6. Kết cấu của đề tà i
3.2.2. Giải pháp giảm chi phí
➢ Sắp xếp, tổ chức quản lý kinh doanh
Chi phí là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh; chi tiêu lợi nhuận là một chi tiêu quan trọng, là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp. Để có lợi nhuận Công ty cần đầu tư, có chiến lược kinh doanh cụ thể và phù hợp với điềukiện của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển. Để giảm được chi phí trên một đơn vị sản phẩm tạo ra trước tiên phải nâng cao hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực bằng
cách nâng cao năng suất lao động. Đây chính là yếu tố cốt lõi quan trọng nhất để tiết kiệm chi phí tiến lương, tiền công của công nhân sảnxuất, lao động quản lý nhờ đógiảm giá thành sản phẩm, thu được lợi nhuận lớn. Đối với công tác này yêu cầu phải xây dựng
cơ cấu lao động tối ưu nhất, tổ chức lao động khoa học, phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Tiến hành xây dựng bảng kế hoạch-về công việc, thời gian làm việc, số lượng công việc hợp lý...
Tiếp theo của việc giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm đó là việc giảm chi phí khi sử dụng và quản lý nguyên vật liệu chính phụ trong quá trình sản xuất kinh doanh; tiết kiệm năng lượng, cải tiến quy trình sản xuất. Không chi bằng thỏa thuận giá cả mua bán nhập khẩu sản phẩm nước ngoài mà trong quá trình sử dụng cần có những tính toán cụ thể sao cho tiết kiệm tối đa nhất nguồn nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm như: cải tiến kết cấu sản phẩm, cải tiến phương pháp. Về dự trữ sản phẩm:
một là, dự trữ phải căn cứ vào nhu cầu hình thái dự trữ sản phẩm; hai là, phải xác định
chi phí mặt hàng, chi phí đặt hàng, chi phí dự trữ, chi phí cho các mặt hàng thừa; cuối cùng phải xác định thời gian đặt mua, chu kỳ dự trữ, khối lượng các sản phẩm một lần
đặt mua...
Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh của minh Công ty cũng phải thực hiện tốt và đúng định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Để có thể thực hiện tốt điều này
Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services cần phải nâng cao chất lượng lao động trực tiếp, tuyên truyền giáo dục người công nhân có những phẩm chất đạo đức trong nghề nghiệp cũng nhưchấn chinh phong cách làm việc. Tiêu chuẩn hoá trình độ của cán bộ quản lý phân xưởng, xây dựng các định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, kết hợp với kiểm tra bằng những máy mócchuyên dụng ở từng công đoạn sản xuất. Ngoài những chi phí về nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất ra sản phẩm trực tiếp thì còn phải tiết kiệm cả về chi phí quản lý. Công ty có thể tuyên truyền khuyến khích và ban hành nội quy buộc đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Công ty luôn phải có ý thức tiết kiệm. Tiết
54 kiệm là phải tiết kiệm cả về mặt vật chất lẫn tiết kiệm cả về mặt thời gian, có nhưvậy mới nâng cao được năng suất lao động, giảm chi phí, tăng doanh thu, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mới cao.
Trong thời gian vừa qua, Công ty phải tiến hành đi vay vốn với khối lượng lớn vì vậy mà hàng năm Công ty phải trích một phần lợi nhuận ra để trả lãi của mình. Tất cả tiền lãi này đều đánh vào giá thành sản phẩm sản xuất ra vì vậy làm giá thành sản phẩm lớn lên rất nhiều, gây khó cạnh tranh. Vì vậy trong thời gian sắp tới Công ty cần phải có nhiều hoạt động làm giảm đến mức tối đa nguồn vốn vay và tăng cường nguồn vốn sở hữu.
➢ Tăng cường sử dụng hợp lý tài sản lưu động/vốn lưu động nhằm tăng quay vòng
vốn
Việc tiến hành bảo toàn và phát triển nguồn vốn lưu động phải được dựa trên cơcấu tạo nguồn vốn. Cũng nhưnguồn vốn kinh doanh nói chung của doanh nghiệp, cần phải
xác định đưoc nguồn vốn lưu động cần tối thiểu là bao nhiêu. Nguồn vốn này giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, không bị đứt đoạn nó cần tránh việc thiếu vốn hay sử dụng vốn...
- Xác định cơcấu vốn lưu động hợp lý: lượng tiền cần phải có là bao nhiêu, lượng hàng dành cho du trữ mức độ thế nào là đủ, tránh tình trạng dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn hoặc dự trữ quá ít khi cần số lượng lớn lại không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
- Cần phải thúc đẩy nhanh vòng quay của vốn bằng cách hạn chế các loại hàng hóa kém phẩm chất, kém chất lượng tồn kho, hàng hóa chậm lưu chuyển, vừa gây mất thời gian và tiền của vào việc bảo vệ, bảo quản sản phẩm, vừa gây lãng phí nguồn vốn lưu động.
- Hàng tháng, định kỳ kiểm tra, đánh giá, phân tích lại lượng vốn lưu động qua nhiều biện pháp khác nhau như: kiểm kế vật tư, nguyên vật liệu, thành phẩm thừa vốn hiện có, vốn cần phải thu; đổi chiếu, so sánh số sách với các tháng, các quý,
trước đó.
- Cần có sự tính toán, cân nhắc, lựa chọn kỹ xem nên đầu tưvốn lưu động vào lúc
nào, vào khâu nào, vào đối tượng nào thì có lợi nhất, tiết kiệm nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.