Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã quang kim, huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 48 - 58)

Sau khi đến UBND xã Quang Kim thực tập tốt nghiệp tôi đã được Ủy ban nhân dân xã phân về thực tập tại Ban địa chính nông nghiệp xã dưới sự hướng dẫn trực tiếp của anh Vàng Văn Dương phụ trách về lĩnh vực nông nghiệp xã. Những ngày đầu ở cơ sở do chưa làm quen được với công việc nên tôi chỉ ngồi trực phòng ban , đánh máy soạn thảo văn bản. Sau khi quen dần với công việc thì tôi được phân làm những công việc cụ thể như sau:

3.2.1.1. Nội dung thứ nhất

Tiếp nhận công văn chuyển công văn thành các văn bản gửi đến các thôn. Phát giấy mời họp đến từng thôn trưởng.

Đây là một công việc rất thú vị hàng ngày chỉ làm việc với máy tính chiều tối thì đi phát giấy mời. Công việc tạo sự giúp đỡ gắn kết và làm tăng thêm mối quan hệ với những người được giúp.

3.2.1.2. Nội dung thứ hai

Cùng cán bộ nông nghiệp đi thăm đồng để tìm hiểu quy trình sản xuất cây lúa, dịch bệnh hay mắc phải của cây lúa. Và các biện pháp phòng trừ.

Công việc của tôi chủ yếu là nghe, học hỏi những vấn đề chưa biết, học hỏi kinh nghiệp của cán bộ nông nghiệp về khảo sát thực tế.

3.2.1.3. Nội dung thứ ba

Cùng cán bộ khuyến nông tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc phòng trừ cây hại vật nuôi.

Công việc chính vẫn là nghe, biết được các dấu hiệu của cây trồng hay mắc phải, các dấu hiệu về từng loại sâu bệnh. Biết cách trồng chăm sóc cây trên các loại đất khác nhau. Biết cách phòng trừ một số loại bệnh hại ở một số giai đoạn thích hợp nhất.

3.2.1.4. Nội dung thứ tư

Giúp cán bộ nông nghiệp xã cung cấp giống ngô phân bón cho các hộ được hỗ trợ

Công việc phát cho 5 hộ mỗi hộ 30kg đạm, 30kg phân lân và 2 gói hạt giống. Nghe cán bộ nông nghiệp xã giới thiệu về giống, hưỡng đãn người dân về cách trồng, chăm sóc và thu hoạch.

3.2.1.5. Nội dung thứ năm

Tham gia các hoạt động xã hội

Ngày 14/1 (âm lịch) xã tổ chức “lễ hội xuống đồng” cùng các anh chị cán bộ xã công an xã dựng sân khấu, tổ chức các tiết mục văn nghệ như: kéo co, đẩy gậy, nhảy bao, … Công việc ghi lại các đội các cá nhân giành giải rồi trao giải cho họ.

Ngày 26/3 cùng bên đoàn thanh niên tổ chức giải bóng đá cho các thôn trong đó có 4 thôn tham dự.

3.2.1.6. Nội dung thứ sáu

Tham dự các cuộc họp của Ủy ban. - Họp đầu tuần tại phòng họp của xã.

- Họp chuẩn bị cho tập dân quân tại nhà văn hóa đa năng xã.

- Họp về kế hoạc tiêp vắc xin cho gia xúc gia cầm tổ chức tại nhà văn hóa đa năng xã.

Bố trí cuộc họp

- Người chủ trì các cuộc họp thường là Chủ tịch UBND xã.

- Chủ tịch khái quát và đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động và đưa ra kết quả đã đạt được , nêu những việc chưa đạt được, các thành viên Ủy ban xã đưa ra ý kiến đề xuất những khó khăn những tồn đọng chưa giải quyết được.

- Đưa ra các giải pháp giải quyết những tồn đọng đó và triển khai nhiệm vụ tuần tiếp theo.

- Hỗ trợ bố trí cuộc họp.

- Phát tài liệu cho các đại biểu các thành viên Ủy ban xã. - Lắng nghe cách tổ chức triển khai công việc của chủ tịch.

Thông qua những nội dung đã thực hiện tôi biết được cách thực hiện tổ chức điều hành một cuộc họp cũng như buổi tập huấn, cách tổ chức các hoạt động xã hội. Biết được kinh nghiệm chăm sóc, phân bón thu hoạch cây trồng. Biết cách soạn thảo văn bản, giấy mời ….

3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập

3.2.2.1. Thông tin chung về UBND xã Quang Kim

UBND xã Quang Kim có trụ sở tại thôn An thành, UBND thực hiện nhiệm vụ theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của NN, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ và thực hiện theo nghị quyết của HĐND huyện Bát Xát trong việc phát triển kinh tế, chính trị - văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng… lãnh đạo toàn thể các tổ chức cá nhân trên toàn xã, tuyên truyền giáo dục và định hướng cho sự phát triển của nhân dân trên địa bàn.

UBND xã Quang Kim có trụ sở làm việc bao gồm 01 nhà 02 tầng trong đó tầng 02 có 1 hội trường nhỏ với 40 chỗ ngồi, 1 trụ sở nhà cấp 4 là y tế, 01 hội trường với 200 chỗ ngồi để tổ chức các cuộc họp, các hội nghị của địa phương, các phòng làm việc của các ngành chuyên môn đều được trang bị máy vi tính và mạng Internet nhằm phục vụ cho công việc chuyên môn của cán bộ nhân viên được hiệu quả.

3.2.2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của UBND xã Quang Kim a, Sơ đồ tổ chức bộ máy cấp xã

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy cấp xã b, Các liên thông

* Các liên thông dọc

- Đảng ủy là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ xã giữa 2 nhiệm kỳ cảu Đại hội, là cơ quan quyền lực cao nhất của hệ thống chính quyền cấp cơ sở, có trách nhiệm lãnh đạo toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, quốc phòng- an ninh, công tác tư tưởng, công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng và công tác tổ chức cán bộ.

- HDND là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng cũng như quyền làm chủ nhân dân do dân bầu ra. HDND chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, khối cơ quan UBND HDND ban hành ra các Nghị quyết về các biện pháp đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Xây dựng kế hoạch phát triển KTXH.

Đảng Ủy UBND HDND Ủy ban MTTQ và tổ chức đoàn thể Các phòng ban chuyên môn CHỦ TỊCH UBND

Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền. Biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã. Có các biện pháp cụ thể để ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, làm tròn nghĩa vụ là cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương.

- Uỷ ban nhân dân

Quan hệ với Đảng ủy

+ Chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy xã trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của NN và các văn bản chỉ đạo của cơ quan NN cấp trên.

+ UBND xã chủ động đề xuất với Đảng ủy phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch về phát triển KTXH, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và những vấn đề quan trọng khác ở địa phương, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để giới thiệu với Đảng ủy những cán bộ Đảng viên có phẩm chất, năng lực đảm nhiệm các chức vụ công tác chính quyền.

- MTTQ và tổ chức đoàn thể MTTQ và các đoàn thể gồm: Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên đều có quan hệ chặt chẽ với các phòng ban của HĐND xã. Thực hiện các kế hoạch, Nghị quyết, huy động quần chúng nhân dân và sức người, sức của để làm cho nền KTXH phát triển, tuyên truyền giáo dục chính sách của Đảng từ Nhà nước đến nhân dân địa phương.

- Các phòng ban chuyên môn hay còn gọi là các chức danh chuyên môn: + Các chức danh chuyên môn bao gồm Trưởng Công An xã, Trưởng ban chỉ huy quân sự xã, Văn phòng thống kê, Địa chính xây dựng, Kế toán - ngân sách, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa-xã hội và nông - lâm nghiệp.

+ Các chức danh này có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình và lĩnh vực ngành mà mình phụ

trách, chủ động giải quyết các công việc được giao, sâu sát cơ sở tận tụy phục vụ nhân dân, không gây khó khăn cho nhân dân. Nếu có vấn đề cần giải quyết vượt quá thẩm quyền, phải kịp thời báo cáo Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch để xin ý kiến.

+ Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch công tác hàng tuần, tháng, quý, năm, báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành các ngành, lĩnh vực mình phụ trách và các báo cáo khác của UBND, theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã.

- Các hội đặc thù bao gồm: Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học, Hội người mù, Hội chất độc da cam. Các hội này có mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân, với chính quyền UBND xã, là yếu tố quan trọng để vận động nhân dân thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và NN.

* Các liên thông ngang

- Quan hệ giữa HDND, UBND, Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể: + HDND, UBND phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể nhân dân cấp xã trong thực hiện các nhiệm vụ công tác, chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động có hiệu quả, định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc khi thấy cần thiết.

+ Thống báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và các hoạt động của UBND cho các tổ chức này biết, để phối hợp vận động, tổ chức các tầng lớp nhân dân chấp hành đúng đường lối chính sách pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân đối với nhà nước.

- Quan hệ giữa Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội trong hệ thống chính trị thể hiện sâu sắc tính tôn trọng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau và chủ động phối hợp với nhau, không cản trở nhau, cùng mục đích mở rộng khối đại đoàn kết các dân tộc, thể hiện tính trách nhiêm đối với nhau giữa Ủy ban Mặt trận với các tổ chức và giữa các cá nhân với Ủy ban Mặt trận. Mối quan hệ biểu hiện sâu sắc, phong phú không mang tính chất hành chính nặng

nề. Khi bàn bạc các công việc mọi tổ chức đều dân chủ trình bày ý kiến của mình, trao đổi, thuyết phục nhau, không áp đặt, ép buộc, quyết định trên cơ sở ý kiến đa số đồng thuận thống nhất.

- Quan hệ giữa các phòng ban chuyên môn: các phòng ban này có quan hệ phố hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt các công việc đồng thời tham mưu giúp UBND thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của UBND tiến đến phát triển nền kinh tế xã hội trong sạch, vững mạnh.

3.2.2.3. Khái quát chung về cán bộ công chức xã Quang Kim

UBND xã Quang Kim gồm 23 cán bộ công chức được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.8. Đội ngũ cán bộ công chức xã Quang Kim năm 2017

TT Tiêu chí Số lượng (người) Cơ cấu % Tổng số cán bộ 23 100,00 1 Giới tính Nam 15 65.22 Nữ 8 34.78 2 Dân tộc Kinh 12 52.17 Giáy 10 43,48 Dao 1 4.35 3 Độ tuổi Từ 20 – 30 tuổi 05 21,74 Từ 31 – 40 tuổi 13 56,52 Trên 40 tuổi 05 21,74 4 Trình độ chuyên môn Đại học 16 69.56 Cao đẳng 04 17.4 Trung cấp 02 8.69 Sơ cấp 01 4,35

Qua bảng 3., ta thấy đội ngũ cán bộ của xã là tương đối trẻ, phần lớn là độ tuổi từ 31- 40 chiếm 56,52%.

Tuy vậy trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ ở trình độ đại học khá cao 16 người, chiếm 69,56% tổng số cán bộ xã, trình độ cao đẳng là 04 người chiếm 17.4%, trình độ trung cấp là 02 người chiếm 8,69%, 01 người còn lại ở trình độ sơ cấp, chiếm 4,35%. Như vậy, nhìn chung cán bộ trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao, cần tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ xã có trình độ chuyên môn thấp, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

3.2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ vai trò của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã.

a, Sơ đồ hệ thống tổ chức của KNV xã phụ trách lĩnh vực nông nghiệp

Hình 3.3. Hệ thống tổ chức của KNV xã Quang Kim

* Quan hệ với trạm khuyến nông huyện

- Trạm khuyến nông huyện chịu trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện chế độ chính sách theo quy định đối với khuyến nông viên xã.

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của trạm trưởng trạm khuyến nông huyện.

- Báo cáo định kỳ về công tác ở cở sở xã cho trạm khuyến nông huyện. Trạm khuyến nông huyện Khuyến nông xã/thôn Cộng tác viên Khuyến nông Nông dân

* Quan hệ với UBND xã

- Chịu sự lãnh đạo, điều hành, quản lý trực tiếp của chủ tịch UBND xã. - Tham mưu tốt cho UBND xa triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách kế hoạch công tác của ngành.

- Tham mưu cho UBND xã xây dựng các chương trình, đề án khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn hàng năm.

* Quan hệ với Cộng tác viên khuyến nông và nông dân

Tuyên truyền, hướng dẫn cộng tác viên khuyến nông xóm và nông dân về các chủ trương, chính sách và biện pháp kỷ luật trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

b, Vị trí và chức năng

Cán bộ khuyến nông viên xã là viên chức sự nghiệp của nhà nước do huyện quản lý được UBND tỉnh giao phân công giúp việc tại xã trực tiếp phụ trách và thực hiện chức năng quản lý về lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy lợi. Tham mưu giúp UBND xã tiến hành triển khai những chủ trương, chính sách, kế hoạch công tác của nghành.

c, Vai trò cảu cán bộ nông nghiệp xã

Tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao KHKT giúp cho người nông dân, nhất là những hộ đông bào dân tộc thiểu số để áp dụng vào trong sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Xác định được vai trò, trách nhiệm cảu mình, cán bộ nông nghiệp xã đán bám sát địa bàn được phân công, thường xuyên tổ chức các đợt để kiểm tra, nhằm kịp thời phát hiện và sử lý kịp thời những dịch bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi, từ đó tạo niềm tin cho nhân dân. Ngoài ra còn thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng lúa, ngô, … Và kỹ thuật chăn nuôi gia xúc, gia cầm, giúp cho người dân có được những kiến thức cơ bản để áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi. Nói tóm lại là cán bộ nông nghiệp có vai trò quan trong đối với

nông dân là: Người đào tạo, người tổ chức, người cố vấn, người bạn, người tạo điều kiện, người cung cấp, người thông tin, người hành động người trọng tài.

d, Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ nông nghiệp xã

Mỗi một bộ phận, một tổ chức nào cũng đều có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Do đó cán bộ nông nghiệp trực tiếp làm việc tại xã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy chế, quy định công tác khuyến nông xã do UBND huyện giao và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

* Nhiệm vụ

- Theo dõi kiểm tra sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng và vật nuôi.

- Tổ chức triển khai tiêm phòng cho đàn gia xúc gia cầm theo kế hoạc hàng năm.

- Tổ chức tập huấn cho người dân theo nhu cầu.

- Tổ chức các chương trình hội thảo, tập huấn, mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, …

- Thực hiện triển khai các dự án, đề án thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã quang kim, huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 48 - 58)