Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học

1.4.5.1. Quản lý tư liệu, tài liệu phục vụ hoạt động trải nghiệm

Các trƣờng TH cần tăng cƣờng xây dựng các tài liệu phục vụ thực hiện HĐTN cho HS, nhƣ: các văn bản pháp lý chỉ đạo của ngành; các tài liệu hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện, sách, báo, tƣ liệu của địa phƣơng…

HT trƣờng TH chỉ đạo thƣ viện Trƣờng xây dựng tủ sách, tƣ liệu tham khảo và thực hiện tốt công tác bạn đọc, giới thiệu sách báo, tƣ liệu cho GV, HS và các lực lƣợng giáo dục tham gia HĐTN cho HS TH…để sử dụng có hiệu quả nguồn tài liệu của nhà trƣờng.

1.4.5.2. Quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ hoạt động trải nghiệm

Trong quá trình tổ chức các HĐTN, HT cần khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trƣờng. Có kế hoạch xây dựng, tu bổ, mua sắm các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất cho HĐTN nhƣ: sách, tài liệu tham khảo, bảng tin, phòng truyền thống,... Hàng năm, lập dự toán kinh phí dành cho HĐTN trong điều kiện cho phép của nhà trƣờng.

Chỉ đạo các TCM căn cứ vào kế hoạch tổ chức các HĐTN của các GV trong tổ, đề xuất nhu cầu sử dụng CSVC, thiết bị dạy học phục vụ cho các HĐTN để hiệu trƣởng có căn cứ bổ sung và phân bổ hợp lý.

Hƣớng dẫn GV, TCM và các bộ phận khác khai thác, sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị hiện có trong tổ chức các HĐTN cho HS.

Huy động, phối hợp với cộng đồng để khai thác các điều kiện vật chất sẵn có ở địa phƣơng vào tổ chức các HĐTN cho HS (nhà văn hóa, sân vận động, di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ, đơn vị bộ đội, trang trại, nhà máy...)

1.4.5.3. Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động trải nghiệm

Tăng cƣờng phối hợp các lực lƣợng giáo dục nhƣ chính quyền địa phƣơng, nhà trƣờng, gia đình trong tổ chức HĐTN, nhƣ:

Chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa Ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm với tổ chức Đoàn thanh niên, Đội TNTP: Tổ chức Đoàn thanh niên, Đội TNTP trong nhà trƣờng giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức các HĐGD nói chung, HĐTN nói riêng cho HS nhà trƣờng. Những nội dung phối hợp cụ thể nhƣ: Liên kết chƣơng trình, kế hoạch hoạt động của Đoàn thanh niên, Đội TNTP với kế hoạch của nhà trƣờng. Trên cơ sở sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên, Đoàn, Đội nhà trƣờng triển khai thực hiện các phong trào, các hoạt động xã hội, văn hóa văn nghệ mang tính giáo dục HĐTN; phát động các đợt thi đua, tổ chức các sân chơi, các hoạt động giao lƣu, tuyên truyền, các hoạt động nhân đạo, hoạt động lao động công ích, tình nguyện... nhằm nâng cao nhận thức cho mọi ngƣời về ý nghĩa HĐTN cho HS. Bên cạnh đó, tổ chức và duy trì lực lƣợng HS tự quản nòng cốt tham gia duy trì trật tự, kỷ luật nhà trƣờng;

Tổ chức phối hợp giữa Ban Giám hiệu, GV chủ nhiệm với cha mẹ HS: Chỉ đạo GV chủ nhiệm lớp, thông qua các cuộc họp cha mẹ HS, tuyên truyền để cha mẹ HS hiểu đƣợc về các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng, thống nhất yêu cầu giáo dục giữa nhà trƣờng với gia đình, trách nhiệm của gia đình trong giáo dục con em, thống nhất kênh liên lạc giữa GV chủ nhiệm và cha mẹ HS; Phối hợp với Ban Đại diện cha mẹ HS trƣờng để có sự hỗ trợ về kinh phí, về cơ sở vật chất, về chất xám trong tổ chức các hoạt động quy mô toàn trƣờng;

Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cho HS tại địa phương: Tham mƣu với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng để Hội đồng giáo dục nhà trƣờng ra nghị quyết về giáo dục, trong đó có quy định nghĩa vụ của cộng đồng, của các ban ngành, các cơ sở kinh tế ở địa phƣơng hỗ

trợ nhà trƣờng tổ chức HĐTN; Tham mƣu với chính quyền để đƣợc hỗ trợ kinh phí sửa chữa trƣờng lớp, mua sắm thiết bị phục vụ HĐTN;

Phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong tổ chức HĐTN:

Phối hợp với Hội Cựu chiến binh tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng ở địa phƣơng, phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên địa phƣơng tổ chức các phong trào đoàn trong nhà trƣờng, hỗ trợ nhà trƣờng tổ chức các hoạt động giáo dục ở địa bàn trong những tháng hè, tổ chức hoạt động lao động công ích, hoạt động xã hội,..; Phối hợp với các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn.

HT cần tăng cƣờng quản lý công tác phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để hoạt động phối hợp đƣợc duy trì thƣờng xuyên, có hiệu quả.

1.5. Các y u tố ảnh hƣởng đ n quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trƣờng Tiểu học

1.5.1. Công tác chỉ đạo hướng dẫn của cấp quản lý giáo dục

Hiện nay việc triển khai tổ chức các HĐTN trong trƣờng TH là một vấn đề mới. Để các trƣờng TH tổ chức thực hiện tốt các HĐTN cần phải có hệ thống chƣơng trình, văn bản hƣớng dẫn thực hiện từ Bộ GD&ĐT đến các văn bản hƣớng dẫn của Sở GD&ĐT, của Phòng GD&ĐT. Nếu hệ thống văn bản chỉ đạo đầy đủ, kịp thời sẽ thuận lợi cho các nhà trƣờng về khâu tổ chức thực hiện. Ngƣợc lại, nếu không có hƣớng dẫn cụ thể hoặc văn bản chỉ đạo không kịp thời, r ràng rất khó khăn cho các trƣờng trong khâu thực hiện. Lúc này các trƣờng nếu có triển khai thì cũng là triển khai theo sự sáng tạo của các nhà trƣờng không có sự đồng bộ hay hỗ trợ về chƣơng trình, hình thức tổ chức dẫn đến việc tổ chức các HĐTN đạt hiệu quả không cao.

1.5.2. Năng lực của cán bộ quản lý trường tiểu học

Năng lực quản lý của ngƣời HT là yếu tố quyết định rất lớn tới kết quả của quá trình quản lý các HĐTN cho HS.

Trong nhà trƣờng, HT là hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều hành đội ngũ nhân lực, hỗ trợ sƣ phạm và hỗ trợ quản lý cho đội ngũ nhân lực giáo dục của nhà trƣờng để mọi hoạt động của nhà trƣờng thực hiện đúng tính chất, nguyên lý, mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục. HT giữ vai trò

chủ chốt trong việc tổ chức, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đáp ứng các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng.

Đối với tổ chức các HĐTN, ngƣời HT giữ vai trò nòng cốt, HT chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN, chỉ đạo triển khai bố trí nhân lực, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cũng nhƣ lựa chọn các hình thức HĐTN cho phù hợp. Xác định đƣợc mối gắn kết của các hoạt động đó với việc phát triển năng lực phẩm chất cho ngƣời học.

Nếu ngƣời HT hiểu r mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức tổ chức, nắm r quy trình quản lý HĐTN, sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên thì việc tổ chức các HĐTN sẽ diễn ra một cách khoa học, phù hợp, hiệu quả. Ngƣợc lại, nếu HT không nhận thức đúng, không có kế hoạch cụ thể hợp lý phù hợp thì trong quá trình quản lý sẽ giảm đi hiệu quả của hoạt động đó. HS sẽ là ngƣời bị ảnh hƣởng lớn, ảnh hƣởng đó có thể sẽ liên quan đến việc hình thành nhân cách của HS.

1.5.3. Trình độ năng lực của đội ngũ giáo viên trường tiểu học

Đội ngũ GV là ngƣời trực tiếp tổ chức các HĐTN cho nên năng lực, phẩm chất của đội ngũ sẽ quyết định đến chất lƣợng của việc tổ chức các HĐTN.

Nếu đội ngũ GV đƣợc tập huấn đầy đủ để có nhận thức và hiểu đúng ý nghĩa của HĐTN thì mới có thể chủ động trong việc tìm tòi đầu tƣ công sức tổ chức các HĐTN cho HS. Từ đó mới biết xây dựng kế hoạch thực hiện với nội dung phù hợp, hình thức tổ chức hợp lý, thu hút đƣợc HS tham gia HĐTN và sẽ đem lại đƣợc kết quả nhƣ mục tiêu đã đặt ra. Ngƣợc lại, nếu đội ngũ GV không có hiểu biết về vấn đề đó, không có ý thức trách nhiệm, lƣơng tâm nhà giáo, không biết xây dựng giáo án theo kế hoạch một cách cụ thể thì hoạt động sẽ chỉ rơi vào hình thức, kém hiệu quả. Theo đó trong quản lý trƣờng học HT phải quan tâm đến phát triển năng lực đội ngũ GV để giúp họ thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao. Chính vì vậy, việc bồi dƣỡng kĩ năng, năng lực tổ chức HĐTN cho đội ngũ GV là hết sức cần thiết. HTcần dựa trên kế hoạch chung của nhà trƣờng, thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn phù hợp với khả năng hiện có của đội ngũ, tạo điều kiện cho đội ngũ GV có thể giao lƣu, học hỏi và rút kinh nghiệm trong việc tổ chức HĐTN, nâng cao trình độ chuyên nghiệp cho việc tổ chức các hoạt động khác trong nhà trƣờng.

1.5.4. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học

HSTH là những trẻ có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Hệ xƣơng còn nhiều mô sụn, xƣơng sống, xƣơng hông, xƣơng chân, xƣơng tay đang trong thời kỳ phát triển nên dễ bị cong vẹo, gãy dập...Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi thầy cô cần phải chú ý quan tâm, hƣớng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn. Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động nhƣ : chạy, nhảy, nô đùa,...Vì vậy mà các thầy cô nên đƣa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tƣ duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tƣ duy hình tƣợng, tƣ duy trừu tƣợng, khả năng tập trung chú ý rất hạn chế. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý này mà các thầy cô nên cuốn hút các em bằng các hoạt động vui chơi nhằm phát triển tƣ duy của các em.

Cùng với sự phát triển về thể chất và phát triển tâm lí trẻ sẽ tạo lập nên những cái mới trong đời sống tâm lí của mình, mà trƣớc hết là tính chủ định, kỹ năng làm việc trí óc. Việc lĩnh hội tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kỹ năng sống thông qua các HĐTN trong môi trƣờng trƣờng học và môi trƣờng xã hội. Với sự ảnh hƣởng khá lớn của môi trƣờng giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp và trƣờng học, HSTH lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức của hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo ra những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lí của HSTH. Chúng không chỉ đảm bảo cho các em thích ứng với cuộc sống nhà trƣờng và hoạt động học, mà còn chuẩn bị cho các em những bƣớc ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên.

Từ những hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HSTH, đòi hỏi ngƣời GV phải hiểu đƣợc: Nếu các hoạt HĐTN mà phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS thì sẽ hấp dẫn thu hút đƣợc HS tham gia; Nếu HĐTN không phù hợp làm cho các em HS chán, không ham thích, không thu hút đƣợc các em hoặc nếu có thì tham gia không tích cực, hoạt động kém hiệu quả.

1.5.5. Điều kiện cơ sở vật chất

Điều kiện, phƣơng tiện tổ chức các HĐTN sẽ làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động. Để tổ chức các HĐTN ở trƣờng TH đạt kết quả mong muốn nhà trƣờng cần

đảm bảo tốt các điều kiện về CSVC.

HĐTN ngoài việc đƣợc triển khai dạy lồng ghép trong lớp học nó còn phải đƣợc triển khai ở không gian ngoài lớp học nhƣ ở sân trƣờng, vƣờn trƣờng,... có thể ngoài khuôn viên nhà trƣờng.

Để thực hiện đƣợc các HĐTN trong khuôn viên nhà trƣờng, cần phải có điều kiện CSVC tối thiểu đáp ứng. Nếu có điều kiện đầy đủ về CSVC sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động đó diễn ra một cách hợp lý, an toàn, hiệu quả. Nếu CSVC không đáp ứng, thiếu thốn, hạn hẹp thì HĐTN diễn ra không hiệu quả.

1.5.6. Cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục

Việc giáo dục HS không chỉ có nhà trƣờng và gia đình mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội... Mỗi lực lƣợng giáo dục đều có thế mạnh riêng vì vậy phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để tổ chức tốt các HĐTN chính là thực hiện xã hội hóa giáo dục, tạo nên môi trƣờng giáo dục tốt nhất cho HS. Nhờ sự phối hợp mà nhà trƣờng sẽ bớt đi những hạn chế và khó khăn nhất định nhƣ thiếu điều kiện cho hoạt động, nguồn thông tin, còn gia đình và xã hội sẽ nắm đƣợc những nhu cầu hoạt động của HS để phối hợp thực hiện.

Một số HĐTN cũng cần đến chi phí cho hoạt động, lúc này cần sự hỗ trợ kinh phí từ phía phụ huynh, hoặc các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm. Đôi khi với nhiều địa phƣơng, nhận thức của ngƣời dân còn hạn chế và điều kiện kinh tế khó khăn thì việc huy động sự phối kết hợp của cha mẹ HS và các lực lƣợng trong xã hội sẽ gặp khó khăn.

Ngƣợc lại nếu địa phƣơng đại đa số ngƣời dân có điều kiện sống cao, điều kiện kinh tế địa phƣơng ở mức ổn định, ngƣời dân có hiểu biết đầy đủ về vai trò của HĐTN đối với HS thì việc huy động sức dân trong các hoạt động của nhà trƣờng sẽ diễn ra một cách thuận lợi. Chính vì vậy, ở bất kỳ địa phƣơng nào cũng đòi hỏi các nhà quản lý trƣờng học phải tìm tòi, thiết kế các hoạt động đơn giản, có chi phí thấp nhất hoặc không tốn chi phí thì sẽ nhận đƣợc đƣợc sự đồng thuận của cha mẹ HS.

Tiểu k t chƣơng 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý HĐTN, làm r các khái niệm công cụ nhƣ: quản lý, HĐTN, quản lý HĐTN cho

HS ở trƣờng TH. Trong đó, quản lý HĐTN cho HS là quá trình tác động của chủ thể quản lý nhà trƣờng đến tập thể GV, nhân viên, HS và các lực lƣợng giáo dục khác, để tiến hành tổ chức các HĐTN theo mục tiêu, nội dung, chƣơng trình qui định, bằng phƣơng thức, loại hình phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng, địa phƣơng để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục. Chủ thể quản lý nhà trƣờng đứng đầu là HT thực hiện quá trình tác động đó qua các nội dung quản lý với các công việc cụ thể để triển khai các hoạt động theo qui định của chƣơng trình giáo dục cấp học, nhằm hƣớng tới mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện nhân cách cho HS. Quản lý HĐTN cho HSTH chịu tác động của nhiều yếu tố nhƣ: năng lực của CBQL - GV - NV, đặc điểm tâm sinh lý của HS, điều kiện kinh tế xã hội địa phƣơng, của nhà trƣờng; nhận thức và sự tham gia của cha mẹ HS, cộng đồng... Đây là những luận cứ khoa học, là cơ sở để đánh giá thực trạng và xác lập các biện pháp quản lý HĐTN cho HS ở các trƣờng TH trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, Tỉnh Bình Định trong chƣơng 2 và 3.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHO HỌC SINH TRƢỜNG CÁC TIỂU HỌC HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. hái quát quá trình khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

- Đánh giá thực trạng tổ chức HĐTN cho HS ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định

- Đánh giá thực trạng quản lý HĐTN ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định

2.1.2. Đối tượng khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát 150 ngƣời, trong đó, gồm: 25 CBQL và 125 GV ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)