ sơ ký thông qua hệ thống điện tử, chữ ký điện tử thay vì chữ kí giấy.

Thứ năm, xây dựng danh mục cho vay hợp lý là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu hoạch định. Kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực có độ rủi ro cao. Phát triển đa dạng, phân tán rủi ro trong danh mục.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNGQUẢN TRỊ RỦI RO TÍNDỤNG TRONG CHO

VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)