Quản lý nhà nƣớc về kinh tế nông nghiệp cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện đăk pơ, tỉnh gia lai (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý nhà nƣớc về kinh tế nông nghiệp cấp huyện

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp

1.2.1.1. Khái niệmquản lý nhà nước

Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nƣớc: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [7].

Nhƣ vậy, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội. QLNN đƣợc xem là một hoạt động chức năng của nhà nƣớc trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt đƣợc hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng: QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp đến hoạt động tƣ pháp.

Theo nghĩa hẹp: QLNN chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.

1.2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp

Trong cuốn Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân do Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bƣu chủ biên, có viết: quản lý kinh tế quốc dân hay còn gọi là quản lý nhà nƣớc về kinh tế, là sự hoạt động quản lý do Nhà nƣớc tiến hành đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội nhất định [31].

Trong cuốn Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, tác giả Vũ Đình Thắng cho rằng: quản lý nhà nƣớc về kinh tế trong nông nghiệp là sự quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc đối với nông nghiệp thông qua các công cụ kế hoạch, pháp luật và các chính sách để tạo điều kiện và tiền đề, môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động SXKD nông nghiệp hƣớng tới mục tiêu chung của toàn nền nông nghiệp; xử lý những việc ngoài khả năng tự giải quyết của đơn vị kinh tế trong quá trình hoạt động kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, lƣu thông, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp; điều tiết các lợi ích giữa các vùng, các ngành, giữa nông nghiệp với toàn bộ nền kinh tế; thực hiện sự kiểm soát đối với tất cả các hoạt động trong nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn làm ổn định và lành mạnh hóa mọi quan hệ kinh tế và xã hội [26].

Từ những quan niệm nêu trên, luận văn đƣa ra khái niệm: QLNN về KTNN là một bộ phận trong quản lý kinh tế quốc dân, thể hiện sự tác động chi phối, có định hướng bằng quyền lực và thông qua bộ máy nhà nước; thực hiện bằng các biện pháp, công cụ quản lý và các chính sách tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để KTNN đạt được mục tiêu kinh tế, hiệu quả xã hội và phù hợp với các quy luật khách quan.

QLNN về KTNN là sự chỉ đạo một cách hệ thống hay quá trình để phát triển nền nông nghiệp của một quốc gia hay của một địa phƣơng cụ thể nhằm đạt mục đích nhất định dựa trên cơ sở các quy luật tự nhiên cũng nhƣ các quy luật về xã hội.

1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp

Với vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh của sự gia tăng biến đổi khí hậu cùng với đại dịch Covid-19 những năm gần đây, nông nghiệp đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức. Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn, thách thức, thúc đẩy SXNN phát triển thì cần có sự quan tâm hơn nữa của nhà nƣớc trong công tác quản lý.

phát triển KTXH, bắt nguồn từ yêu cầu khách quan, nội tại của sự phát triển nền nông nghiệp, nông thôn. Vai trò của QLNN về KTNN bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp các hoạt động lao động chung trên cơ sở xã hội hóa sản xuất và phát triển KTNN. Khi lực lƣợng sản xuất và trình độ phát triển sản xuất hàng hóa càng cao thì càng cần thiết thực hiện vai trò này một cách chặt chẽ. Vai trò đó đƣợc thể hiện:

Thứ nhất, QLNN về KTNN đóng vai trò định hƣớng chiến lƣợc cho sự phát triển nông thôn, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển kinh tế. Việc đảm bảo sự phát triển hài hòa cân đối giữa các lĩnh vực trong cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải xác định chiến lƣợc phát triển của ngành phù hợp với chiến lƣợc phát triển toàn bộ nền kinh tế. Trên cơ sở xác định chiến lƣợc phát triển, nhà nƣớc cụ thể hóa thành các chƣơng trình, các kế hoạch định hƣớng phát triển trung hạn và ngắn hạn để hƣớng dẫn sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Các chiến lƣợc và kế hoạch phát triển nói trên đƣợc xây dựng cụ thể cho toàn bộ nền nông, lâm nghiệp ở từng cấp trong bộ máy QLNN.

Thứ hai, QLNN về KTNN đóng vai trò điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ nền nông nghiệp và giữa nông nghiệp với nông thôn và các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Trong quá trình phát triển sản xuất hàng hóa dựa trên trình độ xã hội hóa sản xuất hàng hóa ngày càng cao, các mối quan hệ kinh tế trong nội bộ nền nông nghiệp cũng nhƣ giữa nông nghiệp với phần còn lại của nền kinh tế, thậm chí với nền kinh tế trong khu vực và quốc tế ngày càng phát triển rộng rãi và đa dạng. Sự hình thành và phát triển các mối quan hệ kinh tế đó có thể là phù hợp với mục tiêu của sự phát triển, cũng có thể không phù hợp và thậm chí xa lạ với bản chất kinh tế tốt đẹp của đất nƣớc. Trong điều kiện nhƣ vậy nhà nƣớc phải thực hiện chức năng điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế để phát triển phù hợp bằng các biện pháp khuyến khích, hạn chế hoặc nghiêm cấm.

kinh tế trang trại, HTX dịch vụ và các loại hình tổ chức sản xuất khác trong nông nghiệp, ở nông thôn phát triển.

Thứ tư, giải quyết tốt bài toán tham nhũng, lãng phí và tạo mọi điều kiện thuận lợi và an ninh cho sự phát triển KTNN, nông thôn.

Tóm lại, QLNN về KTNN có vai trò điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế nhằm lành mạnh hóa toàn bộ các mối quan hệ kinh tế để KTNN phát triển đúng hƣớng, có hiệu quả, phát huy đƣợc lợi thế so sánh của vùng, địa phƣơng, của ngành cũng nhƣ hạn chế những hiện tƣợng tiêu cực nảy sinh trong quá trình phát triển, thì hoạt động QLNN về KTNN là một yêu cầu tất yếu, khách quan.

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp cấp huyện

Đảng và Nhà nƣớc rất quan tâm đến KTNN, điều đó thể hiện thông qua các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách. Trên cơ sở thể chế hóa bằng các văn bản pháp quy để tác động, định hƣớng, hƣớng dẫn, tạo điều kiện cũng nhƣ điều chỉnh đối với KTNN đảm bảo phát triển đúng định hƣớng, có hiệu quả và bền vững. Theo quan điểm của tác giả thì nội dung QLNN về KTNN thông qua các hoạt động cơ bản sau:

1.2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án phát triển kinh tế nông nghiệp

Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch là bƣớc định hƣớng cho hoạt động KTNN. Công tác này có nhiệm vụ là phải tạo ra đƣợc quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và các chƣơng trình, dự án. Việc xây dựng, tổ chức và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của hoạt động SXNN, phải gắn với tình hình hoạt động KTNN của từng vùng, địa phƣơng và diễn biến tình hình KTNN của cả nƣớc cũng nhƣ thị trƣờng tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Mặt khác, việc quy hoạch, kế hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ, cân đối mục tiêu và nguồn lực, gắn chặt với chính sách đầu tƣ và phát triển.

sản xuất dàn trải không hiệu quả, cần có định hƣớng chuyên môn hóa trong sản xuất. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm thực hiện chức năng QLNN của chính quyền các cấp thông qua việc quy hoạch tổng thể phát triển KTXH; quy hoạch đất đai, quy hoạch vùng, ngành sản xuất, định hƣớng loại cây trồng, vật nuôi. Công tác quy hoạch phù hợp, thống nhất, đồng bộ, kịp thời sẽ giúp cho KTNN phát triển, có hiệu quả, bền vững và đúng định hƣớng, đặc biệt là đối với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi ở các vùng, địa phƣơng.

1.2.3.2. Ban hành, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp

Trong công tác QLNN về KTNN thì việc xây dựng hệ thống pháp luật để Nhà nƣớc thực hiện công việc quản lý là cực kỳ quan trọng. Với các yếu tố cơ bản là thể chế hóa chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng thành pháp luật, thông qua hệ thống pháp luật để điều chỉnh các hoạt động của KTNN.

Với đặc thù đa dạng, KTNN bao gồm nhiều loại hình sản xuất thuộc các hình thức tổ chức trong nông nghiệp nông thôn nhƣ: kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế tập thể, doanh nghiệp (Nhà nƣớc và tƣ nhân). Trong nền kinh tế thị trƣờng, để tham gia vào các quan hệ của thị trƣờng, đòi hỏi các loại hình sản xuất đó phải có địa vị cụ thể (bao gồm quyền và nghĩa vụ) và phải đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận. Tất cả các quyền và nghĩa vụ của mỗi loại hình chỉ có thể có đƣợc một cách đầy đủ khi đã xác định đƣợc địa vị pháp lý hay tƣ cách pháp nhân trong cơ cấu của nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc. Vì vậy, việc thể chế hóa một cách hợp lý là yếu tố đảm bảo cho KTNN phát triển. Trên cơ sở đó để các loại hình có thể tham gia vào các quan hệ kinh tế trên thị trƣờng, đƣợc hƣởng đầy đủ các chính sách ƣu đãi và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc.

Sự khuyến khích, hỗ trợ từ phía nhà nƣớc giúp cho KTNN phát triển có hiệu quả và bền vững. Điều đó đƣợc thể hiện thông qua các chính sách cụ thể

trên từng lĩnh vực và những chính sách khuyến khích, hỗ trợ này có ý nghĩa quan trọng, thậm chí quyết định đến sự phát triển của KTNN. Dựa trên chính sách, chỉ đạo của Trung ƣơng, chính quyền các cấp ở địa phƣơng tiến hành cụ thể hóa thành các chính sách khuyến khích, ƣu đãi phù hợp với đặc thù của từng địa phƣơng; tuyên truyền, triển khai tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chính sách. Điển hình nhƣ: chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng KHCN vào sản xuất.

1.2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp

Với vai trò là một cơ quan QLNN ở địa phƣơng phòng NN&PTNT vừa có chức năng tham mƣu vừa có chức năng quản lý, chỉ đạo và hƣớng dẫn. Cụ thể với vai trò tham mƣu, phòng NN&PTNT cấp huyện giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN ở địa phƣơng về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phòng, chống thiên tai; chất lƣợng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phƣơng.

Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về kinh tế nông nghiệp

UBND huyện

Phòng NN&PTNT

Cấp cơ sở Sở NN&PTNT

Đối với vai trò quản lý, chỉ đạo và hƣớng dẫn phòng NN&PTNT có nhiệm vụ hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của phòng cho công chức cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn đối với các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lƣu trữ phục vụ công tác QLNN và chuyên môn nghiệp vụ của Phòng. Quản lý công chức của Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND cấp huyện. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND, Chủ tịch UBND huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

1.2.3.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành và phát triển khu vực phụ trợ nhằm tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp

Để KTNN phát triển bền vững thì yếu tố kết cấu hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng. Kết cấu hạ tầng sẽ thúc đẩy việc sản xuất lƣu thông hàng hóa dễ dàng. Các loại hình tổ chức sản xuất trong KTNN không thể tồn tại một cách độc lập, đặc biệt trong xu thế phát triển nông nghiệp hóa. Điều đó khiến cho nhà nƣớc phải đầu tƣ, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nhƣ: hệ thống điện; hệ thống giao thông, vận tải; hệ thống cung cấp nƣớc sạch và xử lý nƣớc thải; hệ thống thủy lợi; hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống chợ đầu mối, trung tâm thƣơng mại và các công trình phúc lợi khác nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình phát triển của xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng. Ngoài ra, để KTNN phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và mang tính lâu dài thì một trong những yếu tố có tác động không nhỏ đến sự phát triển đến từ sự phát triển của các khu vực phụ trợ. Điều này đƣợc thể hiện qua các mặt sau:

- Tác động của công nghiệp vào KTNN cũng nhƣ việc xác lập mối quan hệ giữa công - nông nghiệp là quá trình xây dựng hệ thống công nghiệp

phục vụ nông nghiệp nhằm cải tạo và phát triển nông nghiệp theo hƣớng hiện đại. Công nghiệp không thể phát triển vững chắc khi nền nông nghiệp chƣa phát triển ở mức cần thiết và ngƣợc lại nếu không gắn liền với sự phát triển của công nghiệp, thì bản thân nông nghiệp cũng không thể đi lên với tốc độ cao, liên tục và bền vững. Tác động của công nghiệp vào nông nghiệp để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả SXKD nông sản hàng hóa là cơ sở cơ bản để xây dựng mối quan hệ công - nông nghiệp và là điều kiện tiên quyết nhằm đẩy nhanh sự phát triển của KTNN theo hƣớng hàng hóa. Vai trò của QLNN là định hƣớng, tạo điều kiện phát triển công nghiệp phụ trợ nhƣ: công nghiệp chế biến, phát triển các làng nghề, vừa tạo điều kiện tiêu thụ nông sản hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời giải quyết việc làm tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy tích tụ ruộng đất.

- KHCN ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nƣớc nói chung và KTNN nói riêng. Việc chuyển giao KHCN, vai trò định hƣớng và hỗ trợ của nhà nƣớc và các cơ quan nghiên cứu cho các chủ thể, tập trung chủ yếu vào kinh tế trang trại, kinh tế hộ về KHCN và môi trƣờng là cần thiết trong quá trình SXKD. Nhà nƣớc cần sắp xếp hệ thống tổ chức nghiên cứu, đổi mới cơ chế hoạt động và chuyển giao KHCN phù hợp đáp ứng nhu cầu của quá trình SXNN và sản xuất hàng hóa lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện đăk pơ, tỉnh gia lai (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)