- Đoạn giữa: nỗi băn khoăn, lo lắng cuả nhà thơ trước cuộc đời:
4. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ (0.5 điểm)
- Tương đồng: Cùng miêu tả bức tranh thiên nhiên trời – nước, qua đó bộc lộ nỗi buồn và tình
yêu đối với tạo vật và cuộc sống, sử dụng thể thơ thất ngôn điêu luyện, kết hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm. (0.5 điểm)
- Khác biệt: Đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ: là nỗi buồn của một người khát khao sống, thiết
tha gắn bó với cõi đời nhưng tự cảm thấy mong manh, vô vọng; trôi về những thi liệu trực quan từ trải nghiệm của chính mình. Đoạn thơ trong Tràng giang: bộc lộ nỗi buồn rợn ngợp trước tạo vật mênh mông, hoang vắng cùng mặc cảm lạc loài của người đứng trên quê hương mà thấy thiếu quê hương; trội về những thi liệu cổ điển hấp thu từ Đừơng thi.
Y~Z
ĐỀ 40
Bình giảng 4 câu cuối bài thơ “Tương tư” của thi sĩ Nguyễn Bính:
“Nhà em có một giàn giầu, Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
72 | P a g e
Đó là thơ Nguyễn Bính. Nhà thơ tự học mà thành tài. Hoài Thanh, trong “Thi nhân Việt Nam” cho biết, Nguyễn Bính vào tuổi hai mươi đã làm gần một nghìn bài thơ. Nguyễn Bính sử dụng nhiều thể thơ,
điệu thơ, nhưng thành công nhất là thơ lục bát. ở những bài thơấy, “ta bỗng thấy vườn cau bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta”, ta cảm thấy một điều đáng quý báu vô ngần, đó là “hồn xưa của đất nước”.
Những bài thơ tình của Nguyễn Bính có một giọng điệu riêng, đẹp như ca dao, mang tính cách ca dao... Nhiều câu thơđoạn thơ cứ thấm vào hồn ta mãi:
“Nhà em có một giàn giầu, Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài, nhớ giầu không thôn nào ?”.
Đoạn thơ trên đây trích trong bài thơ “Tương tư”, rút trong tập thơ “Lỡ bước sang ngang” (1940) của thi sĩ Nguyễn Bính. Bài thơ gồm có 20 câu lục bát; 16 câu đầu nói về nỗi buồn nhớ tương tư, trách móc tủi hờn: “Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?”... Bốn câu cuối nói lên niềm mong ước của chàng trai đa tình về một tình yêu hạnh phúc với một thiếu nữ khác thôn chung làng.