7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác
lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Giải pháp này đƣợc đề xuất căn cứ trên những hạn chế về chất lƣợng nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý ĐTXDCB bằng NSNN trên địa bàn.
Nội dung của giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ ở địa phƣơng nhƣ sau:
Tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng và phát triển quỹ đất thị xã;
76
các chƣơng trình đào tạo, hội thảo…
Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ ở địa phƣơng hàng năm, căn cứ theo những phân tích, đánh giá về thực trạng ở giai đoạn cũ.
3.2.4. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư dự án
Theo quy định về phân cấp trong quản lý, nội dung thẩm định, phê duyệt của UBND thị xã gồm: phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch phân khu; quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh.
Quy hoạch xây dựng là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động xây dựng, kiểm soát quá trình phát triển đô thị và các khu chức năng, bảo đảm trật tự, kỷ cƣơng trong hoạt động xây dựng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trƣờng. Quy hoạch xây dựng là căn cứ cho việc hình thành các dự án và là cơ sở để quản lý đầu tƣ xây dựng và quản lý trật tự xây dựng. Do vậy, việc coi trọng và tăng cƣờng công tác quy hoạch xây dựng là rất quan trọng.
Để thực hiện giải pháp này cần tập trung tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu:
Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng phải kịp thời, đầy đủ, quy hoạch xây dựng thực sự đi trƣớc một bƣớc làm cơ sở cho việc hình thành và triển khai thực hiện các dự án.
Khuyến khích và tạo cơ chế khuyến khích sự tham gia của nhân dân, các hội nghề nghiệp, các tổ chức ngay từ khi bắt đầu lập quy hoạch đến việc tổ chức thực hiện xây dựng theo quy hoạch. Đặc biệt phải luôn đƣợc trƣng cầu rộng rãi ý kiến của nhân dân.
Bố trí đủ vốn để tổ chức lập quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch trên thực tế, chấm dứt tình trạng quy hoạch “treo”.
77
Chất lƣợng của dự án đƣợc lập ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định dự án, giá trị và chất lƣợng công trình. Tuy vậy, không phải ngƣời lập dự án nào cũng hiểu rõ các quy trình và tiêu chuẩn của việc lập dự án. Một phần vì họ còn thiếu kiến thức về lập dự án, một phần vì các quy định còn chung chung gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Do vậy, mặc dù lập dự án là nhiệm vụ của chủ đầu tƣ, song cơ quan quản lý phải có nhiệm vụ chuẩn hóa hoạt động này phù hợp với điều kiện của địa phƣơng, đồng thời phải có những hƣớng dẫn chi tiết cho các chủ đầu tƣ để họ nâng cao chất lƣợng lập dự án. Từ đó nâng cao độ chính xác trong tính toán giá trị công trình cũng nhƣ chất lƣợng công trình.
Bảo đảm chất lƣợng của công tác thẩm định.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTXDCB thì khâu thẩm định dự án cần phải đƣợc chú trọng. Điều này phụ thuộc vào các chủ đầu tƣ, công ty tƣ vấn và đặc biệt là cơ quan thẩm định là Phòng Quản lý đô thị và Phòng Kinh tế, quá trình thẩm định cần phải làm tốt các vấn đề sau:
Thẩm định và phê duyệt chặt chẽ giữa thiết kế và tổng dự toán công trình: Thiết kế công trình ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình. Nếu thiết kế tốt đảm bảo chất lƣợng công trình đồng thời đảm bảo chi phí công trình ở mức hợp lý. Tổng dự toán công trình phản ánh giá trị công trình theo chi phí. Nếu tổng dự toán đƣợc duyệt là hợp lý thì có thể giảm chi phí công trình, giảm lảng phí và dựa trên đó có thể đƣa ra tiến độ cung cấp vốn phù hợp. Nhờ có tiến độ cung cấp vốn phù hợp mà việc thực hiện đầu tƣ xây dựng đúng kế hoạch và đảm bảo chất lƣợng theo thiết kế.
Đảm bảo thiết kế công trình phải đƣợc lập dựa trên các tài liệu có độ tin cậy về kỹ thuật và thực tế cao.
Khi nghiên cứu các dự án cần cân nhắc, tính toán, so sánh nhiều phƣơng án để tìm đƣợc dự án có hiệu quả kinh tế nhất. Do đó khi lập dự án phải căn cứ vào quy hoạch chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể của thị xã. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã ở địa điểm xây dựng công trình để khống chế ƣớc tính đƣợc giá thành xây dựng một cách hợp lý. Dự án càng chi tiết, độ chính xác càng cao thì khả năng tiết kiệm vốn đầu tƣ xây dựng càng lớn.
78
Về thiết kế công trình, các tài liệu thăm dò, khảo sát địa hình, địa chất thủy văn và những tài liệu khác dùng để thiết kế xây dựng công trình phải do tổ chức chuyên môn có đầy đủ tƣ cách pháp nhân lập theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật. Khả năng tiết kiệm vốn đầu tƣ xây dựng trong giai đoạn này có nhiều và có thể thực hiện đƣợc dễ dàng nếu nghiên cứu chọn đƣợc dây chuyền công nghệ hợp lý, có phƣơng án thiết kế kiến trúc, kết cấu tốt thì tiết kiệm đƣợc nhiều vốn ĐTXD và nó quyết định quy mô, độ bền vững, tuổi thọ công trình...
Cơ chế thị trƣờng với môi trƣờng cạnh tranh gay gắt đòi hỏi ngƣời cán bộ phải có phẩm chất chính trị tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ mới đứng vững và công tác tốt vì vậy để nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn cần phải kiện toàn đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác này có đủ đức, đủ tài để làm tốt công tác này, cũng nhƣ công tác thẩm định chung của dự án đầu tƣ XDCB. Quá trình thẩm định và phê duyệt cần tuân thủ nghiêm ngặt các bƣớc theo quy định, bám sát theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nƣớc để tham mƣu đề xuất với Ủy ban nhân dân thị xã, đƣa ra những quyết định đầu tƣ chính xác, đảm bảo vốn đầu tƣ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phƣơng.
3.2.5. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra
Kiểm tra, thanh tra và giám sát là nội dung quan trọng trong quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ. Hoạt động đầu tƣ xây dựng từ NSNN là hoạt động có quy mô vốn lớn, việc quản lý vốn liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều giai đoạn. Chính vì vậy, cùng với việc phân cấp quản lý, tăng cƣờng kiểm soát, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN là hết sức cần thiết trong việc chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và để tiết kiệm, nâng cao hiệu quả đầu tƣ XDCB. Cần tập trung một số nội dụng sau:
Cần có quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tƣ. Việc giám sát đầu tƣ phải đƣợc thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình ĐTXD: việc đầu tƣ theo đúng quy hoạch, kế hoạch; đúng mục tiêu, đạt hiệu quả; khâu chuẩn bị đầu tƣ và quyết định đầu tƣ (lập dự án đầu tƣ, thẩm tra, thẩm định, quyết định đầu tƣ) nhằm bảo đảm thủ tục pháp lý và tính khả thi của các quyết định đầu tƣ; việc thực hiện dự án đầu tƣ
79
nhằm bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật (thủ tục xây dựng, chất lƣợng, tiến độ, GPMB, thực hiện phƣơng án tái định canh, định cƣ, ổn định đời sống nhân dân; tổ chức đấu thầu, hoạt động xây lắp, mua sắm, giới hạn chi phí dự án…).
Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát để tránh trùng lặp và chồng chéo. Nâng cao năng lực về cơ sở vật chất, nhân lực và hiệu quả hoạt động của đội ngũ thanh tra, kiểm tra; đồng thời quy trách nhiệm trong việc để xảy ra các thiếu sót qua quá trình thanh tra, kiểm tra: thực hiện tốt công tác khảo sát và chia sẻ thông tin để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan có chức năng thanh tra; thống nhất kế hoạch giữa Thanh tra Nhà nƣớc và Kiểm toán Nhà nƣớc ngay từ đầu năm; phân định rõ phạm vi quản lý, thanh tra giữa các đơn vị: Thanh tra Nhà nƣớc tập trung việc thanh tra trách nhiệm quản lý của các cơ quan hành chính, Thanh tra chuyên ngành tập trung thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật; Thanh tra cấp dƣới và thanh tra chuyên ngành không thanh tra các đơn vị và cấp trên đã thanh tra.
Xác định rõ trách nhiệm của các bên trong việc triển khai công tác kiểm tra, thanh tra. Nhằm ngăn ngừa chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật của các đơn vị, cá nhân có liên quan.
Kết quả của công tác kiểm tra, thanh tra cần đƣợc công khai, rút kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nƣớc về ĐTXDCB, đặt biệt là các vi phạm qua thanh tra, kiểm tra cần phải đƣợc xử lý nghiêm khắc để nâng cao ý nghĩa của công tác thanh tra, kiểm tra và tính hiệu lực của Luật pháp trong quản lý Nhà nƣớc về ĐTXDCB.
Nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tƣ nội bộ từng đơn vị, tổ chức. Giám sát, kiểm tra nội bộ phải quy định rõ về nhiệm vụ và quyền hạn. quy chế cụ thể để giám sát trong công việc, trên cơ sở giao quyền và trách nhiệm cụ thể; phải thƣờng xuyên tự kiểm tra, đánh giá để hoàn thiện. Khuyến khích các chủ đầu tƣ thuê kiểm toán độc lập để đảm bảo chất lƣợng và giá thành đầu tƣ phù hợp với thực tế.
80
Tăng cƣờng kiểm toán nhà nƣớc các dự án XDCB về cả số lƣợng và chất lƣợng trên cơ sở tăng cƣờng quyền hạn và nâng cao chất lƣợng đội ngũ kiểm toán nƣớc: đảm bảo việc cung cấp thông tin cho Kiểm toán Nhà nƣớc; bổ sung thêm nhân lực là các kiểm toán viên có trình độ, kinh nghiệm theo ngành nghề chuyên môn sâu đối với các lĩnh vực. Trang bị máy móc, công cụ, phƣơng tiện kỹ thuật phù hợp phục vụ công tác kiểm toán.
Tăng cƣờng công tác giám sát đầu tƣ của cộng đồng bằng cách công khai hóa hoạt động XDCB. Khuyến khích tổ chức ngƣời dân phát hiện, kiến nghị với các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tƣ xây dựng, để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định.
81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dự kiến qua nghiên cứu sẽ phát hiện và làm rõ những hạn chế, cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn. Trên cơ sở phân tích lý luận và bài học kinh nghiệm rút ra đƣợc từ thực tiễn quản lý ĐTXDCB từ NSNN ở các địa phƣơng khác; từ đó, định hƣớng xây dựng các giải pháp cơ bản để tăng cƣờng có hiệu quả công tác quản lý ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN tại địa phƣơng trong thời gian tới; qua đó, nâng cao hơn nữa hiệu quả về kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự phát triển của thị xã Hoài Nhơn theo hƣớng nhanh, bền, vững để hoàn thành mục tiêu phát triển nhƣ đã đề ra.
2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị Chính phủ
Hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến quản lý đầu tƣ nói chung và quản lý Nhà nƣớc về ĐTXDCB bằng NSNN nói riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phƣơng thực hiện hiệu quả công tác này trên địa bàn.
Xây dựng và đƣa vào thực tiễn nhiều hơn nữa các chính sách hỗ trợ đầu tƣ phát triển cho các địa phƣơng.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nƣớc về ĐTXDCB bằng NSNN để dựa vào đó, các địa phƣơng xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản, các quy định tại địa bàn quản lý. Giảm bớt các thủ tục hành chính rƣờm rà làm chậm tiến độ triển khai dự án, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng khi thực hiện các dự án đầu tƣ.
2.2 Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định
UBND tỉnh Bình Định cần hỗ trợ tối đa về ngân sách cho các hoạt động quản lý nhà nƣớc về ĐTXDCB bằng NSNN tại các địa phƣơng của tỉnh, trong đó có thị xã Hoài Nhơn.
Cập nhật thƣờng xuyên và nhanh chóng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về ĐTXDCB bằng NSNN để các địa phƣơng, trong
82
đó có thị xã Hoài Nhơn tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả hơn tới các chính sách đầu tƣ, phát triển từ phía Chính Phủ. Nên xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng riêng cho thị xã để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị xã Hoài Nhơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Hoài Nhơn, “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã khóa XXI (nhiệm kỳ 2010 - 2019) trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị xã khóa XXII, nhiệm kỳ 2019 - 2020”, Bình Định.
2.Bộ Tài chính (2009), “Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 của Liên bộ Tài chính - Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND cấp tỉnh, cấp thị xã”.
3.Bộ Tài chính (2010), “Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 của Bộ Tài chính quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm”.
4.Bộ Tài Chính, (2007), “Chế độ tài chính về quản lý đầu tư và xây dựng tập
I”, NXB Tài chính, Hà Nội.
5.Bộ Tài Chính, “Thông tư 118/2007/TT - BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của dự án sử dụng nguồn NSNN”.
6.Bộ Xây dựng, Viện kinh tế xây dựng, (2007), “Tài liệu hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”, Hà Nội.
7. Mai Văn Bƣu (2001), “Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước”, NXB Khoa học - kỹ thuật, Hà Nội.Chính Phủ, (2010), “Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động XDCB”.
8.Chính Phủ, (2019), “Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 9. Lê Vinh Danh (2020), “Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh hiện trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ kinh tế. 10.Trần Chí Hiền (2010), “Vai trò của Nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ
11.Nguyễn Thị Bảo Hƣờng (2011),“Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách tỉnh, Luận văn thạc sỹ kinh tế.
12.Nguyễn Văn Hồng (2020), “Đổi mới cơ chế quản lý dử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước”, Luận án Tiến sỹ kinh tế.
13.Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2020), Nghị quyết số 07/2020/NQ- HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2020 Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 tỉnh Thái Nguyên.
14.Phan Thanh Mão (2003), “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả