Hình 30. Hình 29. Sơ đồ công ngh ệử lý rác thi tả ại Nhà máy Cửa cạn

Một phần của tài liệu Khảo sát chất thải rắn tập trung vào việc giảm thiểu rác nhựa tại phú quốc (Trang 33 - 54)

- 30% du khách tỏ ý sẽ coi tiêu chí khách sạn có triển khai các chương trình giảm thiểu rác nhựa là một trong những tiêu chí lựa chọn khách sạn.

- 17% sẵn lòng đóng thêm phí thu gom và xử lý rác thải nhựa (số tiền phí là 5000-10.000 đồng/du khách),

- Chỉ có 13% du khách nói rằng sẽ từ chối sử dụng ống hút nếu chủ quán mang ra và 7% sẽ từ chối sử dụng túi nilon. Mọi người nói rằng họ sẽ từ chối sử dụng ống hút và túi nilon nếu như xung quanh đều làm như vậy. mặt khác du khách còn cần túi nilon để đóng gói các món quà đặc sản có mùi nặng. 0 5 10 15 20 25 30 35

Biển, bến cảng, sông Đường phố Bẩn sạch Không biết

4.4.2. Học sinh

Có 15 bảng hỏi đã được thực hiện với học sinh tại trường Trung học cơ sở Bãi Bổn vào ngày lễ bế giảng. 100% học sinh đều hiểu được nhựa là một loại rác rất khó phân hủy, ảnh hưởng xấu đến môi trường biển. Tuy nhiên khi hỏi túi bim bim, vỏ kẹo có phải rác nhựa hay không thì rất nhiều học sinh không trả lời được. Nhưng việc 100% các em học sinh đều có ý kiến sẵn sàng tham gia các hoạt động giảm thiểu túi nilong tại gia đình cũng thể hiện sự tích cực trong hoạt động giảm thiểu rác thải.

4.4.3. Dân cư

Khi khảo sát tại các hộ dân thì 63% các hộ đều nhất trí cho rằng Phú Quốc hiện đang quá ô nhiễm bởi chất thải rắn. Tuy nhiên khi hỏi về việc có sẵn lòng không sử dụng túi nilon khi đi chợ và thay thế bằng túi sinh thái hoặc túi có thể sử dụng lại thì chỉ có 36,9% các hộ dân sẵn lòng, 17,5% các hộ không sẵn lòng thay thế việc sử dụng túi đi chợ và 45,6% vẫn lưỡng lự vì lo lắng đến sự tiện lợi cũng như giá thành của sản phẩm. Như vậy, nếu trong tương lai dự án nếu triển khai việc thay thế túi nilon bằng các loại túi có thể sử dụng nhiều lần thì cũng cần lưu ý đến việc tuyên truyền cho các hộ dân.

Hình 31.Kết qu kh o sát mả ả ức độ sn lòng thay th hành vi. ế

4.4.4. Chủ doanh nghiệp

Nhóm tư vấn đã khảo sát bằng cách phỏng vấn một số chủ quán, chủ khách sạn về việc giảm thiểu rác thải nhựa tại Phú quốc. Kết quả phỏng vấn cho thấy còn rất nhiều rào cản về ý thức của đối tượng này. Cụ thể như sau:

- Nhiều người bán hàng vẫn coi cốc nhựa, thìa nhựa, hộp xốp dùng một lần là các sản phẩm giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì lý do là không cần rửa, nhựa trong. Họ nói rằng việc sử dụng cốc nhựa, thìa nhựa sẽ giúp tiết kiệm nhân công rửa cốc.

- Việc phục vụ túi nilon bỏ đồ cho khách hàng được coi là việc đương nhiên của người bán. Tuy nhiên một doanh nghiệp bán sản phẩm lạc Chouchou đã sử dụng túi nilon phân hủy sinh học để đựng hàng cho khách.

Hình 32.Túi phân h y sinh hủ ọc đang đượ ửc s dng Phú Qu c ở ố

36.9%

17.5% 45.6%

- Một số chủ nhà nghỉ nhỏ khi được hỏi về việc có sẵn lòng thay thế việc sử dụng các túi xà phòng gội, bánh xà phòng gói trong túi nilon, …bằng các chai xà phòng loại to có thể dùng lại, thì đều tỏ thái độ không muốn thay đổi. Lý do đưa ra là không muốn đầu tư thay đổi, đối tượng khách tại nhà nghỉ không phù hợp với cách sử dụng đồ nhà tắm như vậy. Chỉ duy nhất Sunligh Bungalow thì đã sử dụng các chai xà phòng to để giảm thiểu rác nhựa.

- Các khách sạn khá e ngại khi được hỏi về vấn đề rác thải, lý do chính là họ sợ bị phạt do không tuân thủ các yêu cầu về thu gom rác. Riêng một số khách sạn khu nghỉ do người nước ngoài quản lý thì khá được chú ý đến vấn đề này.

- Một khu vực resort khi khảo sát thì được biết cơ sở thì đang triển khai thực hiện giảm thiểu rác nhựa. Khách sạn chủ yếu sử dụng các vật dụng được thiết kế theo hướng hòa nhập với thiên nhiên. Các biện pháp gi m thi u rác nhả ể ựa đã được áp d ng tụ ại đây:

+ Sử dụng nguyên vật liệu tự như ỗ tre nứa: g ống hút = đốt tre, thùng rác là rổ nứa, túi đựng đường sữa cho vào túi giấy có màng b c nylon trong (giọ ấy đó vẫn có th bán) ể + Phân loại tối đa mủ chai lọ, gi y, chai th y tinh, chấ ủ ất hữu cơ phân hủy ( được cắt nhỏ,

đem chôn hố sâu 5-7m ủ làm phân bón); vỏ dừa được hoặc xé nhỏ bón gốc hoặc cắt thành nh ng mi ng to làữ ế m trang trí gôc cây cũng như để rào ch n các lu ng g c cây và ắ ố ố rác vô cơ không có khả năng tái chế (đem vứt)

+ Giám đốc khu nghỉ đang hướng tới sử dụng thay thế túi nylon thường bằng túi y tế có thời gian phân h y ng n (phân hủ ắ ủy được trong 2 năm) hoặc túi b t mì ngu n gộ ồ ốc Indonesia ( phân hủy trong 1 năm)

+ Các phòng khách nh ỏ và phòng trung bình để 2 thùng rác mây tre đan (bọc nilon den ở trong) đặt trong phòng và 1 thùng đạp chân bé chiều cao tầm 30cm ở nhà tắm. Villa 2 tầng để 3 thùng và 1 thùng đạp chân .1 ngày tính cho cả phòng rất ít rác, thường rác khô, s ch sạ ẽ chỉ đổ rác và gi l i túi bữ ạ ọc đen đựng ti p. Trong nhà t m, các lo i d u ế ắ ạ ầ gọi, s a tữ ắm,... đã được để s n trong nh ng cái l , hoàn toàn không s d ng các gói dẵ ữ ọ ử ụ ầu gội/ sữa tắm... Bánh xà phòng được bọc trong nh ng túi gi y phân h y ữ ấ ủ

Hình 33.Các c i tiả ến theo hướng gi m thi u rác th i ph i x lý t i m t resort ả ể ả ả ử ạ ộ +Thùng x p v n chuyố ậ ển th c ph m t i khu v c bự ẩ ạ ự ếp: khách s n yêu c u bên cung c p sau ạ ầ ấ khi đóng thùng thực phẩm mang đến sau khi mở thùng phải mang toàn bộ thùng xốp về. 5. Đánh giá hệ thống qu n lý rác nh a t i Phú Quả ự ạ ốc

5.1. Đánh giá khối lượng rác nhựa phát sinh, thu gom và xử lý

Căn cứ vào kết quả phân tích, nhóm tư vấn đã xây dựng sơ đồ cân bằng vật chất cho chuỗi thu gom và xử lý rác nhựa trong một ngày đêm như thể hiện ở hình 30.

Sơ đồ này được xây dựng dựa trên số liệu đầu vào về lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn Phú quốc hàng ngày là 155 tấn/ngày đêm, với thành phần chất thải nhựa trung bình do nhóm khảo sát phân tích tại các khu vực thì xác định được lượng rác thải nhựa trung bình thải ra hàng ngày là 29,5 tấn/ngày đêm với thành phần các loại nhựa được trình bày như trong hình 30.

Cũng theo khảo sát thì nhóm ước tính lượng chai nhựa được thu gom để tái chế tại các hộ gia đình chiếm khoảng 40% lượng chai nhựa phát sinh, tương đương với khối lượng khoảng 1,1 tấn chai nhựa. Lượng chai nhựa này sẽ được chủ nhà bán cho những người thu mua ve chai.

Lượng rác còn lại là 28,4 tấn/ngày đêm sẽ có 60% (tương đương 17 tấn/ngày đêm ) được đi vào hệ thống thu gom sơ cấp (gồm xe thu rác, thùng rác đặt trên đường phố), còn lại 40% sẽ bị bỏ ra ngoài môi trường tương đương với khối lượng khoảng 11,4 tấn/ngày đêm. Lượng rác bị bỏ ngoài môi trường sẽ nằm lại bên vệ đường, sông, bãi biển,… Với khối lượng riêng nhẹ, dưới tác động của gió và dòng chảy, phần chất thải nhựa này sẽ được di chuyển vào các nguồn nước mặt và đi ra biển.

Hình 34.Sơ đồ CBVC cho rác nha t hoạt động sinh hot và du lch ti Phú Quc

Lượng rác đi vào hệ thống thu gom sơ cấp sẽ được những người lượm ve chai trên đường phố hoặc chính người thu gom rác thu lại một phần các chai nước, ước tính lượng thu gom đạt 50% số chai nhựa còn lại tương đương với 0,5 tấn/ngày đêm.

Như vậy lượng rác thải nhựa đưa vào bãi rác có khối lượng là 16,5 tấn/ngày đêm. Tại bãi rác, người làm nghề lượm rác sẽ xé các bọc rác, thực hiện thu gom tiếp tục, thông thường chỉ thu gom lại các loại cốc nhựa, túi nilon (không bị rách quá), baotải dứa, chai nhựa (không bị rách), hộp xốp còn nguyên, nhựa cục (bàn chải đánh răng, cánh quạt nhựa,…). Các loại nhựa dạng vỉ (vỉ trứng, vỉ bánh, vỉ đồ chơi,…) không được thu gom lại.

Theo sơ đồ trên ta thấy tổng lượng rác thải nhựa được thu hồi lại bởi hệ thống thu gom không chính thức là 10,8 tấn/ngày đêm, chiếm 33,6% lượng rác thải nhựa phát sinh. Lượng rác thải nhựa đi ra ngoài môi trường chiếm 35,5% so với lượng phát sinh ban đầu. Lượng rác nhựa còn lại ở bãi chôn lấp có khối lượng 10,2 tấn/ngày đêm,chiếm 30,9% lượng rác ban đầu. Phần rác thải nhựa còn lại ở bãi chôn lấp không được thu nhặt lại với lý do quá bẩn, đã bị vỡ, rách.

5.2. Đánh giá năng lực, hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải rắn, chất thải nhựa

Như vậy hệ thống quản lý chất thải rắn hiện nay tại Phú quốc thể tóm tắt các đối tượng chính gồm có nhóm đối tượng quản lý nhà nước, cư dân sinh sống trên đảo, cơ sở làm dịch vụ du lịch, khách du lịch. Chi tiết các hệ thống được thể hiện ở sơ đồ hình 35.

Hình 35.Các đối tượng có liên quan trong h thng qun lý cht thi rn

Trong đó, các vấn đề chính còn tồn tại trong hệ thống quản lý chất thải rắn gồm có 5 vấn đề chính như dưới đây:

Quản lý nhà nước

• ủy ban nhân dân các cấp

• Đơn vị quản lý môi trường: Sở Tài nguyên Môi trường, phòng Tài nguyên Môi trường, các bộ quản lý môi trường tại các xã, thanh tra môi trường

• Đơn vị quản lý về chất thải rắn: Sở Xây dựng, phòng Quản lý xây dựng • Cảnh sát môi trường

• Đơn vị quản lý tàu cá, tàu du lịch, quản lý bến cảng Cư dân sinh sống trên đảo

• Người dân cư ngụ trên đảo . Nghề nghiệp có thể là ngư dân, lao động thành thị, bán hàng, làm việc tại các cơ sở dịch vụ...

• Người lao động từ nơi khác đến Các đơn vị làm dịch vụ du lịch • Cơ sở làm dịch vụ lưu trú • Các đơn vị làm dịch vụ du lịch • Nhà hàng, cửa hàng

Đơn vị thu gom: chính thức và phi chính thức

(1) Mạng lưới thu gom chất thải rắn hiện còn thiếu và yếu:

Theo các số liệu thống kê của sở Xây dựng Kiên Giang thì tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại Phú quốc là 155 tấn/ngày đêm. Với kết quả khảo sát năng lực thu gom đã xác định ở mục 4 thì mỗi ngày Phú quốc thu được 91 tấn rác. Như vậy khối lượng rác chưa được thu gom ước tính là 64 tấn/ngày đêmvà hiệu quả thu gom mới chỉ đạt khoảng 60%. Lượng rác này sẽ nằm lại trong các khu dân cư, bỏ xuống sông và xuống biển. Nhiều khu vực ở Phú Quốc vẫn chưa có dịch vụ thu gom chất thải rắn (ví dụ khu Bãi Bổn).

Cơ chế hoạt động của các nhóm thu gom còn chưa linh hoạt. Hiện nay Ban Quản lý công trình công cộng là một đơn vị hoạt động dựa trên phân bổ ngân sách của nhà nước, vì thế việc đánh giá hiệu quả thu gom cũng khó xác định, đồng thời cơ chế tài chính cũng làm đơn vị khó có thể đầu tư mở rộng thêm mạng lưới thu gom. Tại Hàm Ninh mặc dù đã giao cho tổ tự quản, nhưng việc thu phí lại giao cho xã nên tổ hoạt động chưa hết công suất, xung đột với các hộ dân không đóng tiền.

Hệ thống thu gom sơ cấp chưa hợp lý, việc quy đinh các hộ dân để rác trước cửa nhà gây mất mỹ quan của khu vực.

(2) Hệ thống xử lý chất thải rắn chưa có:

Mặc dù khu xử lý Bãi Bổn đã được xây dựng nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động được, trong thời gian chạy thử nhà máy đã gây ô nhiễm khu vực dân cư sống lân cận. Nhà máy dự kiến sẽ hoạt động trở lại vào cuối tháng 6 năm 2018.

Các bãi rác là các bãi rác lộ thiên, không kiểm soát được ô nhiễm môi trường nước, không khí. Diện tích các bãi nhỏ, không có công trình hạ tầng phụ trợ, vì thế vào mùa mưa đường vào lầy lội và nhiều giòi, gây ô nhiễm cho khu vực dân cư lân cận.

(3) Kinh phí hoạt động thấp:

Hoạt động thu gom và xử lý chất thải luôn được yêu cầu phải thỏa mãn tối thiểu: Phải thu gom và vận chuyển hết chất thải và phải đảm bảo việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ nhất nhưng lại thu được kết quả cao nhất.

Mạng lưới thu gom: thiếu và yếu các khu xử lý chưa có

Kinh phí hoạt động thấp Thực thi chính sách kém Thiếu sự tham gia của cộng đồng

Kinh phí cấp cho hoạt động thu gom tại Ban quản lý công trình công cộng được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước giao và một phần làm dịch vụ thu gom cho các nhà hàng, khách sạn, công ty lớn. Do chỉ hoàn toàn dựa vào ngân sách nhà nước nên kinh phí không đủ để mở rộng mạng lưới thu gom.

Tại Hàm Ninh đội tự quản chỉ hoạt động cầm chừng với lý do kinh phí thiếu do tỷ lệ thu lệ phí thu gom rác thải thấp. Việc kinh phí thiếu làm cho lực lượng thu gom và phương tiện chỉ hoạt động cầm chừng, làm cho tỷ lệ thu gom thấp, kéo theo các hộ dân phản ứng vì đã đóng phí nhưng việc thu gom không như mong muốn, rác thải lưu cữu tại nhà kéo dài.

(4) Chưa chú trọng đến chính sách và thực thi chính sách về rác thải

Mặc dù đã có các quy định của Nhà nước về xử phạt hành chính khi vứt rác ra nơi công cộng, các quy định về thu gom rác thải trên tàu nhưng trên thực tế số vụ xử phạt rất thấp. Tại Cửa Cạn khi tiến hành xử phạt các hộ dân vứt rác ra đườngthì gặp sự phản ứng mạnh từ dân cư. Nhiều hộ dân không đóng phí thu gom nhưng vẫn bỏ rác vào các thùng rác bên đường nhưng vẫn không chịu bất kỳ sự xử lý nào ngoài việc đội thu gom từ chối thu rác.

Các hoạt động thải rác ra biển chưa được kiểm soát. Một lượng rác thải từ quá trình sinh hoạt của các tàu cá cũng hoàn toàn chưa kiểm soát được. Rác thải từ các tàu này thường được vứt trực tiếp xuống biển. Các hộ ngư dân sống sát biển cũng thường xuyên vứt rác trực tiếp ra biển.

Chưa có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp giảm thiểu rác thải. Hiện nay có một số doanh nghiêp đã chủ động thực hiện việc giảm thiểu rác thải, thay thế các loại rác thải là nhựa bằng các vật liệu thân thiện với môi trường. Tuy nhiên hoạt động này vẫn chỉ mang tính chất nhỏ lẻ và tự phát.

(5) Thiếu sự tham gia của cộng đồng

Như vậy một trong những lý do hoạt động thu gom chưa đạt tỷ lệ cao là do vẫn còn thiếu trang thiết bị và nhân lực. Tuy nhiên nếu chỉ trông chờ vào ngân sách đầu tư thì sẽ khó để thực hiện. Huyện cần có cơ chế chính sách để lôi kéo thêm các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thu gom bằng hình thức đấu thầu. Kinh phí trả cho hoạt động thu gom sẽ đến từ nguồn kinh phí hàng năm dành cho thu gom chất thải rắn của Huyện và lệ phí thu từ các hộ thải rác. Việc này có đặt điểm là chuyển từ cơ chế nhà nước là người đứng ra tổ chức dịch vụ thu gom thì lúc này người trực tiếp sử dụng, trực tiếp hưởng dịch vụ phải trả chi phí cho người cung cấp. Người được hưởng dịch vụ phải trả chi phí cho người cung cấp dịch vụ sẽ làm thay đổi tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước. Khi

Một phần của tài liệu Khảo sát chất thải rắn tập trung vào việc giảm thiểu rác nhựa tại phú quốc (Trang 33 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)